Các rào cản khi xuất khẩu sang thị trường EU:

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 49 - 50)

11

Theo tổng kết của WTO, Hoa Kỳ và EU là 2 nước và khu vực áp dụng các rào cản kỹ thuật nhiều nhất so với các nước khác trên thế giới, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2008, các nước đang phát triển trong đó EU là điển hình có xu hướng tăng cường áp dụng các rào cản thương mại nhằm bảo hộ thị trường và sản xuất trong nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo số liệu thống kê, tính đến đầu năm 2010, EU đang áp dụng 135 trường hợp thuế chống bán phá giá và 8 trường hợp thuế chống trợ cấp, đang tiến hành điều tra đối với 57 trường hợp khác.

Tùy theo các góc độ phân tích kinh tế khác nhau, rào cản kỹ thuật có thể được phân loại thành hai loại chính là rào cản quan thuế quan và rào cản phi quan thuế,

ngoài ra còn được phân loại theo rào cản “hữu hình”, rào cản “vô hình”, hoặc rào cản “cứng”, rào cản “mềm”, rào cản tại biên giới và rào cản bên trong lãnh thổ... riêng đối với EU, ngoài các rào cản được quy định chung, trên thực tế hàng hóa của các nước thứ ba khi nhập khảu vào EU còn gặp phải những rào cản riêng của các nước thành viên, của các ngành sản xuất, lĩnh vực kinh tế tư nhân, của các hệ thống kinh doanh bán lẻ ...

(1) Các loại rào cản quan thuế và phi quan thuế:

- Rào cản thuế quan (Tariff Barriers): thuế GSP (mức thuế suất và tiêu chí loại trừ), thuế tuyệt đối, thuế phụ thu, thuế VAT, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế môi trường...

- Rào cản phi thuế quan (Non-Tariff Barriers): SPS, TBT, hạn ngạch thuế quan, quy định về xuất xứ và truy xuất n guồn gốc, quy định về nhãn mác, quy định về bao bì đóng gói, tiêu chuẩn tiếp thị và hệ thống phân phối hàng hóa, tiêu chuẩn môi trường, biến đổi khí hậu, điều kiện về lao động, trách nhiệm xã hội, bảo hộ sở hữu t rí tuệ, quy định bảo vệ người tiêu dùng, thủ tục hải quan, các tiêu chí về biến đổi khí hậu, các quy định riêng của các tập đoàn, hệ thống bán lẻ, các chương trình hỗ trợ xuất khẩu, trợ giá, xúc tiến quảng cáo ...

11

(2) Các loại rào cản “cứng” và “mềm”:

- Các loại rào cản “cứng” là rào cản đã được quy định tại các văn bản pháp quy của EU và phù hợp với các định chế của WTO (luật hóa) – có lúc còn được gọi là rào cản theo chiều ngang;

- Các loại rào cản “mềm” là các loại rào cản được thể hiện tại các văn bản dưới Luật, các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, tiêu chuẩn của mỗi quốc gia thành viên EU, tiêu chuẩn riêng của các hệ thống phân phối, siêu thị...còn được gọi là rào cản theo chiều dọc.

(3) Rào cản tại biên giới và rào cản bên trong lãnh thổ

- Tại biên giới: thủ tục hải quan, các hệ thốn g kiểm tra chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực p hẩm khi làm thủ tục nhập khẩu, cấp phép, quy định đối với hàng tạm nhập, tái xuất, tiêu chuẩn kho ngoại quan, hệ thống cảnh báo...;

- Bên trong lãnh thổ: các quy định về bảo hộ người tiêu dùng, về vệ sinh an toàn thực p hẩm, về tiếp thị và hệ thống bán lẻ, về tiêu chí về phòng thí nghiệm, các nghiên cứu đánh giá rủi ro, nghiên cứu khoa học...

(4) Rào cản “vô hình”:

Là nhữn g rào cản nhằm làm tăng sức cạnh tranh hàng nội địa thông qua các gói trợ cấp, các chươn g trình quảng bá chất lượng sản phẩm EU có gắn với thân thiện môi trường, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nhất là hệ thống văn bản pháp quy của EU quy định hạn chế nhập khẩu vô cùng phức tạp và quá nhiều văn bản khác nhau...

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 49 - 50)