Liên minh châu Âu ( EU) là khối kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ trong nhiều thập kỉ qua. Tuy nhiên hiện nay nền kinh tế EU đang có những biến động bất thường và có khả năng tụt dốc trước nguy cơ khủng hoảng và lạm phát trong nước n gày càng tăng cao.
+ Năm 2008:
Sự bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, giá năng lượng và nhiều mặt hàng thiết yếu leo thang và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế M ỹ vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế EU, tuy mức độ ảnh hưởng đã có xu hướng giảm dần.
Đến tháng 5/2008, lạm phát tại EU đã tới 3,9%, riêng khu vực Euro là 3,7%. Tỉ lệ này cùng kỳ năm ngoái là 2,1% và 1,9%. Riêng trong tháng 6/2008, lạm phát của 15 nước khu vực đồng Euro (bao gồm cả Cyprus và Malta) đã tăng 4% (theo Eurostat) gấp đôi mục tiêu mà Ngân hàng Trung ươn g châu Âu đã đề ra.
Các nước có mức lạm phát thấp nhất là Hà Lan (2,1%), Bồ Đào Nha (2,8%), Đức (3,1%) và các nước có mức lạm phát cao nhất là Latvi (17,7%), Bulgarie (14%), Litva (12,3%). Trong khi đó, tăng trưởng GDP của EU trong quý I/2008 chỉ đạt 0,7%, tương
đương với mức tăng trưởng của khu vực Euro. Tình trạng này làm cho xuất khẩu EU giảm và nhập khẩu tăng
Trao đổi thương mại của EU với một số đối tác lớn tính đến hết tháng 9/2008
EU xuất khẩu EU nhập khẩu Cán cân Mỹ 189.2 140.1 49.1 Nga 79.5 136.6 -57.1 Nhật Bản 31.9 57.5 -25.6 Hàn Quốc 20 29.1 -9.1 Trung Quốc 59.1 179.6 -120.5 Thế giới 988.3 1178.6 -190.3
(nguồn: Eurostat, đơn vị tính: tỉ Euro)
Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU 9 tháng năm 2008
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Mỹ Nga Nhật Bản Hàn Quố c Trung Quố c Thế giới EU xuất khẩu EU nhập kh ẩu
Biểu đồ 6 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU 9 tháng năm 2008
Theo số liệu thống kê của Eurostat, 9 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu của EU ra thế giới là 988.3 tỉ Euro chiếm 45.6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của EU giai đoạn này là 1178.6 tỉ euro chiếm 54.4%
tổng kim ngạch. So với giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu tăng 190.3 tỉ euro làm cho các cân thương mại của EU giảm môt lượng tươn g đương là 190.3 tỉ euro.
Cụ thể cho tình hình xuất khẩu và nhập khẩu của EU:
Về xuất khẩu:
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của EU. Tính đến hết tháng 9 năm 2008, tổng giá trị xuất khẩu của EU sang M ỹ đạt 189.2 tỉ euro chiếm 19.14% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đứng thứ 2 là thị trường Nga, với kim ngạch xuất khẩu là 79.5 tỉ euro chiếm 8.04% tổng kim ngạch, Trung Quốc đứn g thứ 3 với kim ngạch là 59.1 tỉ euro chiếm khoảng 6%.
Nhật Bản đứng thứ 4 với kim ngạch 31.9 tỉ euro ( 3.23%).
Về nhập khẩu:
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của EU với kim ngạch là 179.6 tỉ euro chiếm 15.24% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Đứng thứ 2 là Mỹ với kim ngạch là 140.1 tỉ euro chiếm 11.89% Nga đứng thứ 3 với kim n gạch 136.6 tỉ euro, chiếm 11.59% .
So với xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của EU từ Mỹ giảm 49.1 tỉ euro làm cho cán cân thương mại của EU tăng 49.9 tỉ.
Ngược lại các thị trường còn lại kim ngạch nhập khẩu đều lớn hơn kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể: N ga 57.1 tỉ euro, Trung Quốc 120.5 tỉ euro, Nhật Bản :25.6 tỉ euro.
+ Năm 2009 :
Trong năm 2009, EU đã tiến hành nhiều chính sách nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, như: các biện pháp kích thích kinh tế, duy trì chính sách tỉ giá đồng Euro thấp (1%) trong thời gian dài, đề xuất và thực hiện nhiều biện pháp mạnh để điều chỉnh các thiết chế tài chính nội khối cũng như t rên bình diện quốc tế.
Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, các chỉ số vĩ mô của EU tiếp tục suy giảm trong những tháng đầu năm 2009, nhưng đã có dấu hiệu chững lại vào những tháng cuối
năm. Theo số liệu của Eurostat, GDP của EU trong quý 3/2009 đã tăng 0,3% so với quý 2/2009, mức tương ứng của khu vực đồng Euro là 0,4%. Tỉ lệ thất nghiệp cũng bắt đầu chững lại và ổn định ở mức trên 9%. Các nguồn phân tích đều cho rằng, kinh tế EU đã ra khỏi đáy của cuộc khủng hoảng và bắt đầy hồi phục, nhưng chưa vữn g chắc và không đồng đều giữa các nước thành viên. Trong khi các nước lớn như Pháp, Đức đã tăng trưởng dương thì Tây Ban Nha, Ireland, Hy Lạp… vẫn tăng trưởng âm.
Do tác động của khủng hoảng kinh tế, thương mại của EU trong năm 2009 đã giảm sút đáng kể. Biểu hiện rõ trong tình hình xuất khẩu, nhập khẩu như sau :
Về xuất khẩu:
Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực của EU trong 7 tháng đầu năm 2009 . Giá trị xuất khẩu sang M ỹ đạt 119.4 tỉ euro chiếm 19.23% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trung Quốc vươn lên đứng vị trí thứ 2 với giá trị là 45.1 tỉ euro chiếm 7.26%. Đặc biệt trong 7 tháng đầu năm 2009, EU tăng cường xuất khẩu sang các nước Asean với trị giá xuất khẩu là 28.1 tỉ euro, chiếm 4.53% tổn g kim ngạch xuất khẩu của EU.
Về nhập khẩu:
Theo số liệu của Eurostat, trong 7 tháng đầu năm 2009, EU tiếp tục nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu đạt 620,8 tỉ Euro, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái và kim ngạch nhập khẩu đạt 689,8 tỉ Euro, giảm 25%. Tốc độ giảm nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế các nước EU lâm vào tình cảnh khó khăn, nhu cầu tiêu dùng của người dân sụt giảm dẫn đến tổng lượng nhập khẩu giảm.
Tổng kim n gạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu 69 tỉ euro làm cho cán cân thương mại của EU thâm hụt một khoảng tương ứn g là 69 tỉ euro.
Đơn vị tính: tỉ Euro. EU xuất khẩu EU nhập khẩu Cán cân
Mỹ 119.4 97.5 21.9
Nga 36.8 61.1 -24.3
Trung Quốc 45.1 120.3 -75.2
Nhật Bản 20.8 32.4 -11.6
Asean 28.1 39 -10.9
Nguồn: Thị trường nước ngoài
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy rõ Trung Quốc vẫn tiếp tục dẫn đầu kim ngạch của EU v ới trị giá 120.3 tỉ euro chiếm 17.44 % tổng kim n gạch. Đứng thứ 2 là Mỹ 97.5 tỉ euro chiếm 14.13%, thứ 3 là Nga cới trị giá 61.1 tỉ euro chiếm 8.86% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU 7 tháng đầu năm 2009
0 100 200 300 400 500 600 700 800
Thế giới Mỹ Nga Trung Quốc Nhật Bản Asean EU xuất khẩu EU nhập khẩu
Biểu đồ 7 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU 7 tháng đầu 2009
+ So sánh tương quan gi ữa năm 2008 và 2009 :
Theo số liệu của Eurostat, trong 9 tháng đầu năm 2009, EU xuất khẩu 795,2 tỉ Euro, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2008 và nhập khẩu 886,3 tỉ Euro, giảm 26%. Tuy
tiếp tục nhập siêu nhưng với những chính sách có xu hướng bảo hộ và hướng vào hàng hóa nội địa, mức thâm hụt t hương mại của EU đã giảm 45% so với cùng kỳ năm 2008.
Kim ngạch x uất nhập khẩu của EU 9 tháng đầu năm 2009
Đơn vị : tỉ Euro
9 tháng/2009 9 tháng/2008 So sánh
EU xuất 795,2 986,7 giảm 19%
EU nhập 886,3 1.191, 1 giảm 26%
Cán cân -91,1 -204,6 giảm 45%
Nguồn : Thươn g vụ Việt Nam tại EU và Bỉ - Luxembo urg5
Với nhữn g hạn chế với việc tiếp cận các nguồn thống kê chính thức về tình hình xuất nhập khẩu của thị trường EU, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin được phân tích gián tiếp thông qua tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và EU. Thiết nghĩ điều này sẽ giúp việc phân tích thực tế hơn khi nghiên cứu bản thân chủ thể Việt Nam trong mối quan hệ với EU.