Là khu vực có kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, nên EU chủ trươn g tự do hóa thương mại lĩnh vực này, thể hiện rõ ở việc cam kết của EU trong khuôn khổ WTO về thuế suất thuế nhập khẩu ở mức thấp và các cam kết mở cửa thị trường đối với các sản phẩm công nghiệp.
Trên thực tế, để hạn chế hàng nhập khẩu cùng loại của các nước khác, tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng công nghiệp, EU áp dụng các loại rào cản “cứng” là:
- Thuế và chính sách thuế GSP: bên cạnh chính sách thuế GSP, EU sử dụng các loại thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (AS), thuế gian lận, thuế môi trường... - Các tiêu chuẩn theo Hiệp định TBT/WTO, các tiêu chuẩn ngành, yêu cầu hợp chuẩn kỹ thuật...
- Bảo hộ sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, thương hiệu, bằng phát minh, sáng chế...); - Các yêu cầu về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu,
- Trách nhiệm xã hội, điều kiện lao động; - Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng ... - Thủ tục hải quan.
M ột số rào cản cụ thể đối với mặt hàng công nghiệp:
+ REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals) \
Quy ết định của EU số 1907/2006, có hiệu lực từ ngày 1/6/2007, là Quy chế về đăng ký, đánh giá, cấp phép, và quy định hạn chế và không sử dụng một số loại hóa chất độc hại trong sản xuất. Các văn bản pháp quy sửa đổi bổ sung các năm 2008, 2009 và 2010 theo các văn bản 987/2008, 134/2009, 552/2009, 276/2010, 2010/226/EU và nhiều văn bản khác quy định đối với các loại hóa chất, sản phẩm hóa chất khác nhau.
M ục tiêu chính của REACH là để đảm bảo một mức độ cao về bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống lại các rủi ro tiềm ẩn gây ra bởi hóa chất, thúc đẩy phương pháp thử nghiệm thay thế, sự lưu t hông tự do của các chất trên thị trường EU và tăng cường khả năng cạnh tranh và đổi mới.
Phạm vi áp dụng: các loại hóa chất và sản phẩm hóa chất (một số loại hóa chất
đặc biệt: phân bón, chất tẩy, chất nổ, pháo hoa, chất tiền ma túy, các hợp chất khác …), chất nano, hoặc các hóa chất dùng để sản xuất ra sản phẩm dân dụng…
Tác động đối với Việt nam: các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phải tuân thủ
những quy định khắt khe về chế độ khai báo, thủ tục đăng ký, được các cơ quan chức năng của EU đánh giá tác động đến sức khỏe, môi trường (thử nghiệm trên động vật) và việc cấp phép nhập khẩu vì vậy có nhiều tiềm ẩn, rủi ro... , ngoài ra làm tăng thêm chi phí
(REACHquy định việc thu phí và lệ phí đối với việc đăng ký, đánh giá rủi ro, cấp phép cả trong và ngoài nước), phải đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ phù hợp với tiêu chuẩn (thường là hướng về công nghệ do EU sản xuất) và cuối cùng sức cạnh tranh về giá giảm sút, khó thâm nhập thị trường.
+ RoHS / WEEE
(i) RoHS (Restriction of the use of certain Hazardous Substances):
Quy ết định số 2002/95/EC, có hiệu lực kể từ 1/7/2006, quy định các thiết bị điện, điện tử lưu t hông trên thị trường không được chứa b ất kỳ một trong các hóa chất bị cấm sử dụng: chì, thủy ngân, cadmium, hexavalent chromium, poly-brom biphenyl (PBB) hoặc ete diphenyl polybrom hóa (PBDE)… cũng như khuyến khích việc thu hồi và tái chế những sản phẩm này. Quy ết định này được sửa đổi bằng Chỉ thị số 2008/35/EC. (ii) WEEE (Waste Electrical and Electronic Equipment):
Chỉ thị số 2002/96/EC, quy định về rác thải (thu hồi và tái chế) đối với rác thải điện tử và thiết bị điện tử được sửa đổi tại Chỉ thị số 2008/34/EC.
