Thực trạng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Trang 41 - 50)

Trong quá trình hội nhập quốc tế, mỗi nƣớc có kết cấu tài sản quốc gia, kết cấu kinh tế và sự phân công rất khác nhau, trình độ thị trƣờng hóa cũng rất khác nhau, cơ sở phát triển lại không giống nhau, nên phải đối mặt với những rủi ro khác nhau, nguy cơ tiềm ẩn cũng khác nhau. Mỹ vốn là quốc gia phát triển số một trên thế giới, GDP của Mỹ hiện chiếm khoảng 28% GDP24

của toàn thế giới. Nhập khẩu của Mỹ hàng năm lên đến 1.700 tỷ USD25

, năm 2007 đã gặp phải một cuộc khủng hoảng do không khống chế các sản phẩm tài chính gây ra mà giới chuyên môn gọi là cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp. Cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ diễn biến thành khủng hoảng công nợ thứ cấp, từ đó gây ra thiệt hại lớn cho bộ máy tín dụng quốc tế. Hàng loạt các ngân hàng hàng đầu nƣớc Mỹ phải tuyên bố phá sản nhƣ Lehman Brother, Standley Morgan v.v.... Tiến trình phát triển của sự kiện này gây ảnh hƣởng ngày càng sâu với nên kinh tế Mỹ nói riêng và hệ thống kinh tế toàn cầu nói chung mà các nguyên nhân chủ yếu đƣợc đánh giá cụ thể nhƣ sau:

FED (Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ) thực hiện chính sách tiền tệ “nới lỏng” trong nhiều năm trƣớc đây, lãi suất cho vay thấp đã thúc đẩy mở rộng cho vay mua bất động sản, đối với cả khách hàng không đủ điều kiện vay vốn

Thị trƣờng tài chính, tín dụng ở Mỹ và châu Âu phát triển theo hƣớng tự do hoá nhƣng thiếu lành mạnh; cho phép các hoạt động đầu tƣ mang tính đầu cơ; mở

24

George Cooper, quý IV năm 2008 , “ Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính” , NXB LĐ & XH.

cửa tự do cho mọi loại công cụ tài chính mới xuất hiện, nhƣng không có sự kiểm soát chặt chẽ.

Lòng tin của các nhà đầu tƣ bị suy giảm đối với khả năng thanh toán của các ngân hàng và sự suy giảm mạnh của kinh tế Mỹ, châu Âu và thế giới đã kéo theo tình trạng bán tháo chứng khoán, hạn chế cho vay trên thị trƣờng, tác động lan truyền và càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

Xuất phát từ ba nguyên nhân chủ yếu trên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã và đang diễn ra với những hậu quả nghiêm trọng:

i. Hệ thống tài chính bị đổ vỡ hàng loạt với số lƣợng các ngân hàng bị đổ vỡ, sáp nhập, giải thể hoặc quốc hữu hoá tăng nhanh chóng. Từ ngày 15/9/2008 đến 6/1/2009, ở Mỹ đã có 14 ngân hàng, tính chung các nƣớc nhƣ Mỹ, Châu Âu và Nhật là 23 ngân hàng.

ii. Thị trƣờng chứng khoán suy giảm mạnh mẽ, chỉ tính riêng từ khi bắt đầu khủng hoảng các thị trƣờng chứng khoán trên toàn cầu xuống dốc không phanh, trong năm 2008, do tác động cuộc khủng hoảng nên thị trƣờng chứng khoán tài chính toàn cầu đã mất khoảng 17.000 tỷ USD. Nhìn vào bảng số liệu 2.1 ta thấy rằng, thị trƣờng chứng khoán các nƣớc mới nổi giảm 54,72%, thị trƣờng chuwnga khoán các nƣớc phát triển giảm 42,72%. Mức sụt giảm cao nhất rơi vào các nƣớc Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc khoảng hơn 70%. Ma rốc và Israel là những thị trƣờng có diễn biến tốt nhất. Tại một số thị trƣờng lớn kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng hầu hết chỉ số chứng khoán của các quốc gia đều giảm nhƣ Mỹ: chỉ số Dow Jones giảm 25,81%, chỉ số Nasdas giảm 32,03%; chỉ số S&P 500 giảm 30,47%; chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 18,29%; chỉ số Nikkey 225 của Nhật giảm 31,12%... chi tiết xem bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.2 có thể thấy diễn phức tạp lúc lên lúc xuống của hầu hết các chỉ số chứng khoán.

