Dự báo tình hình kinh tế thế giới trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Trang 81 - 99)

Trƣớc tình hình diễn biến phức tạp của thị trƣờng tài chính thế giới, các tổ chức quốc tế nhƣ IMF, WB, OECD, Reuters… đã đƣa ra một loạt các dự báo về tăng trƣởng kinh tế thế giới, theo các dự báo này thì tăng trƣởng kinh tế thế giới và các nƣớc trên thế giới năm 2008 giảm so với năm 2007, và tiếp tục giảm trong năm 2009.

Theo dự báo của IMF: Theo đánh giá của IMF, triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục giảm trong thời gian tới. Lòng tin kinh doanh và của ngƣời tiêu dùng đều giảm mạnh. Kinh tế các nƣớc phát triển tiếp tục giảm mạnh trong năm tới. Kinh tế các nƣớc mới nổi cũng giảm nhƣng vẫn đạt đƣợc 5% trong năm 2009. Kinh tế Mỹ và khu vực EURO giảm chủ yếu do giá tài sản tài chính giảm và thắt chặt các điều kiện cho vay. Kinh tế Nhật giảm chủ yếu là do giảm xuất khẩu ròng. Kinh tế Khu vực Đông Á chịu ảnh hƣởng ít hơn do đƣợc lợi từ việc giá hàng hoá giảm, đồng thời họ cũng đã bắt đầu thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô nới lỏng. Theo báo cáo của các tổ chức WB, OECD cũng cùng có chung nhận định nhƣ trên về tình hình kinh tế thế giới hai năm tới. Những dự báo này là dựa trên chính sách hiện tại vì vậy trong thời gian tới có các biện pháp ứng phó trên toàn cầu để nhằm hỗ trợ và thúc đẩy thị trƣờng tài chính thì có thể tăng trƣởng kinh tế thế giới cũng nhƣ các nƣớc không giảm mạnh nhƣ mức dự báo. Nhìn vào bảng 3.1 nhận thấy hầu hết các chỉ số kinh tế của thế giới từ các quốc gia phát triển đến các quốc gia đang phát triển đều có xu hƣớng giảm đến tận năm 2010. Về thời điểm phục hồi kinh tế thế giới: Đa số các nhà kinh tế đều cho rằng nền kinh tế thế giới chƣa có dấu hiệu phục hồi trƣớc năm 201037.

Bảng 3.1: Dự báo của IMF về tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 số quốc gia Đơn vị: % Dự báo ngày 3/10/2008 Dự báo ngày 6/11/2008 2008 2009 2008 2009 Kinh tế thế giới 3.9 3 3.7 2.2 1. Các nước phát triển 1.5 0.5 1.4 -0.3 Mỹ 1.6 0.1 1.4 -0.7 Khu vực đồng EURO 1.3 0.2 1.2 -0.5 Đức 1.8 1.7 -0.8 Pháp 0.8 0.2 0.8 -0.5 Italia -0.1 -0.2 -0.2 -0.6

Tây Ban Nha 1.4 -0.2 1.4 -0.7

Nhật Bản 0.7 0.5 0.5 -0.2

Vương quốc Anh38

1 -0.1 0.8 -1.3

Canada 0.7 1.2 0.6 0.3

2. Các nƣớc phát triển khác 3.1 2.5 2.9 1.5

3. Các nƣớc công nghiệp châu Á 4 3.2 3.9 2.1

4. Các nƣớc mới nổi và đang phát triển39

6.9 6.1 6.6 5.1

Các nƣớc Châu phi 5.9 6.0 5.2 4.7

Trung và Đông Âu 4.5 3.4 4.2 2.5

Nga 7 5.5 6.8 3.5 Trung Quốc 9.7 9.3 9.7 8.5 Ấn Độ 7.9 6.9 7.8 6.3 5. ASEAN-540 5.5 4.9 5.4 4.2 Giá cả hàng hoá Các nƣớc phát triển 3.6 2 3.6 1.4

Các nƣớc mới nổi và đang phát triển 9.4 7.8 9.2 7.1

38

Gồm Anh, Scotland, Bắc Ireland, xứ Wale

39

Gồm các nƣớc châu Phi, các trung và đông Âu, các nƣớc thuộc khối commnwealth, Nga, các nƣớc đang phát triển châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và các nƣớc đang phát triển khác), các nƣớc khu vực châu Mỹ)

