Phân tích rủi ro tài chính tại Công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Trang 59 - 91)

2.2.2.1 Nhận diện rủi ro tài chính tại Công ty

Rủi ro tài chính đánh giá ảnh hưởng của sự vay nợ đến biến thiên của hiệu quả tài chính của Công ty. Công ty ít vay nợ, nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ huy động cổ đông thường sẽ có rủi ro tài chính thấp hơn. Ta thấy rằng lượng vốn đầu tư của chủ sở hữu từ khi cổ phần hóa đến nay của Công ty vẫn chỉ có 30 tỷ, Công ty đã không thề huy động thêm vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Nguồn vốn hoạt động thường xuyên vẫn là nguồn vốn vay từ các Ngân hàng. Công ty có tỷ trọng nợ vay

trên tổng nguồn vốn khá lớn. Khi nền kinh tế khó khăn như hiện nay thì tỷ trọng nợ vay lớn sẽ gây một số bất lợi cho Công ty. Do đó, cơ cấu nguồn vốn với nợ vay chủ yếu này tiềm ẩn rủi ro tài chính cho Công ty.

Trong giai đoạn vừa qua lãi suất vay biến động khá bất thường, có lúc nhảy vọt như năm 2008, nhưng có lúc chừng xuống như giai đoạn cuối năm 2009 làm cho chi phí lãi vay biến động mạnh gây ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Biến động của lãi suất vay có ảnh hưởng mạnh đến Công ty. Nguồn vốn hoạt động thường xuyên của Công ty chủ yếu là vốn vay nên độ nhạy cảm của Công ty với lãi suất là rất mạnh. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của Công ty vì nó tác động đến hiệu quả kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của hiệu quả tài chính.

Chi phí lãi vay ở mức quá cao trong khi doanh thu không bù đắp nổi sẽ làm cho lợi nhuận biến động mạnh, hiệu quả sử dụng vốn sẽ rất thấp. Đặc biệt khi Công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ vay đến hạn sẽ là một rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động của Công ty gây ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Do đó Công ty phải có khả năng thanh toán tốt thì rủi ro tài chính mới thấp.

Khi xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Công ty đồng tiền thanh toán chủ yếu là EUR và USD nên khi tỷ giá ngoại tệ không ổn định sẽ gây nên rủi ro cho Công ty. Trong trường hợp xuất khẩu là tỷ giá lúc khách hàng thanh toán hợp đồng giảm so với lúc ký kết hợp đồng khiến lợi nhuận dự kiến bị giảm. Ngược lại khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị tỷ giá lúc thanh toán cho người bán tăng so với lúc kí kết hợp đồng sẽ làm cho chi phí tăng cao so vơi dự kiến làm lợi nhuận biến động. Công ty có độ nhạy cảm với tỷ giá cao thì rủi ro tài chính càng cao.

Những biến động của giá cả khiến Công ty không kiểm soát tốt biến động các chi phí đầu vào, làm chi phí tăng đột biến trong khi việc tăng giá cả sản phẩm đầu ra của Công ty không mấy dễ dàng. Do đó Công ty có độ nhạy cảm giá cao sẽ gây nên rủi ro cao cho Công ty. Như năm 2008, giá cả chi phí đầu vào tăng trong khi giá đầu ra không đổi so với năm 2007 làm cho lợi nhuận của Công ty biến động mạnh.

2.2.2.2 Phân tích rủi ro tài chính tại Công ty

Phân tích rủi ro tài chính qua độ biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Cơ sở để phân tích rủi ro tài chính cũng giống như khi phân tích rủi ro kinh doanh của Công ty, nghĩa là rủi ro tài chính sẽ được đánh giá thông qua sự biến động của chỉ tiêu tương ứng. Do đó, rủi ro tài chính sẽ được đánh giá thông qua mức độ biến động của hiệu quả tài chính, tức là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Sự biến động của ROE càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn. Với ý nghĩa

đó độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên được tiếp tục sử dụng để đánh giá rủi ro tài chính.

Bảng 2.14: ROE của Forexco giai đoạn 2008-2011

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.LNTT 333 5.696 6.941 6.140

2.VCSH bình quân 37.359 38.133 41.453 41.825

3.ROE(%)

(=(1)/(2)*100%) 0,89% 14,94% 16,75% 14,68%

Trong phân tích hiệu quả tài chính, khả năng sinh lời của VCSH (ROE) được tính như sau:

Tuy nhiên trong trường hợp phân tích cụ thể cho Forexco nếu sử dụng chỉ tiêu LNST để tính toán ROE sẽ không đảm bảo tính đồng nhất giữa các năm. Do thuế suất thuế TNDN của Công ty trong giai đoạm vừa qua mỗi năm được áp dụng khác nhau. Năm 2008 và năm 2009 công ty được giảm 50% thuế và năm 2010, năm 2011 Công ty chịu mức thuế TNDN là 25%. Vì thế sử dụng chỉ tiêu LNTT thay cho LNST để loại trừ sự thay đổi chính sách thuế TNDN khi tính ROE qua các năm. Khi so sánh hai công ty cùng ngành, cũng để đảm bảo tính so sánh mức độ rủi ro tài chính giữa các công ty cùng ngành nên khi tính toán chỉ tiêu ROE của các công ty khác cũng sử dụng LNTT.

