Xuất khẩu mặt hàng giày dép sang EU

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 42 - 47)

Hiện nay, EU đang là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ , đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu giày dép những năm gần đây của thị trường EU là rất lớn

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giầy dép s ang EU

tri ệu US D 1718.8 1 960 2 184 251 0 1 970 454 0 500 1 000 1 500 2 000 2 500 3 000 2005 2006 2 007 200 8 200 9 3 tháng 201 0

Biểu đồ 10: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giầy dép sang EU

Theo số liệu của cục thống kê hải quan, từ năm 2005 đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam liên tục gia tăng . Năm 2005 tổn g giá trị mặt hàng này đạt 1718.8 triệu USD , năm 2006 đạt1960 triệu USD tăng 241.1 triệu U SD tương đương 14.03% , năm 2007 đạt 2184 triệu USD tăng 224 triệu U SD so với năm 2006 , năm 2008 đạt 2510 triệu USD tăng 326 triệu USD so với năm 2007…

Tuy nhiên năm 2009, xuất khẩu sang EU giảm mạnh , chỉ đạt 1970 triệu USD giảm 540 triệu USD tương đươn g giảm 21.51% .

+ Các nhân tố tác động thuận lợi đến xuất khẩu giày dép sang EU:

- Hiện nay người dân EU ưa chuộng phong cách thời trang thoải mái, thể thao do cơ cấu dân số già và có xu hướng quan tâm đặc biệt đến sức khoẻ trước những căn bệnh hay gặp ở các quốc gia phát triển : béo phì, tiểu đường… Xu hướng này đang khiến tiêu dùng quần áo, giày dép, đồ dùng thể thao tại khu vực liên minh châu Âu tăng lên. Ngoài ra các loại bộ đồ thoải mái, dễ chịu cũng đang được ưa chuộng nhiều tại châu Âu, đặc biệt là tại Pháp.

- Theo phân tích của Bộ Công Thương, nếu trước đây, người dân nhiều nước EU thường chỉ mua hàng tiêu dùng thời trang vào 2 vụ chính là đông, hè, thì nay họ đang dần chuyển sang mua nhiều lần hơn trong năm. Bởi vậy, các nhà nhập khẩu dần có xu hướng chuyển sang những nhà xuất khẩu qui mô nhỏ và vừa, linh hoạt thay cho những đơn đặt hàng rất lớn từ T rung Quốc với giá rất rẻ. Đây là một điểm có lợi cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

- Chất lượng sản phẩm giày dép được sản xuất tại Việt Nam phù hợp và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong các nước EU thích mua nhữn g loại giầy dép có chất lượng, thời trang, có giá trị sử dụng lâu và phù hợp với phong cách cá nhân của họ..

- Thị trường EU với 500 triệu người đang là thị trường đầy tiềm năng cho Việt Nam.

- Năm 2009, Lefaso sẽ cùng Bộ Công thương tổ chức 4 chương trình hội chợ trong nước để quảng bá thương hiệu da giầy Việt Nam, tổ chức 20 đoàn khảo sát thị trường và kêu gọi đầu tư ở 2 vùng thị trường EU và Bắc M ỹ, mở rộng thị trường Đông Âu và Liên bang N ga để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành.

+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu giày dép sang EU:

- Khủng khoảng 2008 làm cho kinh tế các nước EU gặp khó khăn, tốc độ tăng GDP chậm, theo số liệu của Eurostat (Cơ quan thống kê của EU), GDP của cả khu vực đồng Euro và toàn khối EU trong quý III/2008 đều giảm 0,2%, tài chính công ty bất ổn không cho phép các doanh nghiệp EU kí hợp đồng nhập khẩu năm 2009, do vậy giá trị xuất sang EU trong năm này của Việt Nam giảm mạnh so với năm 2008. Thêm vào đó, đầu năm 2009 EU từ ngày 1-1-2009, giày, dép Việt Nam sẽ không được hưởng thuế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

- Ngày 22-12- 2009 Liên minh châu Âu đưa ra quy ết đỉnh về Việc gia hạn chống bán phá giá các sản phẩm giày mũ da của Việt Nam, theo đó, ngành da giày của Việt Nam sẽ phải gánh thêm một khoản thuế là 10% ít nhất trong 15 tháng làm cho tình hình xuất sang EU càng khó khăn hơn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.9

9

Tinkinhte.com http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/cong-nghiep/det-may-da-giay/nganh-d a-giay-truoc- viec-eu-gia-h an-thue-chong-b an-ph a-gia-s an-ph am-giay-mu-d a-viet-n am-het-thoi-gia-

- Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, mức thuế ưu đãi của EU dành cho Trung Quốc tăng, ảnh hưởng lớn đến thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường này hiện tại sản lượng giày dép Trung Quốc tiêu thụ tại thị trường EU r ất lớn với mẫu mã đa dạng, phong phú, giá rất cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu nhanh. Để tăng có thể tăng thị phần, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

- Năm 2009, khi mà tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng tăng thì triển vọng của thị trường giầy dép EU cũng trở nên rất "bấp bênh". Thu nh ập sau thuế của người tiêu dùng tại hầu hết các nước giảm khiến cho họ trở nên rất khó tính về giá cả hoặc thậm chí có người mang giầy cũ đi sửa để dùng tiếp. Người tiêu dùng chỉ sử dụng đồng tiền vào những mặt hàng thiết y ếu nhất và khi thật cần thiết. Đặc biệt là tại Bỉ và Pháp, họ chỉ mua sắm khi đúng vào mùa "sales".