40

(Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Đối với nền kinh tế Việt Nam, có thể tổng hợp 3 kịch bản nhƣ sau cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 theo 3 cấp độ: Lạc quan, Trung bình, Bi quan thể hiện các phân tích và đánh giá khác nhau của nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế lớn quan tâm đến thị trƣờng Việt Nam cũng nhƣ các mục tiêu kế hoạch của Chính phủ Việt Nam. Cùng nhận định nhƣ các tổ chức quốc tế, World Bank có đánh giá lạc quan nhất về triển vọng kinh tế cho năm tới, và những đánh giá này cũng phù hợp với các mục tiêu mà Quốc Hội đề ra. Rất nhiều tổ chức khác cho rằng viễn cảnh kinh tế Việt Nam sẽ ở mức Trung bình với các chỉ tiêu phát triển khiêm tốn và cho đây là kịch bản hiện thực nhất. Cụ thể ta hãy xem bảng tóm tắt 3.2 các kịch bản kinh tế nhƣ sau:

Bảng 3.2: Các kịch bản kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2009

(Nguồn: Báo cáo của Vndirect, Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect,

địa chỉ: Số 1 Nguyễn Thƣợng Hiền – Hai Bà Trƣng – Hà Nội)

Phần lớn các chuyên gia đều ủng hộ kịch bản Trung bình với quan điểm tốc độ tăng trƣởng GDP của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 sẽ suy giảm so với năm 2008 do hai động lực chính cho tăng trƣởng GDP của Việt Nam là tổng mức

vốn đầu tƣ và hoạt động xuất khẩu đều đang suy giảm, do vậy, một kịch bản tƣơng tự là không thể tránh khỏi đối với ngành ngân hàng Việt Nam.

Việt Nam tuy không phải là nƣớc chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhƣng hệ thống tài chính Việt Nam đặc biệt là hệ thống ngân hàng thƣơng mại đã lao lao trong thời gian vừa qua. Mặc dù thời gian gần đây, do gói kích cầu của chính phủ đã phát huy tác dụng nên tình hình sản xuất kinh doanh đã đƣợc cải thiện, chỉ số lạm phát đã giảm, chỉ số giá tiêu dùng có xu hƣớng giảm v.v.. nhƣng cần nhận thức đƣợc là mỗi tổ chức kinh tế cần đặt ra cho mình mục tiêu cũng nhƣ xây dựng các phƣơng án đối phó với những diễn biến xấu của nền kinh tế vì không ai dự đoán chính xác đƣợc nó sẽ nhƣ thế nào, cách tốt nhất các tổ chức kinh tế trong đó có cả các ngân hàng thƣơng mại phải có chính sách hoạt động đũng đắn và phù hợp với hoàn cảnh.

3.2 Phƣơng hƣớng phát triển trong hoạt động huy động vốn của VCB trong thời gian tới

Tình hình kinh tế phức tạp nhƣ hiện nay đòi hỏi NHTMCPNT phải có một chiến lƣợc kinh doanh lâu dài. Mục tiêu của ngân hàng là đến năm 2010 là giữ vững vai trò ngân hàng thƣơng mại hàng đầu Việt Nam hiện nay và trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành đa nghề, và là một trong 70 tập đoàn lớn nhất Châu Á năm 2015.

Phƣơng châm hoạt động đối với ngân hàng là: Năng động, chuyên nghiệp, sáng tạo, nhất trí, tiên tiến, hiện đại, linh hoạt, hiệu quả và cách tân. Phƣơng châm đối với khách hàng là đem đến cho khách hàng sự an toàn tiền gửi, phục vụ nhanh chóng với chi phí thấp. Năm 2009 là năm cuối của giai đoạn thực hiện chiến lƣợc “ Vietcombank tầm nhìn 2010”, Ban lãnh đạo NHTMCPNT chủ trƣơng thực hiện tốt 3 nội dung chính trị quan trọng sau:

 Một là tập trung vào vấn đề thể chế mô hình tổ chức theo hƣớng một ngân hàng thƣơng mại hiện đại, xây dựng một cơ cấu mới làm cơ sở chuẩn bị tốt cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp và tiến tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh và uy tín ở tầm khu vực.

 Hai là áp dụng những mô hình quản lý mới và hiện đại, tiên tiến nhất vào hoạt động điều hành. Thực hiện minh bạch hóa thông tin tài chính theo chuẩn quốc tế.

 Ba là, nâng cao năng lực con ngƣời trong đó tập trung giải pháp nâng cao kỹ năng, kiến thức của đội ngũ cán bộ, nhân viên vận hành tốt mô hình quản lý mới.

