Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Mỹ . Trong những năm qua, các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, nhiều mặt hàng đã tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ sang EU triệu US D 456.4 502 6 33.6 7 30.15 700 198 0.0 2 00.0 4 00.0 6 00.0 8 00.0 200 5 2 006 2007 2 008 200 9 3 tháng 201 0
+ Các nhân tố tác động thuận lợi đến xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang EU
- Thị trường rộng lớn với 500 triệu dân đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước trên thế giới.
- Đặc điểm của người tiêu dùng EU là dân số già, có nhiều tiền bạc để chi tiêu, tình trạng ly hôn, độc thân gia tăng.
- M ặt hàng gỗ của Việt Nam xuất sang EU hiện đang được hưởng thuế SGP với mức thuế suất 0% (một số mã chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi xuất khẩu vào thị trường EU.
+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang EU
- EU là một thị trường khó tính với nhiều quy định về hàng hoá nhập khẩu nên dù đã có nhiều nỗ lực nhưng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng của doanh nghiệp gỗ Việt Nam vẫn chưa thực sự mạnh
- EU đang có xu hướng đòi hỏi sản phẩm thân thiện với môi trường; hàng chất lượng cao. Người tiêu dùng EU mong muốn các sản phẩm bán trên thị trường phải đảm bảo an toàn và nhà sản xuất phải thực hiện trách nhiệm xã hội.
- Vì thị trường tiêu dùng đa số là dân số già nên có yêu cầu cao về chất lượng cũng như sự t iện dụng của sản phẩm cao.
- EU đưa r a quy định về Plegt ( tiêu chuẩn khai báo nguồn gốc nguyên liệu ) yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải có giấy khai báo truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Số gỗ đó phải sử dụng được nguồn phát triển rừng trồng bền vững và không làm ảnh hưởng đến môi trường. Quy định này dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2012, tuy nhiên, hiện tại gỗ rừng trồng trong nước của VN chưa có cơ quan nào chứn g nhận để xác nhận nguồn gốc gỗ. Vì thế, các DN sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu gỗ vào EU. N goài ra, rừng VN chủ yếu là trồng keo và chàm, trong khi đó một số gỗ sồi cứn g mà thị trường EU có nhu cầu thì VN chưa đáp ứng được .