Các loại rào cản “hữu hình” đang được EU áp dụng gồm:

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 56 - 58)

- Thuế và chính sách thuế: Các điều kiện để loại trừ hoặc cho phép được hưởng thuế ưu đãi (GSP); áp dụng các mức thuế suất nhập khẩu khác nhau (thuế MFN, thuế tuyệt đối, thuế phụ thu, VAT...);

- Hoàn thuế VAT sau khi xuất kh ẩu (đối với một số lĩnh vực sản phẩm theo quy định, sẽ được bồi hoàn số thuế VAT và thực hiện theo tùy nước và các mức khác nhau);

- Áp đặt bảng giá giá tối thiểu theo mùa vụ để tính thuế nhập khẩu ...; - Quy định về hạn ngạch nhập khẩu: hạn ngạch thuế quan[4],

- Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu;

- Áp dụng các loại rào cản kỹ thuật: SPS/TBT, Luật thực p hẩm, Luật về chất lượng sản phẩm, giám sát và kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật bảo hộ sức khỏe người tiêu dùng, kiểm tra chất độc hại và dư lượng kháng sinh;

- Quy định về nhãn mác;

- Quy định về bảo hộ các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu của EU, xuất xứ và chỉ dẫn địa lý;

- Quy định bao bì đóng gói;

- Quy định về thực phẩm biến đổi gien, thực phẩm mới, thực phẩm chức năng; - Tiêu chuẩn về môi trường sinh thái, và điều kiện lao động …

Ví dụ như EU soạn thảo quy định về ghi tên nước xuất xứ trên hàng nông sản - thực phẩm

1.Quy định về thông tin đối với hàng thực phẩm:

Tổng vụ về sức khỏe và người tiêu dùng (DG SANCO) của Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất EU thông qua quy định về thông tin cho người tiêu dùng đối với hàng thực phẩm. Trong đề xuất này, việc ghi tên nước xuất xứ của hàng hóa chỉ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, với lý do việc thiếu tên nước xuất xứ có thể làm người tiêu dùng hiểu sai về sản phẩm (Điều 9 (i) trong nguyên bản tiếng Anh communication Apqp kèm theo).

Tuy nhiên, tại Nghị viện châu Âu (đặc biệt là Ủy ban về Nông nghiệp và Ủy ban về An toàn sức khỏe và thực p hẩm) nhiều nghị sỹ muốn việc ghi tên nước xuất xứ của hàng hóa sẽ là bắt buộc. Trong khuôn khổ Hội đồng châu Âu, một số nước thành viên EU cũng gây sức ép để bắt buộc phải ghi tên nước xuất xứ.

Dự kiến, Ủy ban về An toàn sức khỏe và thực p hẩm của N ghị viện sẽ bỏ phiếu về đề xuất này vào khoảng giữa tháng 3 năm 2010 và việc bỏ phiếu tại Phiên toàn thể của Nghị viện có thể sẽ được tiến hành vào khoảng tháng 5 - tháng 6 năm 2010.

Chính sách chất lượng nông sản:

Tổng vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn của EC (DG AGRI) đang trong quá trình xây dựng chính sách chất lượng nông sản, trong đó đang thực hiện đánh giá tác động của việc xây dựng các tiêu chuẩn tiếp thị, mà nhiều khả năng sẽ bao gồm cả "n ơi nuôi trồng" (“Place of Farming”) - một thuật ngữ khác của tên nước xuất xứ (xem trang 7-9 nguyên bản tiếng Anh tài liệu Food information proposal kèm theo).

Trong vấn đề này, một số n ghị sỹ và một số nước thành viên EU cũng muốn "nơi nuôi trồng" là bắt buộc.

EC dự kiến sẽ kết thúc việc đánh giá tác động này vào khoảng tháng 7/2010 và đưa ra kiến nghị vào cuối năm 2010.

M ột số nhà sản xuất hàng thực p hẩm EU không đồng tìnhvới dự định này vì cho rằng việc bắt buộc phải ghi tên nước xuất xứ trên nông sản - thực p hẩm sẽ tạo điều kiện

cho người tiêu dùng EU có thể chỉ chọn mua sản phẩm được nuôi trồng tại EU hoặc có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử đối với nông sản thực p hẩm từ một số quốc gia nhất định, không phải bằng quy định pháp lý mà trong thực tế. Nhiều nhà sản xuất thực p hẩm EU muốn thực phẩm do họ sản xuất ra được người tiêu dùng đánh giá bằng chất lượng và thương hiệu của họ chứ không đánh giá bằng nguồn nguyên vật liệu được dùng để sản xuất ra thực p hẩm.

Đối với nhữn g nước xuất khẩu nông sản, thực p hẩm có mức độ chế biến chưa cao như Việt Nam, quy định bắt buộc ghi tên nước xuất xứ đối với nôn g sản - thực p hẩm nếu được EU thông qua có thể sẽ gây những khó khăn nhất định.

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường eu (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)