Tính đến nay, NHTMCPNT đã hoàn thành xong tiến trình cổ phần hóa thành công vào cuối năm 2007, nhƣng vẫn còn nhiều vƣớng mắc trong quá trình huy động vốn cổ phần từ các nhà đầu tƣ bên ngoài. Nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra ở trên, các định hƣớng và mục tiêu lớn mà ngân hàng TMCPNT đặt ra riêng đối với hoạt động huy động vốn là:

- Xác định rõ việc thƣờng xuyên ổn định và tăng trƣởng nguồn vốn là động lực tạo đà cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến lƣợc của NHTMCPNT.

- Tiếp tục thực hiện phƣơng châm “đi vay để cho vay”.

- Duy trì và phát huy biện pháp huy động vốn hữu hiệu nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các doanh nghiệp và dân cƣ.

- Phát huy tín nhiệm cao của NHTMCPNT ở trong và ngoài nƣớc để tranh thủ tiếp nhận nguồn vốn ủy thác của nhà nƣớc và các tổ chức nƣớc ngoài.

Những kế hoạch đặt để phát triển hoạt động huy động vốn là:

- Tiếp tục phát triển các phƣơng thức huy động vốn đã có nhƣ tiền gửi doanh nghiệp, tiết kiệm dân cƣ, tiền gửi liên ngân hàng, phát hành kỳ phiếu trái phiếu v.v...

- Đẩy mạnh quan hệ vốn có với các ngân hàng trong và ngoài nƣớc. Thực hiện vay vốn nƣớc ngoài dƣới hình thức tài trợ vốn, tài trợ xuất nhập khẩu, vay theo hạn mức tín dụng v.v...

- Phấn đấu mức tăng trƣởng huy động vốn hàng năm đạt từ 15 đến 18% trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.

- Coi sự thành công của hoạt động ngân hàng đƣợc bắt nguồn từ kết quả hoạt động của mọi đối tƣợng khách hàng. Sự biến động của nền kinh tế, thực trạng hoạt động của khách hàng luôn luôn là nhịp đập của ngân hàng. Vì vậy cần có chính

sách khách hàng hấp dẫn nhằm khơi tăng nguồn tiền gửi của các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh tiến bộ về công nghệ, mở rộng hình thức mở tài khoản cá nhân, cải tiến dịch vụ thẻ, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi tầng lớp trong xã hội.

Một số chỉ tiêu huy động vốn của NHTMCPNT đến năm 2010 nhƣ sau: - Chỉ tiêu tăng trƣởng huy động vốn từ dân cƣ đến năm 2010: tốc độ tăng bình quân hằng là 50-60%. Số dƣ tiền gửi tiết kiệm đến năm 2010 đạt xấp xỉ 80.000 VNĐ, chiếm 60% vốn huy động từ thị trƣờng 1.

- Chỉ tiêu tăng trƣởng vốn từ các tổ chức kinh tế: dự kiến trong năm tới khi nền kinh tế dần đi vào ổn định, nguồn vốn này sẽ tăng với tốc độ khoảng 10%/năm. Đến năm 2010 ƣớc đạt khoảng 54.000 tỷ VNĐ chiếm gần 40% vốn huy động từ thị trƣờng 1.

- Chỉ tiêu tăng trƣởng huy động vốn từ thị trƣờng hai: dự kiến đến năm 2010, số dƣ tiền gửi các tổ chức tín dụng đạt 8.000 tỷ VNĐ

- Trong năm 2009, 2010 Việt Nam và thị trƣờng tài chính thế giới bƣớc vào thời kỳ hậu khủng hoảng do vậy sẽ gặp không ít khó khăn. Những chỉ tiêu nào mà năm 2008 giảm và có tín hiệu xấu thì năm sau cần có kế hoạch để nâng lại mức tăng trƣởng nhƣ cũ và tiến tới là cao hơn nữa.

3.3 Giải pháp

Để sẵn sàng cho thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế nhƣ hiện nay, NHTMCPNT cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn tồn tại nêu trên, trong đó cần tập trung vào việc triển khai các biện pháp sau:

3.3.1 Giải pháp về các sản phẩm huy động vốn

Hiện đại hóa, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ là xu thế phát triển tất yếu của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay nhằm duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống và tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua áp dụng các tiến bộ công nghệ hiện đại để thu hút đƣợc nhiều khách hàng, tăng đƣợc nguồn vốn huy động, giúp cho ngân hàng có khả năng phân tán, hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng đó, trong hoạt động huy động vốn của mình, NHTMCPNT tiếp tục tiến hành đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ trên nhiều

khía cạnh. Cụ thể, ngân hàng bên cạnh việc đƣa ra hình thức nhận lãi khác nhau nhƣ nhận lãi trƣớc, nhận lãi sau hay nhận lãi từng kỳ ngân hàng có thể kèm theo một số hình thức nhƣ nhận lãi theo giá trị hiện vật.