RoHS và WEEE là những văn b ản pháp quy của EU, son g trên thực tế đây chỉ là những văn bản mang tính định hướng cho các văn bản pháp quy của từng quốc gia thành viên, do vậy khi xuất khẩu những mặt hàng thuộc nhóm này, các doanh nghiệp (nhà sản xuất và xuất khẩu) vừa phải đáp ứng theo quy định của EU vừa phải đáp ứng các tiêu chuẩn của từng nước thành viên (những quy định của các nước thành viên có thể có những sự khác biệt).
+ FLEGT(Forest Law Enforcement, Governance and Trade)
Quy định số 2173/2005 ngày 20/12/2005, quy định hệ thống cấp giấp phép nhập khẩu đối với gỗ, sản phẩm gỗ hoặc sản phẩm có thành phần gỗ nhập khẩu vào EU nhằm quản lý việc khai thác gỗ bất hợp pháp, ngăn chặn việc chặt, p há rừng bất hợp pháp, phá hủy môi trường thiên nhiên.
Đây là một trong những quy định nhằm hạn chế nhập khẩu sản phẩm có sử dụng gỗ bất hợp pháp nhằm bảo vệ thiên nhiên, môi trường và biến đổi khí hậu. EU khuyến khích các nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào EU ký Hiệp định nhằm quản lý và tổ
chức thực hiện mục đích này và quy định các nước thành viên, các tập đoàn kinh doanh bán buôn, bán lẻ tham gia vào chương trình này.
+ Chính sách đầu tư (Comprehensive Investment Policy)
Lĩnh vực đầu tư FDI, hiện nay văn bản pháp quy của EU chưa thống nhất về lĩnh vực này, từng nước thành viên áp dụng theo quy định riêng. Hiện EU đang soạn thảo các văn bản pháp quy về FDI chung. Rất nhiều vấn đề có liên quan đến FDI hiện nay đang được đặt ra và tìm cách tháo gỡ, trong đó chủ yếu vẫn là FDI giữa các nước thành viên EU và FDI giữa 1 nước thành viên EU với nước thứ ba...
Việc đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào EU để sản xuất, chế tác, phân phối hàng trong tương lai là một trong những hướng cần được quan tâm nhằm tăng khả năng tiếp cận thị trường và tăng hàm lượng giá trị gia tăng sản phẩm, nhất là trong lĩnh vực tái chế, chế biến, gia công để phân phối hàng tại EU. Lĩnh vực hệ thống bán buôn, bán lẻ được EU quản lý tương đối chặt thong qua hệ thống văn bản pháp quy, thông tư hướng dẫn và cấp phép rất phức tạp và khó khăn.
+ Luật hải quan mới
Quy định số 450/2008 về hiện đại hóa hải quan, một số điều khoản có hiệu lực thực hiện kể từ 24/6/2009 và một số điều khoản khác sẽ có hiệu lực thực hiện từ 24/6/2013, theo hướng tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, hàng nhập khẩu phải khai báo trước nhằm chống gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả và chống khủng bố, thực hiện việc khai báo bằng điện tử và nối mạng giữa hải quan các nước thành viên.
+ Biến đổi khí hậu, môi trường:
Chính sách thương mại mới của EU là gắn thương mại với các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động nhà kính và khí thải. Nếu các nước đang phát triển thông qua và thực hiện các hiệp định quốc tế về môi trường có thể sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi phổ cập (GSP). EU chủ trương đẩy mạnh thương mại hàng hóa và dịch vụ gắn liền với môi trường, như các sản phẩm sử dụng năng lươn g tái tạo, quản lý rác thải và nguồn nước… cũng như khuy ến khích phát triển công nghệ mới tron g lĩnh vực này.
+ Chính sách mới về các hiệp định thương mại (FTA)
Chủ trương của EU là sẽ đàm phán đưa vấn đề môi trường và phát triển bền vững vào nội dung của các hiệp định ký với các đối tác. Các nhà hoạch định chính sách thương mại và các nhà đàm phán hiệp định thương mại của EU sẽ phối hợp chặt chẽ trong vấn đề này.
