Những thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 72 - 77)

b) Các loại rào cản “vô hình”:

2.4.4 Những thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU

Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến sự bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, giá năng lượng và nhiều mặt hàng thiết yếu leo thang và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế M ỹ vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế EU. Hiện nay chỉ tính riêng

14

Chiến lược xuất khẩu thủy sản, Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp,

hàng xuất khẩu của năm 2007 sang các thị trường này còn tồn đọng tới 30% lượng hàng vì thế các hợp đồng của năm 2008 không thể triển khai. Tuy năm 2010 có nhiều khả quan hơn tuy nhiên những thách thức vẫn còn phía trước khi Châu Âu gặp khó khăn vì đồng Euro mạnh, tình trạng các nền kinh tế lớn tại EU các tháng đầu năm 2010 tăng trưởng trung bình chưa tới 1%, Látvia hay Tây Ban Nha, khủng hoảng trầm trọng vẫn tiếp diễn. Látvia tăng trưởng ở số âm 4%, Tây Ban Nha âm khoảng 1% trong khi 20% người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp leo thang và đạt xấp xỉ 10%. 15

Thứ hai, sau cuộc khủng hoảng các nước EU thực hiện chính sách bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất trong nước bằng cách là tăng cường các rào cản từ thương mại đối với các quốc gia xuất khẩu sang thị trường này. Chẳng hạn như 12- 2009 Liên minh châu Âu đưa ra quyết đỉnh về Việc gia hạn chống bán phá giá các sản phẩm giày mũ da của Việt Nam, theo đó, ngành da giày của Việt Nam sẽ phải gánh thêm một khoản thuế là 10% ít nhất trong 15 tháng làm cho tình hình xuất sang EU càng khó khăn hơn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.16

Thứ ba, từ năm 2008 , EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc càng làm cho tính cạnh tranh giữa Việt Nam và các nước khác đặc biệt là Trung Quốc càng gay gắt bởi hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được n guyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá. Điều này là một thách thức lớn đối với ngành dệt may Việt Nam vì Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh rất lớn của Việt Nam tại thị trường EU.

Thứ tư, chính sách bảo vệ môi trường biển. Chỉ thị số 2008/56/EC ngày 17/6/2008 về quản lý đánh bắt cá bằng các thiết bị thân thiện với môi trường, theo đó hạn chế số lượng đánh bắt cá, để giảm tác động lớn hơn đến môi trường biển, bảo vệ các các loài thủy sản, do việc đánh cá hủy diệt gây ra, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển. Bên cạnh đó, Eu còn yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải xuất khẩu thủy sản theo tiêu chuẩn HACCP- là loại giấy chứn g nhận được phép xuất kh ẩu thủy sản vào EU.

15

Nguồn báo xã hội luận bàn

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=a rticle&sid=159669#ixzz14kafAWgt 16

Tinkinhte.com http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/cong-nghiep/det-may-da-giay/nganh-d a-giay-truoc- viec-eu-gia-h an-thue-chong-b an-ph a-gia-s an-ph am-giay-mu-d a-viet-n am-het-thoi-gia-

Trong khi đó tiêu chuẩn này luôn được cải tiến. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thuỷ sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được EU chấp nhận.

Thứ năm ,bên cạnh với HACCP, Chính sách mới của EU, chính sách (IUU) có hiệu lực thực hiện từ 1/1/2010, về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Tiếp theo sau đó, ngày 25/8/2010, Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance) đã thông báo về việc hoàn thành quy định về thực tiễn tốt (Best Aquaculture Practice - BAP) đối với thuỷ sản làm tiêu chuẩn cho việc chứng nhận các trại nuôi cá tra, cá basa, điều này rất ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Việt Nam vì cá basa là mặt hàng chủ chốt của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang EU.

Thứ sáu, trong năm 2008, hàng thực p hẩm của Việt Nam đã 51 lần bị đưa v ào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực p hẩm và thức ăn gia súc của EU (RA SFF) tăng hơn so với năm 2007 (42 lần). Trong đó, có 31 lần đối với hàng thủy sản (năm 2007 là 22) và 20 lần đối với nông sản, thực phẩm. Tuy có nhiều tiềm năng và cơ hộ nhưng ngành nông lâm thủy sản và thực phẩm lại phải gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang EU bởi vì thị trường này luôn đưa ra các luật, chính sách nhằm hạn chế việc xuất khẩu từ các thị trường và khuyến khích tiêu dùng trong khối.

Thứ bảy, EU liên tục đưa ra các gói cứu t rợ và các sản phẩm trong nhằm đảm bảo khuyến khích người dân trong công đồng dùng hàng trong cộng động bởi vì hiện nay EU vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do sau khủng hoảng toàn cầu. Bên cạnh đó các quốc gia nhanh chóng vực dậy cũng phải đưa ra các gói tài chính nhằm cứu các nước khác trong khối , giảm thiếu nạn thất nghiệp do đó xu hướng tiêu dùng của người Châu Âu là dùng hàng trong cộng đồng.

