Rào cản áp dụng đối với các mặt hàng nông nghiệp

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 55 - 56)

Khác với công nghiệp, nông nghiệp là lĩnh vực mà các nước phát triển chưa muốn tự do hóa thương mại và thực hiện chính sách bảo hộ thông qua nhiều loại rào cản khác nhau.

Chính sách bảo hộ nông nghiệp chiếm vị trí hết sức quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế và là một trong nhữn g ưu t iên hàng đầu của EU. Hiện có tới 56% dân số và 91% điện tích đất của EU thuộc lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp, trong đó lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp là lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt. Ngành công nghiệp thực p hẩm và đồ uống chiếm vị thế hàng đầu, với sản lượng đạt trị giá khoảng 600 tỷ euro/năm, chiếm khoảng 15% tổng lượng sản xuất công nghiệp, sử dụng 2,6 triệu lao động, trong đó khoảng 30% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Lĩnh vực thực phẩm nông

nghiệp đạt 220 tỷ euro, cung cấp 7,5 triệu lao động hàng năm với trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng thực p hẩm và đồ uống đạt trị giá 50 tỷ euro/năm.

Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU được đánh giá ở mức cao nhất trên thế giới, dưới hình thức ban hành nhiều Luật, nhiều quyết định, thông tư, chỉ thị về quy đinh nhập khẩu, thực thi chính sách thị trường nông sản EU chung (CM P)[3]các biện pháp hạn chế nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, bảo hộ sở hữu t rí tuệ... bao trùm lên tất cả các lĩnh vực sản xuất, chế biến, vận chuyển, tiếp thị ...không chỉ chi phối các hoạt động bên trong lãnh thổ EU mà còn chi phối cả những hoạt động sản xuất, chế biến, vận chuyển tại các nước xuất khẩu.

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)