3 Những cơ hội của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 70 - 72)

b) Các loại rào cản “vô hình”:

2.4.3 Những cơ hội của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU

Thứ nhất, ngày 4/10/2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Jose M anuel Barroso chứng kiến việc ký tắt Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) tại Brussels, Bỉ. Theo Hiệp định này cũng tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, nông, lâm ngư nghiệp, quản lý và khắc phục hậu quả thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh; cho phép hai bên hợp tác hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực quốc gia đối phó với khủng hoảng hay ngăn chặn và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và hiệp định này cũng là bước để hai bên đi đến đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương. Hiệp định này có một bước ngoặt lớn nhằm thúc đẩy trao đổi kinh tế thươn g mại giữa hai bên, nhất là trong bối cảnh EU là một thị trường lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch trao đổi hai chiều năm 2009 đạt 11,5 tỷ Euro.13

Thứ hai, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường có nhiều mức sống , nhiều mức thu nhập khác nhau và nhu cầu hàng dệt may, đồ dùng nội thất cũng như

13

Việt Nam - EU ký hiệp định khung hợp tác toàn diện

nhu cầu về thực phẩm, hàng nông sản.. rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam do vậy cơ hội là nhu cầu của thị trường EU liên tục tăng.

Thứ ba là, Hiện nay người dân EU có cơ cấu dân số già và có xu hướng quan tâm đặc biệt đến sức khoẻ trước những căn bệnh hay gặp ở các quốc gia phát triển : béo phì, tiểu đường…ưa chuộng mặc hàng thoải mái, nhất là thị trường Pháp do đó xu hướng tiêu dùng người dân nhiều nước EU thường chỉ mua hàng tiêu dùng thời trang vào 2 vụ chính là đông, hè, thì nay họ đang dần chuyển sang mua nhiều lần hơn trong năm. Bởi vậy, các nhà nhập khẩu dần có xu hướng chuyển sang nhữn g nhà xuất khẩu qui mô nhỏ và vừa, linh hoạt thay cho những đơn đặt hàng rất lớn từ Trung Quốc với giá rất rẻ. Đây là một điểm có lợi cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Thứ tư là , hàng dệt may của Việt Nam không bị áp dụng hạn ngạch của EU nên việc xuất khẩu sang EU càng thuận lợi , tuy nhiên Việt Nam vẫn phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may Ấn Độ, Băng la dét, Thổ Nhĩ Kỳ , Indonesia và một số nước khác. Hơn thế nữa, đối với các mặt hàng khác, EU là thị trường tiêu thụ lớn cà phê và có nhiều công ty chế biến cà phê với các thương hiệu nổi tiếng khác nhau, họ thường nhập cà phê hạt từ các quốc gia trồng cà phê như Việt Nam, Braxin… Bên cạnh đó, EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, sản phẩm cá tra, cá basa rất được người dân Châu Âu ưa chuộng.

Về các sản phẩm gỗ, nông sản thì hiện nay xu hướng tiêu dùng chuyển sang các đồ nội thất, vì người Châu Âu rất quan tâm kiến trúc nội thất trong nhà, do đó đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc Trái Đất nóng lên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị hiếu của người Châu Âu, trái đất nón g lên khiến người ta có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có gắn nhiều đến thiên nhiên thể hiện sự mát mẻ, thân thiện với môi trường chẳng hạn như nhà dán gỗ, tường dán gỗ hay sàn gỗ. Nắm bắt được khuynh hướng tiêu dùng này cũng là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam.

Thứ sáu, khi người Châu Âu đối mặt với tỷ lệ các bệnh ung thư nhiều thì xu hướng ăn uống của họ có phần dịch chuyển sang chế độ ăn kiêng, cũng như học theo cách ăn uống , nếp sống sinh hoạt của người Châu Á, trong khi người Châu Á chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Hoa, Nhật Bản và Ấn Độ. Xu hướng ẩm thực của các nước này là dùng

nhiều rau trong khẩu phần ăn, và dùng nhiêù trái câu, do đó khi người ta lo sợ những căn bệnh và chuyển sang dùng nhiều rau xanh và trái cây thì điều này là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Châu Âu.

Thứ bảy, Việt Nam nằm trong top những quốc gia có lợi thế thu hút đầu tư cao, các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam để khai thác các tiềm năng này, sự p hát triển của Việt Nam và việc thu hút vốn nước ngoài nhiều cũng tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU. Vì là một thị trường truyền thống và khó tính, nên khi Việt Nam thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì cũng nâng cao tính cạnh tranh cũng như sự t in tưởng của các khách hàng Châu Âu đối với các doanh nghiệp Việt Nam, điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng ký được các hợp đồng lớn hơn.

Thứ t ám, việc mất giá của đồng đô la Mỹ so với đồng Euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Giá cả hàng hoá tăng cao là một thuận lợi cho các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp EU tăng cường các hoạt động mua hàng, nhập khẩu nên cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Thứ chín, mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất sang EU hiện đang được hưởng thuế SGP với mức thuế suất 0% ( một số mã chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi xuất khẩu vào thị trường EU.

Thứ mười, Vụ nổ giàn khoan năm 2010 dẫn đến tràn dầu ở Vịnh M exico khiến sản lượng tôm đánh bắt tại khu vực này giảm. Do đó, xuất khẩu thủy sản nước ta sẽ tăng tốc ở thị trường châu Mỹ (do được lợi nhờ sự cố tràn dầu). Bên cạnh đó cũng là cơ hội lớn của các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường EU vì nguồn nguyên liệu thủy hải sản từ Mỹ , M êhico giảm,14

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 70 - 72)