Bảng 2.1: Diễn biến TTCK toàn cầu (từ ngày 12/9/08 đến 12/01/2009)

Quốc gia Chỉ số 12/09/08 12/1/08

Mức tăng giảm so với 12/9 ± điểm ± % Việt Nam VN-Index 476.00 312.18 (163.82) -34.42% HASTC- Index 160.62 105.71 (54.91) -34.19% Mỹ .DJI 11,421.99 8,473.97 (2,948.02) -25.81% .NDX 1,767.13 1,201.13 (566.00) -32.03% .GSPC 1,251.70 870.26 (381.44) -30.47% Pháp .FCHI 4,332.66 3,246.19 (1,086.47) -25.08% Anh .FTSES 5,416.73 4,426.19 (990.54) -18.29% Nga .RTX 1,991.10 1,014.33 (976.77) -49.06% Thailand .SETI 654.34 452.80 (201.54) -30.80% Úc .AORD 4,957.10 3,624.00 (1,333.10) -26.89% Nhật Bản .N225 12,214.76 8,413.90 (3,800.86) -31.12% hàn Quốc .KS11 1,477.92 1,156.75 (321.17) -21.73% Trung Quốc .SSEC 2,079.67 1,900.35 (179.33) -8.62% Hongkong .HSI 19,352.90 13,971.00 (5,381.90) -27.81%

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam)

SSEC FTSE N225 DJI 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000 5,500 12/09/08 26/09/08 10/10/08 24/10/08 07/11/08 21/11/08 05/12/08 19/12/08 05/01/09 7,000 8,000 9,000 10,000 11,000 12,000

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam )

iii. Giá cả bất động sản suy giảm mạnh. Tính riêng tại Mỹ, trong tháng 11 giá bất động sản giảm từ 21-50%, cụ thể ở một số khu vực nhƣ: 50% ở Contra Costa; 38% ở Solano, 37% ở Alameda, 34% ở Santa Clara, 34% ở Solano, 28% ở Marin, 28% ở Napa, 26% ở San Mateo và 21% ở San Francisco. Số lƣợng nhà giao bán tăng do có nhiều ngƣời không có khả năng thanh toán khiến các ngân hàng bán ra mạnh hơn, tăng từ 15-90%; (90% ở Solano, 62% ở Contra Costa, 24% ở Solano, 20% ở Alameda, 15% ở Nape, 29% ở San Francisco, 25% ở Marin, 21% ở San Mateo, 15% ở Santa Clara)26.

iv. Cuộc khủng hoảng khiến cho giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới đều sụt giảm mạnh. Xem xét bảng số liệu 2.3, giá dầu giảm mạnh do nhu cầu suy yếu trƣớc bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, đồng USD hồi phục so với các đồng tiền chủ chốt khác, hoạt động đầu cơ cũng phần nào giảm trƣớc bối cảnh không sáng sủa của kinh tế thế giới. Mức thấp nhất của giá dầu trong thời gian qua là 30,28USD/thùng vào ngày 23/12/2008, tình hình suy giảm nghiêm trọng kéo theo đó là hàng loạt các mặt hàng khác cũng sụt giảm theo. Chỉ riêng giá vàng có diễn biến tăng trong thời kỳ trên là do tâm lý của nhà đầu tƣ lựa chọn chuyển đổi sang kênh đầu tƣ an toàn hơn. Chi tiết xem bảng số liệu 2.3 dƣới đây:

26

Bảng 2.3: Diễn biến giá cả hàng hoá thế giới (Từ 12/9/2008 đến 12/1/2009)

Chỉ tiêu 12/09/08 12/01/09 Tăng giảm so với 12/9

Số tuyệt đối ± % 1. Giá hàng hoá - Giá vàng 763.45 820.25 56.80 7.44 - Giá dầu mỏ 101.19 37.62 -63.57 -62.82 - Giá thép xây dựng 44680.00 30930.00 -13750 -30.77 - Giá ngũ cốc 457.40 349.10 -108.30 -23.68 - Giá cao su 420.00 228.25 -191.75 -45.65 - Giá đƣờng 376.20 339.10 -37.10 -9.86 - Giá Ga 118.64 58.20 -60.44 -50.94

- Giá phân Urê 770.00 215.00 -555.00 -72.08

- Giá gạo 700 540.00 -160 -22.86

- Cà phê 1703.40 1485.00 -218.40 -12.82

2. Libor kỳ hạn qua đêm 2.15 0.10 -2.04 -2.04

3. Tỷ giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- EUR/USD 1.42 1.32 -0.10 -6.99 - GBP/USD 1.79 1.47 -0.32 -18.06 - USD/JPY 107.92 89.25 -18.67 -17.30 - USD/CNY 6.8370 6.84 0.00 0.00

