Các loại vốn trong tổng nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Trang 56 - 63)

i. Căn cứ vào loại tiền

- Vốn nội tệ

Định hƣớng lâu dài của NHTMCPNT là ngày càng chú trọng hơn đến thu hút vốn nội tệ, nếu nhƣ trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 ngân hàng có xu hƣớng cơ cấu vốn là tỷ trọng vốn ngoại tệ chiếm khá cao trong tổng nguồn vốn huy động, bởi nó phụ thuộc vào đặc điểm thị trƣờng cũng nhƣ đặc điểm kinh tế lúc đó; thì giai đoạn những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2006 đến năm 2008 ngân hàng đã và đang đạt đƣợc mục tiêu là nâng cao tỷ trọng vốn nội tệ trong tổng nguồn vốn, bởi tỷ lệ VNĐ/ngoại tệ đã đƣợc cân bằng qua các năm.

Nguồn vốn huy động của NHTMCPNT tăng trên cả 3 thị trƣờng , thị trƣờng liên ngân hàng, tổ chức kinh tế và dân cƣ, đặc biệt là từ tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cƣ. Cụ thể, vốn nội tệ từ 57.422,65 tỷ VNĐ năm 2005, lên 76.878,82 tỷ VNĐ năm 2006, lên 95.259,93 tỷ VNĐ và 116.552,4 tỷ năm 2008. Tốc độ tăng trung bình qua các năm ƣớc đạt 26,71%, nhờ vậy mà ngân hàng đã đạt đƣợc mục tiêu của mình là tăng tỷ trọng vốn nội tệ theo biểu đồ 2.5.

57422.65 76878.82 95259.93 116552.4 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Đơn vị: tỷ VNĐ 2005 2006 2007 2008 Năm Biểu đồ vốn nội tệ

( Nguồn: Báo cáo các hoạt động của NHTMCPNT 2005-2008)

Diễn biến trên là do NHTMCPNT đã kết hợp đồng bộ và hiệu quả các loạt giải pháp nhƣ chủ động làm tốt công tác khách hàng, tăng cƣờng một bƣớc trong công tác điều hành, quản trị vốn, lãi suất, rủi ro, thanh khoản và áp dụng một số sản phẩm, dịch vụ huy động mới dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến của thế giới. Đồng thời do tác động của yếu tố khách quan, khoảng thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng khó khăn của nền kinh tế: tỷ lệ lạm phát đạt mức hai con số khiến VNĐ mất giá so với các các đồng tiền khác: ngân hàng nhà nƣớc thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ giảm lƣợng tiền lƣu thông; do vậy NHTMCPNT hạ lãi suất huy động ngoại tệ xuống tăng lãi suất huy động tiền đồng nhằm thực thi chính sách của NHNN.

Tuy nhiên, chƣa chắc lãi suất càng cao càng thu hút đƣợc nhiều vốn; khi lãi suất cao thì độ rủi ro của khách hàng cũng càng cao. Khách hàng không chỉ gửi tiền vào một tổ chức tín dụng nếu đơn thuần chỉ vì lãi suất cao mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tận dụng uy tín của mình trên thị trƣờng tài chính, NHTMCPNT đã đƣa ra một chính sách lãi suất ổn định (không có tình trạng thay đổi liên tục để theo kịp với lãi suất thị trƣờng) và có độ an toàn cao đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng cũng nhƣ khách hàng, trong thời kỳ bất ổn nhƣ vậy khách hàng sẽ rất an tâm khi gửi tiền vào NHTMCPNT, vì thế mà lƣợng tiền huy động VNĐ tăng đều qua

các năm. Hệ thống thẻ thanh toán với mạng lƣới rộng khắp kích thích khách hàng mở tài khoản, tiến hành giao dịch với ngân hàng nhiều hơn.

- Vốn ngoại tệ

Ngân hàng TMCPNT luôn chiếm thị phần lớn nhất về huy động vốn ngoại tệ và đầu tƣ vốn USD trên thị trƣờng tiền gửi quốc tế. Tuy nhiên một mặt chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ trực tiếp hay gián tiếp từ những biến động lãi suất của FED, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ngân hàng Nhà Nƣớc yêu cầu giảm lãi suất huy động USD v.v... mặt khác chịu sự cạnh tranh từ các ngân hàng trong và ngoài nƣớc khiến cho nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ giảm qua các năm.