- Đồng U SD mất giá so với bảng Anh làm cho hàng hoá xuất khẩu vào Anh ngày càng tăng giá làm mức cạnh tranh giữa Việt Nam và các quốc gia nhập khẩu sang EU này càng tăng.

- Các rào cản thương mại và phi thương mại của châu Âu đặt ra đối với các mặt hàng nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước cũng góp phần làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU

- Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU qua trung gian còn nhiều, do đó các doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội ít có cơ hội quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng ở các nước EU để bắt nắm xu hướng tiêu dùng, nhu cầu và nhữn g biến động của thị trường theo thời gian nhằm có chiến lược kinh doanh thích hợp.

- Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn bị động trong khâu thiết kế mẫu mã sãn phẩm, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay thụ động nhận đơn đặt hàng và các yêu cầu từ doanh nghiệp nước ngoài về nguồn nguyên liệu cũng như tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

2.2.2.2.3 Xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang EU

EU là thị trường xuất khẩu thuỷ hải sản lớn thứ 2 của Việt Nam , hàng thủy sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới 27 quốc gia EU, gồm các mặt hàng sản phẩm cá, tôm, mực, bạch tuộc 10… qua các năm, nhu cầu về thuỷ hải sản của EU tăng mạnh.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thuỷ hải sản sang EU

tri ệu US D 4 34.7 726 948.6 1200 1120 233 0.0 2 00.0 4 00.0 6 00.0 8 00.0 1000.0 1200.0 1400.0 200 5 2 006 2007 2008 2009 3 tháng 2010

Biểu đồ 11: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thuỷ hải sản sang EU

Theo số liệu của tổng cục thống kê, từ năm 2005 – 2008 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng.

Năm 2005, kim ngạch đạt 434.7 triệu USD, năm 2006 kim ngạch tăng lên 285.3 triệu USD đạt 720 triệu USD tăng 65.63% so với năm 2005.

Năm 2007 kim ngạch đạt 948.6 triệu USD tăng 228.6 triệu U SD ( 31.75% ) so với năm 2006

Năm 2008, kim ngạch ở mức cao nhất đạt 1200 triệu USD tăng 251.4 triệu USD ( 26.5% ) so với năm 2007.

Sang năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản sang EU giảm xuống 1120 triệu USD , giảm 80 triệu USD ( 6.67% ) so với 2008.

+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu thuỷ hả i sản sang EU

- Thị trường EU với 500 triệu người đang là thị trường đầy tiềm năng cho Việt Nam.

10

- Xu hướng tiêu dùng của người dân EU: thích dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức khoẻ do tính ưu việt của sản phẩm này là ngon, bổ dưỡng. Hàng năm nhu cầu sản phẩm thủy sản của EU đạt mức 26,3 kg/người.

- Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thực phẩm kích cỡ nhỏ, tiện dụng: Những thực phẩm tiện lợi, ăn liền như t hực p hẩm đóng gói, đóng hộp đang có xu hướng tiêu thụ tăng. Việc số hộ gia đình không có con ở châu Âu tăng lên cũng sẽ hình thành xu hướng chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm có kích cỡ nhỏ, vừa p hải

- Việt Nam là nước có năng suất và chất lượng cá cao, chi phí, giá thành thấp, cá xuất khẩu nước ta vì vậy có khả năng cạnh tranh hơn so với nhiều nước và dễ vượt qua các rào cản về vệ sinh an toàn thực p hẩm của EU.

- M ối quan hệ hợp tác giữa 2 nước việt Nam và EU phát triển tốt từ năm 1995 đến nay, EU là thị trường một trong những thị trường truyền thống chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

- Chất lượng hàng thuỷ sản của Việt Nam không ngừng được nâng cao, họat độn g đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP- là loại giấy chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU) luôn được cải tiến. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thuỷ sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực p hẩm và được EU chấp nhận.

+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu thuỷ hả i sản sang EU:

- EU là thị trường có qui định khắc khe về chất lượng , sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực p hẩm. Nhiều rào cản thươn g mại được áp dụng cho mặc hàng nhập khẩu thuỷ hải sản trên toàn bộ lãnh thổ Châu Âu, thậm chí Pháp và Ý có thể vẫn bị từ chối mặc dù đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện của EU.

- Đồng U SD mất giá so với bảng Anh làm cho hàng hoá xuất khẩu vào Anh n gày càng tăng giá làm mức cạnh tranh giữa Việt Nam và các quốc gia nhập khẩu sang EU này càng tăng

- Các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, nhữn g mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt nhữn g ưu đ ãi về thu ế mà Hiệp định khung đem lại.

- Các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định.

- Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chủ yếu qua trung gian, chưa thiết lập được hệ thống phân phối trên thị trường EU

- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 làm tăng trưởng kinh tế của EU gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế các nước phục hồi chậm, tác động tiêu cực đến tình hình nhập khẩu thủy sản khu vực.

- Công nghệ chế biến thuỷ sản của Việt Nam dù đã được chú ý đầu tư, nâng cấp, song vẫn lạc hậu đã ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng thị phần trên thị trường EU.

- Ủy ban châu Âu (EC) cũng đẩy mạnh việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm vào nhóm hàng thuỷ sản, nông sản, mật ong, kiểm tra xuất sứ hàng Việt Nam, điều tra gian lận thương mại... Đây cũng là một trong những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam bởi họ vừa phải tìm cách tăng cường xâm nhập thị trường và vừa phải tính ở mức độ để không phải là đối tượng của các biện pháp bảo hộ.

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)