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam )

v. Lãi suất biến động mạnh do các điều kiện trên thị trƣờng tài chính thế giới bƣớc vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ qua buộc một loạt ngân hàng Trung Ƣơng các nƣớc thực hiện nới lỏng bằng cách liên tục cắt giảm lãi suất để đối phó với suy thoái kinh tế và bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng. Lãi suất LIBOR, SIBOR biến động mạnh. Lãi suất SIBOR kỳ hạn qua đêm ngày 17/9 tăng lên kỷ lục 6,75%/năm, ngày 05/01/2009 giảm xuống mức thấp kỷ lục

0,105%/năm, lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm tăng kỷ lục 6,87%/năm ngày 30/9/2008 giảm xuống mức thấp kỷ lục là 0,11%/năm vào ngày 19/12/200827

.

vi. Những diễn biến ngoài dự đoán của thị trƣờng tài chính làm bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nhu cầu thanh khoản USD của các ngân hàng trên toàn thế giới tăng đột biến, đẩy đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác. Đồng thời, nguy cơ suy thoái kinh tế tại những nền kinh tế đối trọng của Mỹ nhƣ khu vực đồng EUR, Nhật Bản đã làm giảm đi lợi thế cạnh tranh giữa các đồng tiền này với USD. Diễn biến đồng USD từ lúc bắt đầu khủng hoảng đến 12/1 lên giá 6,99% so với EUR; lên giá 18,06% so với GBP( đồng bản Anh); nhƣng giảm giá 17,3% so với JPY( đồng yên Nhật).

vii. Tình hình suy thoái kinh tế diễn ra trên diện rộng, suy thoái kinh tế là tốc độ tăng trƣởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) âm liên tục trong 2 quý. Suy giảm kinh tế là tốc độ tăng của GDP bị giảm sút trong nhiều quý (3,4 quý). Đến nay, có ít nhất 20 nƣớc28

chính thức tuyên bố rơi vào suy thoái gồm những nền kinh tế hàng đầu nhƣ Mỹ Anh, 14 nƣớc khu vực đồng EUR (trừ Pháp), Nhật Bản, Thụy Điển, Hồng Kông, Singapore. Các nền kinh tế mới nổi cũng bị tác động tiêu cực với tốc độ tăng trƣởng qua các quý sụt giảm nhƣ Trung Quốc (Q1/08: 10,6%; Q2/08: 10,1%; Q3/08: 9,0%), Ấn Độ (8,8-7,9%), Hàn Quốc (5,86-4,75-3,63%), Thái Lan (6,05-5,3-3,96%), Malaysia (7,15-6,3-4,7%)29.

Tình hình phức tạp trên thị trƣờng tài chính thế giới ngày càng gia tăng với việc liên tiếp phát hiện thêm các vụ lừa đảo tài chính tại các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp hàng đầu thế giới khiến cho lòng tin vào thị trƣờng tài chính thế giới sụt giảm đến điểm không đáy, góp phần khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính trở nên toàn diện và sâu sắc chƣa từng thấy kể từ cuộc Đại khủng hoảng thế giới năm 1930.

27

Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

29

2.1.2 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tới ngành tài chính ngân hàng Việt Nam

Để xem xét tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng, tác giả xin bắt đầu từ

thực trạng phát triển kinh tế của Việt Nam30

. Trong một vài năm trở lại đây, Việt Nam đƣợc coi là con hổ tiềm năng Châu Á- một cách gọi phóng đại của giới tài chính quốc tế, với tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn đạt trên 7% / năm; tuy nhiên một điều dễ nhận thấy là chất lƣợng tăng trƣởng của Việt Nam không phải là cao, kết cấu kinh tế không hợp lý, thiết bị cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, kinh tế thiếu sức cạnh tranh hạt nhân; kinh tế Việt Nam phát triển chủ yếu dựa vào vốn nƣớc ngoài và xuất khẩu.

Do đó khi các thị trƣờng xuất khẩu chính gặp khủng hoảng thì Việt Nam cũng gặp khó khăn và thâm hụt cán cân thƣơng mại. Mặt khác thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam lại chỉ dựa vào các sản phẩm nguyên liệu thô, tiến hành các hoạt động gia công do vậy mà hàm lƣợng xuất khẩu trong các sản phẩm thực tế của Việt Nam rất thấp thì chất lƣợng tăng trƣởng là thấp.

