Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Trang 27 - 29)

Uy tín của ngân hàng thương mại: Uy tín ngân hàng thƣơng mại có vai trò quyết định trong việc gửi tiền của ngƣời dân, quyết định cho vay của các tổ chức tín dụng trên thị trƣờng liên ngân hàng. Ngƣời dân thƣờng chọn những ngân hàng có uy tín tốt để gửi tiền hay sử dụng các dịch vụ với mong muốn an toàn và tiện lợi nhất, thậm chí họ có phải chịu lãi tiền gửi thấp hơn các ngân hàng khác. Các tổ chức tín dụng sẽ chấp nhận cho các ngân hàng có danh tiếng, uy tín tốt, luôn kinh doanh có lãi vay tiền vì họ có khả năng trả nợ đúng hạn, do vậy mà không làm gián đoạn đến việc sử dụng vốn của tổ chức mình.

Quy mô của ngân hàng thương mại: Quy mô của ngân hàng thƣơng mại cũng là thƣớc đo đánh giá quy mô vốn tự có của ngân hàng. Quy mô ngân hàng càng lớn, vốn tự có lớn khiến ngân hàng có thể huy động một lƣợng vốn lớn vì tỷ lệ huy động vốn của mỗi ngân hàng là số phần trăm trên tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Hơn nữa quy mô lớn là thể hiện trên nhiều mặt nhƣ số lƣợng chi nhánh và văn phòng đại diện ở nhiều nơi giúp ngân hàng áp dụng chính sách quảng bá, tiếp thị sâu rộng hơn, tạo cơ hội cho ngân hàng tiếp cận đƣợc lƣợng vốn lớn từ dân cƣ và các thành phần kinh tế khác.

Chính sách lãi suất cạnh tranh:Thông thƣờng lãi suất huy động ảnh hƣởng trực tiếp, tỷ lệ thuận với quy mô tiền gửi vào NHTM. Ngân hàng muốn huy động thêm nhiều vốn cần nâng cao lãi suất huy động lên, đồng nghĩa với giảm khoản thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần cân nhắc xem lãi suất huy động nên dao động trong biện độ nào là hợp lý, đồng thời xem xét cả khả năng và mức độ thu lại lợi nhuận từ việc sử dụng vốn đó.

Tuy nhiên, có một số trƣờng hợp vốn huy động của ngân hàng thƣơng mại vẫn tăng lên dù lãi suất huy động giảm vì ngƣời gửi vẫn thu đƣợc một khoản lợi tức sau khi đã trừ đi tỷ lệ lạm phát. Trong trƣờng hợp này nếu để không thì khoản tiền này còn mất giá, gây thua lỗ. Vì vậy ngƣời dân thƣờng quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh với tỷ lệ trƣợt giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tƣ khác nhƣ: cổ phiếu, trái phiếu v.v.. từ đó ngƣời dân sẽ ra quyết định xem có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không, gửi bao nhiêu và dƣới hình thức nào.

Các hình thức huy động vốn: Các ngân hàng thƣơng mại ngày nay không ngừng cạnh tranh nhau trong việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn bởi họ nhận thức đƣợc vai trò của sự đa dạng đó với hiệu quả công tác huy động vốn. Ngân hàng không chỉ nghiên cứu nắm bắt nhu cầu của khách hàng mà còn cần khơi dậy, đánh thức nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp các loại hình hấp dẫn về thời hạn, lãi suất, dịch vụ đi kèm v.v.. Ngân hàng thƣơng mại chỉ đƣợc coi là thành công nếu đáp ứng tốt yêu cầu của một lƣợng đông nhất các khách hàng của mình.

Chiến lược kinh doanh và các chính sách về vốn của ngân hàng: Mọi hình thức huy động vốn đều phụ thuộc chiến lƣợc huy động vốn để sử dụng của ngân hàng. Khi nhu cầu sử dụng ít, ngân hàng có ý định thu hẹp quy mô, phạm vi hoạt động thì yêu cầu với vốn huy động cũng giảm đi. Ngƣợc lại, ngân hàng sẽ xây dựng chiến lƣợc, lộ trình huy động vốn chặt chẽ khi có nhu cầu tăng mạnh về vốn nhƣ đầu tƣ dự án lớn, mở rộng thị trƣờng v.v...

Tóm lại, hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu sự tác động của tổng hòa giữa yếu tố khách quan và chủ quan mang tính vi mô và vĩ mô. Trên đây chỉ là những yếu tố chính, đáng kể nhất khi ngân hàng thƣơng mại xem xét, đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn của mình.

Một phần của tài liệu Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Trang 27 - 29)