Xuất khẩu mặt hàng dệt may sang EU:

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 40 - 42)

Với vị trí thứ hai, sau Hoa Kỳ , EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truy ền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Từ nhiều năm qua, dệt may xuất khẩu sang thị trường này luôn chiếm hơn 60 % tổng kim ngạch của ngành hàng này. Trong những năm gần đây xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đều duy trì được mức tăng trưởng khá.

Biểu đồ 9: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may sang EU

Kim ng ạch xuất khẩu mặ t hàng dệt may sang EU

Tri ệu USD

882.5 12 45 14 32 1700 16 50 32 9 0 50 0 1000 1500 2000 2005 2006 20 07 2008 20 09 3 th áng 20 10

Giai đoạn 2005 – 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng từ 882.5 triệu USD năm 2005 lên đến 1700 triệu USD năm 2008, tương đươn g tăng 817.5 triệu USD ( 92.63% )

Theo các chuyên gia thương mại, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường có nhiều mức sống , nhiều mức thu nhập khác nhau và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam do vậy nhu cầu của thị trường EU giai đoạn này liên tục tăng.

Bên cạnh đó, hàng dệt may của Việt Nam không bị áp dụng hạn ngạch của EU nên việc xuất khẩu sang EU càng thuận lợi , tuy nhiên Việt Nam vẫn phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may Ấn Độ, Băng la dét, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và một số nước khác. M ặt khác, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường các nước thành viên WTO không phải chịu hạn ngạch sẽ tạo ra sự điều chỉnh lớn trong chiến lược và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.8

Năm 2008 việc EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc càng làm cho tính cạnh tranh giữa Việt Nam và các nước khác đặc biệt là Trung Quốc càng gay gắt bởi hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá.

Năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng khắp thế giới, EU là một trong các khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất do vậy trị giá sản lượng nhập khẩu trong giai đoạn này giảm, đạt 1650 triệu USD , giảm 2.94% so với 2008.

Tuy nhiên, việc mất giá của đồng đô la Mỹ so với đồng euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Giá cả hàng hoá tăng cao là một thuận lợi cho các doanh nghiệp nhưng đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam và các nước xuất khẩu sang thị trường EU.

Ngoài ra các rào cản thương mại cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau cuộc khủng hoảng các nước EU thực hiện chính sách

8

Bộ ngoại giao Việt Nam

bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất trong nước bằng cách là tăng cường các rào cản từ thương mại đối với các quốc gia xuất khẩu sang thị trường này.

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)