Bảng 2.6: Vốn ngoại tệ của NHTMCPNT giai đoạn 2005-2008

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Vốn USD(triệu

USD) 4956.12 5640.56 6196.75 6459.86

Chênh lệch tuyệt

đối( triệu USD) 0 684.44 556.19 263.1

Chênh lệch tƣơng đối(%) giữa các

năm 0 13.81 9.86 4.24

( Nguồn: Báo cáo các hoạt động của NHTMCPNT 2005-2008)

Nhìn vào bảng số liệu 2.6 ta thấy nguồn vốn của NHTMCPNT đều có xu hƣớng tăng, nhƣng tốc độ tăng giảm dần và giảm một cách đột biến đặc biệt từ năm 2007 đến năm 2008, tốc độ tăng này thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của nguồn vốn nội tệ nhƣ đã phân tích ở trên. Nguyên nhân của xu hƣớng này, tỷ giá USD so với các đồng tiền khác trên thế giới thay đổi liên tục chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, FED tiến hành cắt giảm lãi suất nhiều lần khiến cho lãi suất USD trong nƣớc cũng giảm theo, mọi ngƣời không còn muốn mạo hiểm bằng việc giữ ngoại tệ đặc biệt là USD; mặt khác ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam yêu cầu các ngân hàng phải hạ thấp lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động VNĐ nhằm thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát. Do vậy, việc huy động

ngoại tệ không còn sôi động nhƣ thời kỳ vài năm trƣớc nên lƣợng ngoại tệ huy động tăng không đáng kể.

Bảng 2.7: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền VNĐ và ngoại tệ giai đoạn 2005-2008

Năm 2005 2006 2007 2008

VNĐ(%) 42 46 49 53

Ngoại tệ (%) 58 54 51 47

( Nguồn : Báo cáo các hoạt động của NHTMCPNT 2005-2008)

NHTMCPNT là ngân hàng có lƣợng vốn huy động bằng ngoại tệ lớn nhất trong các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ta nhƣng với những chính sách huy động hợp lý, tỷ trọng VNĐ/ngoại tệ đã thu hẹp dần thậm chí năm 2008 tỷ trọng của VNĐ còn cao hơn 6% so với vốn ngoại tệ. Qua đó khẳng định NHTMCPNT đã thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu huy động theo hƣớng tăng tỷ trọng vốn tiền đồng nhƣ chiến lƣợc tái cơ cấu mà ngân hàng đã đề ra theo bảng số liệu 2.7.

ii. Căn cứ vào thời hạn của vốn

Giống nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác, NHTMCPNT cũng có chiến lƣợc thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trung và dài hạn, đây là hai nguồn vốn có tính ổn định cao, có thể sử dụng để đầu tƣ các dự án trung và dài hạn, đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Tuy nhiên tình trạng thiếu hai nguồn vốn này vẫn đang là thách thức với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và với NHTMCPNT nói riêng trong bối cảnh kinh tế suy giảm, lạm phát tăng cao và nhu cầu đầu tƣ lâu dài kích thích sản xuất ngày càng tăng.

Ta sẽ xem xét sự thay đổi cơ cấu vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn của NHTMCPNT qua bảng số liệu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.9: Diễn biến nguồn vốn huy động theo kỳ hạn VNĐ giai đoạn 2006-2008

Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn VNĐ 76878.82 95259.93 116552.41 Vốn HĐ trung dài hạn 22361.76 34441.24 28885.83 Tăng (%) 54.01 -16.13 Tỷ trọng trên tổng NV(%) 29.08 36.15 24.78

Vốn HĐ ngắn hạn 37230.92 43595.66 65795.05

Tăng (%) 17.09 50.92

Tỷ trọng trên tổng NV(%) 48.42 45.76 56.45

(Nguồn: Theo tài liệu thống kê của tài liệu thống kê phòng vốn NHTMCPNT)

Bảng 2.10: Diễn biến nguồn vốn huy động theo kỳ hạn USD giai đoạn 2006-2008

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn USD 5640.56 6196.75 6459.86 Vốn HĐ trung dài hạn 1948.29 2815.81 2220.50 Tăng (%) 44.52 -21.14 Tỷ trọng trên tổng NV(%) 34.53 45.44 34.37 Vốn HĐ ngắn hạn 1920.86 1988.46 2863.99 Tăng (%) 3.51 44.03 Tỷ trọng trên tổng NV(%) 34.04 32.08 44.33

(Nguồn: Theo tài liệu thống kê của tài liệu thống kê phòng vốn NHTMCPNT)

Qua hai bảng số liệu 2.9 và 2.10, xu hƣớng của cả vốn VNĐ và USD đều có những diễn biến bất thƣờng dù chỉ qua 3 năm tài chính. Tổng nguồn vốn VNĐ trung dài hạn tăng 54,01% từ năm 2006 sang năm 2007 theo nhƣ xu hƣớng tăng của giai đoạn trƣớc đó nhƣng lại giảm tới 16,13% từ năm 2007 sang 2008. Tuy nhiên, nguồn vốn VNĐ ngắn hạn lại vẫn đi theo chiều hƣớng tăng qua các năm từ 17,09% năm 2007 lên 50,92% năm 2008. Vốn USD ngắn hạn tăng tới 44,03% năm 2008, trong khi chỉ tăng 3,51% năm 2007, nguồn trung dài hạn lại giảm 21,14% năm 2008 trong khi tăng 44,52% năm 2007.

Giải thích cho tình trạng bất thƣờng trên, năm 2008 là một năm đầy sóng gió đối với hầu hết các ngân hàng thƣơng mại bao gồm cả NHTMCPNT. Trong thời gian qua, với chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ đã tác động lên thị trƣờng tài chính của Việt Nam.

