Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của

Một phần của tài liệu Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Trang 29 - 31)

Chi phí vốn

Chí phí vốn là khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHTM, trong hoạt động kinh doanh của NHTM chỉ số này càng thấp càng tốt bởi nhƣ thế thì lợi nhuận mà các NHTM thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh vốn càng cao. Tùy thuộc vào hệ thống tiền tệ của mỗi quốc gia là khác nhau nên quy ƣớc về chi công thức tính chi phí vốn của các NHTM cũng là khác nhau. Ở Việt Nam, theo chuẩn mực các quy tắc ngân hàng do ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam công bố có nhiều cách tính chi phí vốn trong đó cách phổ biến nhất – các NHTM sử dụng rộng rãi là

Chi phí vốn = chi phí tiền gửi + chi phí hoạt động13

Trong đó:

Chi phí tiền gửi = a + b + c + d - e

a là chi phí lãi (lãi suất huy động)

b là mức dự trữ bắt buộc (mức dự trữ bắt buộc 1% áp dụng cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng, và trên 12 tháng tính đến tháng 2 năm 2009)14

c là mức dự trữ tiền mặt (các ngân hàng thƣờng dự trữ 2% tiền mặt cho mục đích thanh toán)

d là chi phí bảo hiểm tiền gửi (tùy vào tỷ lệ quy định của NHTM)

e là lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nƣớc (là 5%/năm)

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu( CAR)

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thƣớc đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó đƣợc tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn tự có của NHTM so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

CAR = Vốn tự có / Tài sản đã điều chỉnh rủi ro * 100%15

13

Chuẩn mực các quy tắc ngân hàng do ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam công bố.

14

Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam, ngày 24 tháng 2 năm 2009, Quyết định về điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc.

Trong đó:

Tài sản đã điều chỉnh rủi ro = Σ Tài sản – Tiền tại quỹ dự trữ - TSCĐ – các chứng từ có giá chứng khoán đầu tƣ dƣới 1 năm

Tỉ lệ này thƣờng đƣợc dùng để bảo vệ những ngƣời gửi tiền trƣớc rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng nhƣ hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này ngƣời ta có thể xác định đƣợc khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo đƣợc tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính vừa tự có thể bảo vệ mình vừa có thể bảo vệ khách hàng gửi tiền. Đây là một chỉ số quốc tế đƣợc hầu hết các nƣớc công nhận. Ở Việt Nam, ngân hàng nhà nƣớc quy định tỷ lệ này phải >= 8% mới là đạt yêu cầu.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động Công thức tính :

Số dƣ vốn huy động năm nay

Tốc độ tăng huy động vốn = (--- - 1 )x 100%16 Số dƣ vốn huy động năm trƣớc

Trong đó: Số dƣ vốn huy động bao gồm tiền gửi từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế (ngoại trừ tiền gửi, tiền vay của các Tổ chức tín dụng đang hoạt động kinh doanh ở trong nƣớc), phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.

Cách xếp loại17

:

Tốc độ tăng từ 10% trở lên: Xếp loại A

Tốc độ tăng từ 0% đến dƣới 10% : Xếp loại B Tốc độ tăng từ dƣới 0% trở xuống: Xếp loại C

Cơ cấu nguồn vốn huy động

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15

Hệ thống chuẩn mực quốc tế Basel II là hiệp ƣớc quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cƣờng quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng nhƣ việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Đây đƣợc xem là giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao các tiêu chuẩn ngân hàng châu Á.

16

Bộ tài chính, ngày 03.06.2004, thông tƣ số 49/2004/TT-BTC, Hƣớng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng

17

Bộ tài chính, ngày 03.06.2004, thông tƣ số 49/2004/TT-BTC, Hƣớng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính và cách xếp loại của các tổ chức tín dụng

Xu hƣớng trong cơ cấu nguồn vốn huy động của các NHTM hiện nay, cơ cấu phổ biến là tỷ trọng đồng nội tệ phải cao hơn đồng ngoại tệ, tỷ trọng của nguồn vốn trung dài hạn cao và tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn cao. Lý do là do đặc thù của từng nguồn vốn sẽ giúp ngân hàng thƣơng mại kinh doanh vốn một cách hiệu quả hơn.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

(Tổng lợi nhuận thực hiện từ kinh doanh vốn)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = ---x 100%18

Tổng nguồn vốn huy động

Cách xếp loại: 19

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng hơn so với năm trƣớc: Xếp loại A Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bằng hoặc thấp hơn năm trƣớc: Xếp loại B Tổ chức tín dụng bị lỗ : Xếp loại C.

 Lãi suất bình quân đầu vào trên lãi suất bình quân đầu ra

NHTM thực hiện kinh doanh vốn bằng cách huy động vốn với lãi suất đầu vào thấp hơn lãi suất đầu ra là lãi suất khi NHTM cho vay. Do vậy, lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn sẽ dựa vào sự chênh lệch của hai loại lãi suất này. Hiện nay, do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM mà các ngân hàng thƣờng co xu hƣớng giảm mức chênh lệch này nhƣng vẫn tăng doanh thu bằng cách tiến hành nhiều giao dịch kinh doanh vốn hơn, tuy vậy, về mặt bản chất tỷ lệ giữa lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu thì ngân hàng càng có lãi bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Trang 29 - 31)