Thứ t ám, Bên cạnh đó, việc chênh lệch quá nhiều trong cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam và EU cũng là một rào cản cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay bởi vì Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang EU, trong khi sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam từ EU lại khôn g nhiều bằng, do đó điều này làm chênh lệch cán cân hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước khiến cho EU luôn đưa ra các chính sách hạn ngạch nhập khẩu hoặc các rào cản thương mại luật định và phi luật định khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ chín, EU đưa ra quy định về PLEGT( tiêu chuẩn khai báo nguồn gốc nguyên liệu ) yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải có giấy khai báo truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp. Số gỗ đó phải sử dụng được nguồn phát triển rừng trồng bền vững và không làm ảnh hưởng đến môi trường. hiện tại gỗ rừng trồng trong nước của VN chưa có cơ quan nào chứng nhận để xác nhận nguồn gốc gỗ. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam. Bởi vì gỗ ở Việt Nam thì nhiều, nhưng tìm ra gỗ có chứng chỉ PLEGT đáp ứng nhu cầu thì rất là khó, và khi có được rừn g sạch, thì tìm cơ quan để cấp chứng chỉ lại khó hơn và làm cho việc đưa hàng đến khách hàng chậm trễ hơn, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Thứ mười, EU ban hành REACH để đảm bảo một mức độ cao về bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống lại các rủi ro tiềm ẩn gây ra bởi hóa chất, Tác động đối với Việt nam, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phải tuân thủ những quy định khắt khe về chế độ khai báo, thủ tục đăng ký, được các cơ quan chức năng của EU đánh giá tác động đến sức khỏe, môi trường (thử nghiệm trên động vật) và việc cấp phép nhập khẩu vì vậy có nhiều tiềm ẩn, rủi ro... , ngoài ra làm tăng thêm chi phí (REACHquy định việc thu phí và lệ phí đối với việc đăng ký, đánh giá rủi ro, cấp phép cả trong và ngoài nước), phải đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ phù hợp với tiêu chuẩn (thường là hướng về công nghệ do EU sản xuất) và cuối cùng sức cạnh tranh về giá giảm sút, khó thâm nhập thị trường.

Thứ mười một, về việc nhập khẩu xe đạp, Thuế Anti-dumping( thuế chống bán phá giá), do xe đạp có nguồn gốc từ Việt Nam đap bị áp mức thuế chống bán giá từ 15,8 – 34,5%, nên đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu xe đạp tại Việt Nam, hiện thì mặt hàng xe đạp xuất khẩu rất nhiều do thuế trên. Bên cạnh đó, tháng 7/2006, EU quy định tiêu chuẩn CEN đối với xe đạp và phụ tùng xe đạp nhằm mục đích bảo vệ sức khỏ người tiêu dùng, theo đó các tiêu chuẩn kỹ thuật p hải phù hợp với Chỉ thị về an toàn sản phẩm số 2001/95/EC mới đủ điều kiện nhập khẩu và phân phối tại EU.

Thứ mười hai, về các mặt hàng có liên quan đến nông sản, thực p hầm. Tổng vụ về sức khỏe và người tiêu dùng (DG SANCO) của Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất EU thông qua quy định về thông tin cho người tiêu dùng đối với hàng thực p hẩm. Quy định về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực p hẩm (SP S)/TBT từ cơ sở chế biến đến tay người tiêu

dùng. Các cơ sở chế biến của nước xuất khẩu phải được EU k iểm tra và công nhận theo nguyên tắc HACCP. Quy định về cơ sở chế biến thực p hẩm và thức ăn chăn nuôi tốt (GM Food and Feed). Bên cạnh đó, quy định về kiểm soát về dư lượng kháng sinh, chất gây bệnh, chất p hụ gia trong thuốc thú y và thức ăn gia súc tại nước xuất khẩu và tại EU, thực hiện chươn g trình nhà máy chế biến thực p hẩm và thức ăn chăn nuôi tốt (GM Food and Feed)..

Hơn thế nữa, EU còn quy định về kiểm tra thú y và sản phẩm động vật tại cửa khẩu nhập khẩu. Động vật sống và sản phẩm thịt chế biến có xuất xứ ch ỉ được nhập khẩu vào EU sau khi đã được kiểm tra tại cửa khẩu - BIP (Veterinary Border Inspection Ports). Những quy định khắc khe rang buộc này làm các doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.

Tuy nhiên “ không có việc gì khó, chỉ sợ long không bền”, thị trường khó tính đến thế nào thì cũng có cách để xâm nhập và phát triển hơn nữa, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi “tấn công” thị trường này. Sau đây là một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam và về phía Nhà Nước.

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG EU

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)