Mặt khác, có thể thấy là cơ cấu giữa nguồn vồn VNĐ trung dài hạn và ngắn hạn có sự mất cân đối nghiêng về vốn ngắn hạn, kết hợp với gói hỗ trợ lãi suất trong ngắn hạn của chính phủ thì sự mất cân đối này sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu của một lƣợng lớn khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần vốn để sản xuất kích

thích tiêu dùng. Nhƣng trong về lâu về dài sự mât cân đối là không hợp lý vì luôn có những khách hàng muốn vay vốn dài hạn để đầu tƣ kinh doanh lâu dài.

Vấn đề đặt ra cho ban lãnh đạo NHTMCPNT là cần tiến hành một số giải pháp để tăng tỷ trọng vốn trung dài hạn, giải quyết triệt để tình trạng mất cân đối dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu dài hạn của khách hàng.

Một giải pháp tình thế là lấy một lƣợng dƣ thừa vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Để thực hiện đƣợc phƣơng pháp này ngân hàng phải đƣa ra một lãi suất hợp lý cho cả các khách hàng vay dài hạn và ngắn hạn. Vì ƣu điểm của phƣơng pháp này là đáp ứng đƣợc phần nào đòi hỏi của khách hàng, sử dụng lƣợng vốn ngắn hạn dƣ thừa để sinh lời. Song rủi ro là rất lớn nếu các khách hàng có vốn ngắn hạn ồ ạt đi rút tiền mà khoản cho vay vẫn chƣa đến hạn trả. Do vậy ngân hàng cần hết sức cân nhắc khi áp dụng phƣơng pháp này để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận và rủi ro thanh khoản.

iii. Căn cứ vào đối tượng huy động vốn

Gồm có vốn từ dân cƣ, từ các tổ chức kinh tế (TCKT), từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác (vay từ thị trƣờng liên ngân hàng).

Trong đó nguồn vốn từ dân cƣ luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu huy động vốn của hầu hết các ngân hàng thƣơng mại, bởi tính ổn định, bền vững tƣơng đối của nguồn vốn này. Bên cạnh đó vốn từ các tổ chức kinh tế cũng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn nhằm thực hiện các hoạt động thanh toán bù trừ. Nguồn vốn này có chi phí huy động thấp nên NHTMCPNT không ngừng áp dụng chính sách khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn nhằm thu hút thêm khách hàng loại này. Ngoài ra vốn từ thị trƣờng liên ngân hàng là một nguồn vốn đặc trƣng có vai trò sống còn trong một số trƣờng hợp cấp bách của các ngân hàng thƣơng mại.

Bảng 2.11: Nguồn huy động vốn phân chia theo đối tượng của VCB giai đoạn 2005-2008

Vốn huy động

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

VNĐ (Tỷ) USD (Triệu) QUY (Tỷ VNĐ) VNĐ (Tỷ) USD (Triệu) QUY (Tỷ VNĐ) VNĐ (Tỷ) USD (Triệu) QUY (Tỷ VNĐ) VNĐ (Tỷ) USD (Triệu) QUY (Tỷ VNĐ) Dân cƣ và TCKT 50072.55 4321.73 119220.37 59196.6 4343.23 128688.46 81161.46 5279.63 165635.64 96214.61 5332.64 181537 LNH 7292.67 629.42 17363.51 17682.12 1297.33 38439.412 14098.47 917.11 28772.38 20337.79 1127.21 38373.

Từ bảng số liệu 2.11 ta xem xét tỷ trọng các nguồn vốn, nhận xét thấy vốn huy động từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế và từ thị trƣờng liên ngân hàng đều tăng giảm thất thƣờng. Cụ thể: vốn huy động từ dân cƣ và tổ chức kinh tế giảm 10,2% năm 2006, tăng 8,2% vào năm 2007 và lại giảm 2,7% năm 2008; vốn từ thị trƣờng liên ngân hàng lại tăng 10,3% vào năm 2006, giảm 8,2% năm 2007 và tăng 3,6% năm 2008. Nguồn vốn từ dân cƣ và tổ chức kinh tế vẫn luôn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất (luôn trên 70%) trong tổng nguồn vốn huy động của NHTMCPNT, mục tiêu này đƣợc ngân hàng đặt lên hàng đầu và đƣợc duy trì qua các năm, do vậy ngân hàng đã đƣa ra các chính sách tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, diễn ra liên tục trong nhiều đợt, dƣới nhiều hình thức phong phú.

Nhìn vào bản số liệu 2.1, nguồn huy động từ thị trƣờng liên ngân hàng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, cũng diễn biến phức tạp. Lý do dễ hiểu là khi ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu vốn thì các ngân hàng khác, tổ chức tín dụng khác cũng tƣơng tự, do vậy ngân hàng không nên kỳ vọng quá nhiều vào việc vay vốn trên thị trƣờng này để bù đắp những nhu cầu huy động vốn lớn của ngân hàng. Nó cũng phản ánh nhu cầu cần vốn cấp bách của NHTMCPNT là thất thƣờng tuy vào từng thời điểm từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Trang 56 - 63)