b) Các loại rào cản “vô hình”:
3.1.3 Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực và hoá các mặt hảng xuất khẩu
3.1 Về phía doanh nghiệp:
3.1.1 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào k ênh phân phối trên thị trường EU. trên thị trường EU.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu thông qua trung gian, hệ thống phân phối tại thị trường này còn yếu. Do vậy, đế nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các Doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sang EU hoặc thông qua hình thức liên doanh với các doanh nghiệp tại thị trường này để có thể chủ động trong việc tìm đối tác cũng như tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu. M uốn vậy các doanh nghiệp cần cũng phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả…
3.1.2 Tăng cường khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của liên minh châu Âu. châu Âu.
Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (SM EDF) một p hần trong “Chương trình trợ giúp kỹ thuật của châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội được tài trợ của SM EDF để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời nhận được cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật.17
3.1.3 Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực và hoá các mặt hảng xuất k hẩu sang EU: sang EU:
Nhằm khai thác một cách triệt để thế mạnh của từng mặt hàng nâng cao kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận của công ty, bên cạnh đó, đa dạng hoá các mặt hàng để phân tán rủi ro có thể gặp phải khi xuất khẩu.
17
Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu vẫn tăng 9,4%, Sở công thương Bắc Gianghttp://www.bacgiangintrade.gov.vn/so-cong-thuong-Bac-
Giang.gplist.199.gpopen.1781.gpside.1.gpnewtitle.xuat-khau-cua-viet-n am-sang-chau -au-v an-tang-9-4- x25.asmx
Đối với dệt may và giày da : do đặc thù về sản xuất và xuất khẩu của hai mặt hàng này các doanh nghiệp cần:
Thứ nhất, tìm nguồn cung nguyên phụ liệu ổn định cho ngành dệt may và da giày để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của hai ngành này.
Thứ hai, tăng cường tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh khai thác nhữn g thị trường ngách, thị trường nhỏ nhưng chấp nhận mức giá cao và ưa thích các sản phẩm đặc thù tại thị trường EU.
Thứ ba, tăng cường đầu tư cho việc n ghiên cứu m ẫu, mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang. Nhà sản xuất phải thể hiện được phong cách riêng với khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, phương thức kinh doanh.18
Đối với mặt hàng thuỷ hải sản:
Thứ nhất, nâng cao sức cạnh tranh về mặt chất lương của mặt hàng thuỷ sản . Để nâng cao sức cạnh tranh chất lượng hàng thủy sản cần:
Đầu tiên, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực p hẩm đối với sản phẩm thuỷ sản nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn EU đề ra.
Tiếp theo đó, đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp phải ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật nuôi trồng, về giống, hướng dẫn ngư dân về kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch.
Và cuối cùng, đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến, đồng bộ là rất cần thiết góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam.
Thứ hai, tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài. Để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm các doanh nghiệp trong nước cần liên kết với nhau nhằm giải
18
VƯỢT QUA RÀO CẢN SPS ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên
quyết đầu vào - đầu ra về nguyên liệu, đáp ứng đòi hỏi quốc tế chính là vấn đề cấp bách hiện nay để ngành thủy sản tồn tại và phát triển bền vững
Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài từ đó hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, tạo cho các doanh nghiệp này có thế mạnh về vốn đầu tư, công nghệ cho phép các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường cũng như góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản..
Đối với mặt hảng gỗ và các sản phẩm của gỗ:
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, tạo năng lực mới cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu; tăng cường thu hút FDI. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu.
Thứ hai, các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cần liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, gỗ xuất khẩu, trong đó, mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên môn hoá một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm…
Thứ ba, các doanh nghiệp cần quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, xúc tiến việc xin cấp chứng chỉ rừng: Tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu lâm sản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất p hục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để khẩn trương đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Thứ t ư, Trong chiến lược sản phẩm, cần hướng tới phát triển các sản phẩm nội thất (indoor), đồng thời tăng tỉ lệ hàng cao cấp trong cơ cấu các mặt hàng gỗ nội thất vì làm hàng cao cấp có lãi suất cao và phát triển gỗ mỹ nghệ xuất khẩu để tận dụng được lợi thế cạnh tranh của ta là tay nghề khéo léo của công nhân.