Một tình trạng mà các nƣớc đang phát triển hay gặp phải là đầu tƣ nóng hay còn gọi là tiền nóng; tiền nóng là một loại vốn đầu tƣ lƣu động không nhằm một mục đích cụ thể nào ngoài mục đích lợi nhuận lớn với mức rủi ro tối thiểu, nó mang tính chất đầu cơ một thời gian ngắn, khi có biến động và kiếm lợi đủ nó sẽ lƣu động rất nhanh trên thị trƣờng tài chính quốc tế - trong đó có Việt Nam.

Với tiềm năng tăng trƣởng cao, thị trƣờng tài chính nƣớc ta là điểm đến đầy hứa hẹn cho nguồn tiền nóng31, đó là lý do vì sao thị trƣờng chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ năm 2006 đến 2007. Thị trƣờng chứng khoán phát triển kéo theo thị trƣờng bất động sản, các ngân hàng thƣơng mại đua nhau cho vay vốn để đầu tƣ, khi thị trƣờng tài chính thế giới có những biến động bất thƣờng, nguồn

30

Tổng hợp từ báo cáo của Vndirect, báo cáo về kinh tế Việt Nam của Tổng Cục Thống Kê 2008 và Crisis Wars in Vietnam book.

31

tiền nóng vội rút ra, bong bóng phát triển vỡ, cộng với xuất khẩu giảm, nhập siêu tăng, cơ cấu kinh tế không ổn định đã gây cho Việt Nam một loạt khó khăn trong hệ thống tài chính: tỷ giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ giảm 0,39%, chỉ số giá tiêu dùng CPI liên tục tăng, lạm phát đạt mức hai con số, ngân hàng nhà nƣớc phải liên tục thay đổi lãi suất cơ bản, thị trƣờng chứng khoán chao đảo – giá trị hầu hết các chứng khoán giảm quá nửa, tâm lý ngƣời dân hoang mang họ đổ sô đi mua vàng và Việt Nam là nƣớc nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới với 60 tấn v.v...

Trong một thời gian dài Việt Nam lâm vào thời kỳ lạm phát và giờ thì có nguy cơ lâm vào giảm phát. Thị trƣờng tài chính gặp khó khăn thì một điều tất yếu là hệ thống ngân hàng thƣơng mại – xƣơng sống của nền kinh tế cũng sẽ trục trặc. Thể hiện cụ thể nhƣ sau:

i. Khi khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra, lƣợng tiền nóng rút ra khỏi thị trƣờng chứng khoán và bất động sản, các khoản vay của ngân hàng cho các nhà đầu tƣ trở thành nợ xấu, trong khi đối tƣợng này nắm một lƣợng vốn lớn của các ngân hàng thƣơng mại khiến cho phần lớn các ngân hàng thời kỳ này thiếu vốn.

ii. Thông tin về một cuộc suy thoái toàn cầu trở thành đề tài chủ yếu của các phƣơng tiện thông tin đại chúng cộng với một loạt tín hiệu xấu từ thị trƣờng bất động sản và thị trƣờng chứng khoán làm cho tâm lý ngƣời dân hoang mang, làn sóng đi rút tiền mua vàng ngày một gia tăng, thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Thêm nữa là chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 của ngân hàng nhà nƣớc đã thành công trong việc làm vỡ bong bóng bất động sản và giảm tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, nó đã làm giảm tính thanh khoản cho các ngân hàng, khiến các ngân hàng thƣơng mại lâm vào khó khăn trong việc huy động vốn . Một cuộc chiến lãi suất nổ ra, các ngân hàng phải huy động vốn với lãi suất rất cao, đã có thời kỳ lãi suất huy động tiết kiệm lên tới 18-19% /năm32

nhƣ vậy thì chi phí huy động vốn rất cao sẽ làm giảm đáng kể tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại trong thời kỳ này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32

Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, tháng 1 năm 2009,Báo cáo tổng kết hoạt động ngánh ngân hàng năm 2008

iii. Khi đã giải quyết đƣợc phần nào tình trạng lạm phát thì kinh tế Việt Nam gặp phải một vấn đề nghiêm trọng là sức sản xuất và tiêu dùng đã giảm đáng kể, mà đây lại là tín hiệu xấu cho phát triển kinh tế. Ngân hàng Nhà Nƣớc đƣa ra gói giải pháp kích cầu buộc các ngân hàng thƣơng mại cho vay ƣu đãi với một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Thời kỳ trƣớc do thiếu vốn nên các ngân hàng đã phải huy động với lãi suất cao giờ lại cho vay với lãi suất thấp thì ngân hàng có nguy cơ sẽ lỗ nặng, nếu không cho vay thì lại bị đọng vốn mà vẫn phải trả lãi cho khách

Một phần của tài liệu Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Trang 41 - 50)