Một số rào đối với một số mặt hàng công nghiệp
(i) Mặt hàng xe đạp:
M ặt hàng này hiện đang bị tác động bởi các loại rào cản: thuế và chính sách thuế (GSP), thuế chống bán phá giá (Anti-dumping), thuế VAT, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về nhãn mác và an toàn sức khỏe đối với người tiêu dùng …
Thuế GSP hiện hành (áp dụng đến cuối năm 2011) đối với xe đạp, có 123 nước được hưởng mức thuế ưu đãi 0% và 30 nước (trong đó có Việt Nam) hưởng mức thuế 10,5% , xe đạp điện là 2,5% và phụ tùng 1,2%. EU không áp dụng chính sách hoàn thuế xuất khẩu đối với trường hợp nhập khẩu phụ tùng từ nước thứ 3 để sản xuất xe đạp tại EU sau đó xuất khẩu sang nước khác.
Thuế VAT, có 5 nước thành viên EU áp dụng giảm thuế VAT đối với lĩnh vực lắp ráp, sửa chữa xe đạp. M ột số nước (Bỉ, Hà Lan, Anh ...) đang áp dụng chính sách miễn thuế nhằm giảm khí thải Co2 đối với những cán bộ đăng ký và đi xe đạp đến công sở làm việc. M ột số Tập đoàn lớn đang đề nghị EU xem xét về thuế đối với vận tải, môi trường và năng lượng.
Thuế Anti-dumping, do xe đạp có nguồn gốc từ Việt Nam đap bị áp mức thuế chống bán giá từ 15,8 – 34,5%, nên lượng xe đạp Việt Nam nhập khẩu vào EU giảm sút mạnh, Việt Nam hiện không còn nằm trong số 10 nước xuất khẩu xe đạp lớn nhất vào EU[2].
Tháng 7/2006, EU quy định tiêu chuẩn CEN đối với xe đạp và phụ tùng xe đạp nhằm mục đích bảo vệ sức khỏ người tiêu dùng, theo đó các tiêu chuẩn kỹ thuật phải phù hợp với Chỉ thị về an toàn sản phẩm số 2001/95/EC mới đủ điều kiện nhập khẩu và phân phối tại EU. Đối với tiêu chuẩn về độ an toàn đối với xe đạp dành cho trẻ em đang được soạn thảo. Các tiêu chuẩn này được áp dụng chung cho 27 nước thành viên EU, tuy nhiên
không có văn bản pháp quy quy định bắt buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn này, do vậy một số nước thành viên tùy ý lựa chọn tiêu chuẩn CEN hoặc tiêu chuẩn riêng của mình.
Tiêu chuẩn mới EN 15194 có hiệu lực kể từ năm 2009 đối với xe đạp chạy bằng ắc quy, theo đó quy định về tiêu chuẩn ắc quy và các quy định RoHS/WEEE đã nêu ở trên.
(ii) Nhóm hàng giấy dép, dệt- may mặc
Nhóm hàng này thường bị hạn chế nhập khẩu bằng các loại rào cản kỹ thuật về thuế (trong đó chủ yếu là thuế chống bán phá giá), nhãn EC, quy định về nhãn mác, quy định về RoHS / WEEE và REACH, quy định về xuất xứ …
o Giầy dép: Kể từ 2006, giày mũ da Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá, và mới đây tiếp tục bị gia hạn áp dụng với mức thuế suất nhập khẩu là10%. Việc áp thuế này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp giày da Việt Nam và lượng hàng giầy cao cấp của Việt Nam xuất khẩu sang EU. N goài ra, còn có quy định bắt buộc về cách thức ghi nhãn mác đối với các nguyên phụ liệu chính của giầy. Kết quả là cũng như nhóm hàng xe đạp, Việt Nam bị loại ra khỏi nhóm 10 nước xuất khẩu lớn nhất vào EU. o Nhóm hàng dệt – may mặc, bắt buộc phải có chứng chỉ sạch và thân thiện môi trường. (iii) Một số nhóm hàng khác (Xem phụ lục 1 đính kèm)