Ví dụ ngân hàng đƣa ra chƣơng trình gửi tiết kiệm: khách hàng gửi tiết kiệm ở các mức và mỗi một mức sẽ có một kỳ hạn theo sự tính toán của ngân hàng đến khi nào khách hàng đủ tiền mua các hiện vật giá trị nhƣ ôtô, nhà, đất đai cùng với các chƣơng trình khuyến mại gửi tiền dài hạn sẽ đƣợc nhận thẻ mua hàng tại các trung tâm mua sắm lớn v.v... cách này có thể khắc phục đƣợc nhƣợc điểm thiếu vốn trung dài hạn của ngân hàng.

Thực tế, tỷ trọng tiền huy động ngoại tệ của ngân hàng chủ yếu là USD, các loại ngoại tệ khác nhƣ Bảng Anh, đô la Úc, đô la Thụy Sỹ, Yên Nhật v.v .... hiệu quả kinh tế đem lại không lớn. Ngƣời nƣớc ngoài hiện nay sinh sống và làm việc khá nhiều ở Việt Nam, nhà nƣớc lại có chính sách cho Việt Kiều mua nhà do vậy đây là một nguồn thu hút ngoại tệ rất lớn, ngân hàng sẽ đƣa ra các gói dịch vụ khuyến khích họ gửi tiền bằng cách cam kết giúp họ giải quyết khâu pháp lý, thủ tục v.v...vì đây là việc mà các đối tƣợng trên gặp rất nhiều khó khăn khi về nƣớc.

Để tạo tính khác biệt so với các ngân hàng thƣơng mại khác, NHTMCPNT có thể chú trọng phát triển các sản phẩm bán lẻ, tăng các dịch vụ giá trị gia tăng. Phát hành các đợt tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi v.v.. triển khai kết hợp chéo với các sản phẩm bảo hiểm, tiết kiệm.

Khi các sản phẩm mới tung ra, ngân hàng không chỉ công bố trên trang Web hay các phƣơng tiện thông tin đại chúng mà cần xây dựng một đội ngũ nhân viên “Tiếp cận khách hàng” những nhân viên này sẽ trực tiếp đến những khách hàng mục tiêu giúp họ hiểu rõ gói sản phẩm dịch vụ đồng thời cho họ thấy những lợi ích mà họ có đƣợc, có nhƣ thế mới thu hút đƣợc nhiều vốn. Trong thời kỳ khó khăn hiện nay, khi dân chúng đang mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng thì đối sách trên là hết sức cần thiết, rất ít ngƣời sẽ đến ngân hàng bạn gửi tiền nếu chỉ đọc đƣợc dòng quảng cáo trên các Poster hay nghe một vài lần trên tivi hay đài báo, các chiến lƣợc phải đánh thức nhu cầu cho khách hàng.

NHTMCPNT luôn hiểu rằng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ chính là sự thành đạt và quyền lợi của mỗi khách hàng cũng nhƣ vì chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng, vì sự nghiệp phát triển ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ trong nƣớc.

3.3.2 Giải pháp về cơ cấu vốn

Tiếp tục cải thiện cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ trọng vốn dài hạn, tăng nguồn tiền lƣu động từ dân cƣ. Vấn đề, cơ cấu lại nguồn vốn là một vấn đề nóng với ngân hàng TMCPNT, để tăng tỷ trọng vốn trung dài hạn, giải pháp tốt nhất là ngân hàng nên thiết kế các sản phẩm tiết kiệm dài hạn mới tƣơng tự nhƣ trái phiếu, kỳ phiếu VNĐ hay ngoại tệ, các giấy tờ có giá nhằm tăng sự lựa chọn cho khách hàng.

Một gợi ý khác cho các sản phẩm là ngân hàng nên khai thác thị trƣờng du học, không chỉ tham gia chứng minh tài chính cho các tổ chức cá nhân, ngân hàng có thể xây dựng các hạn mức tín dụng cho các đối tƣợng du học trong thời gian họ ở nƣớc ngoài, rồi sẽ thanh toán khi họ đi làm v.v... Khi thực hiện mục tiêu này ngân hàng cần chú ý đến những điểm sau. Thứ nhất, kỳ hạn quá dài sẽ làm cho ngƣời dân lo ngại về sự biến động bất lợi không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Thứ hai, lãi suất không quá cao để khách hàng có thể chấp nhận đƣợc nhũng rủi ro trong tƣơng lai. Vì vậy ngân hàng không nên đƣa ra các sản phẩm gửi tiền quá dài và nên áp dụng tính lãi theo quý hay tháng cho vốn huy động dài hạn thì sản phẩm sẽ có tính hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Trang 81 - 99)