Bảng 2.15: Hệ số biến thiên ROE của Forexco giai đoạn 2008-2011

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.ROE 0,89% 14,94% 16,75% 14,68%

2.ROE bình quân 11,81%

3.Độ lệch chuẩn 0,0734

4.Hệ số biến thiên (=(3)/(2)) 0,621

Tương tự ta cũng có được hệ số biến thiên ROE của hai công ty cùng ngành:

Bảng 2.16. So sánh hệ số biến thiên ROE giữa các công ty

Công ty ROE bình quân Độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên

Forexco 11,81% 0,0734 0,6213

Đức Thành 29,90% 0,0722 0,2415

Thuận An 8,34% 0,0140 0,1679

Qua bảng trên ta thấy hệ số biến thiên ROE của Forexco là cao nhất 0,6213, sau đó đến Đức Thành 0,2415 và Thuận An thấp nhất 0,1679. Do đó rủi ro tài chính của

Khả năng sinh lời VCSH = (ROE)

Lợi nhuận sau thuế

Forexco là cao nhất. Mặc dù Forexco có rủi ro cao nhất nhưng ROE bình quân lại thấp (thấp hơn Đức Thành).

Biểu đồ 2.8: Sự biến động ROE của các công ty giai đoạn 2008-2011

Biểu đồ 2.8 cho thấy ROE của 3 công ty đều có biến động mạnh, không có xu hướng ổn định. Đặc biệt nhìn vào biểu đồ ta thấy đường biểu thị ROE của Forexco có độ dốc lớn hơn 2 công ty còn lại thể hiện sự biến động mạnh hơn. Đồng thời trong năm 2011 khi công ty Đức Thành tăng mạnh ROE thì ROE của Forexco lại giảm mạnh. Năm 2010, đối với Forexco100 đồng vốn chủ sở bỏ ra đầu tư tạo ra 16,75 đồng LNTT nhưng đến năm 2011 thì 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư chỉ mang lại 14,68 đồng LNTT. Trong giai đoạn 2008-2010 thì ROE của Forexco có xu hướng tăng nhưng lại giảm đột ngột vào năm 2011. Đây là dấu hiệu không tốt đòi hỏi Công ty phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp để tăng ROE trong tương lai.

Lý do ROE tăng trong giai đoạn 2008-2010 là do LNTT và VCSH bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng LNTT cao hơn nhiều so với VCSH. Ngược lại năm 2011, ROE giảm là do VCSH tăng nhưng LNTT lại giảm.

Bảng 2.17: Tôc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh ROE của Forexco giai đoanh 2008-2011

Chỉ tiêu Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010

1.Tốc độ tăng của LNTT 1611,49% 21,85% -11,55%

2.Tốc độ tăng của VCSH 2,07% 8,71% 0,90%

3.Tốc độ tăng của ROE 1576,74% 12,09% -12,33%

Năm 2010, LNTT tăng 21,85% thì VCSH tăng 8.71%. Sang năm 2011, trong khi VCSH tăng rất ít 0,9% thì LNTT lại giảm đến 11,55% đã làm ROE giảm

12,33% so với năm 2010. VSCH tăng khá nhẹ là do từ khi cổ phần hóa đến nay Công ty không phát hành thêm cổ phiếu, tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là nợ vay. Nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn. Do đó tác động chính yếu đến hiệu quả tài chính chính là chỉ tiêu lợi nhuận, lợi nhuận tăng sẽ cải thiện ROE và ngược lại. Sau đây sẽ tìm hiểu sâu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, tác động đến rủi ro tài chính của Forexco.

Các nhân tố ảnh hưởng đến độ biến thiên của hiệu quả tài chính (ROE)

Theo phương pháp Dupond ta có công thức sau :

1

Theo công thức trên cho thấy, khả năng sinh lời VCSH phụ thuộc vào khả năng sinh lời tổng tài sản và tỷ số nợ. Biến động khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) biểu hiện rủi ro kinh doanh của Công ty (đã được phân tích ở trên). Do đó rủi ro tài chính phụ thuộc vào rủi ro kinh doanh và tỷ số nợ.

Nhân tố rủi ro kinh doanh (gắn liền với hiệu quả kinh doanh)

Rủi ro kinh doanh là nhân tố quan trọng tác động đến rủi ro tài chính. Thường thì rủi ro kinh doanh càng cao thì rủi ro tài chính càng cao. Với kết quả phân tích ở trên cho thấy rủi ro kinh doanh của Công ty là ở mức trung bình trong giai đoạn 2008-2010 nhưng đã tăng cao ở năm 2011. Do đó rủi ro tài chính cũng tăng cao.

Nhân tố tỷ số nợ

Sử dụng nợ càng nhiều thì độ biến thiên ROE càng lớn, rủi ro tài chính càng cao.

Bảng 2.18: Cơ cấu nợ của Forexco giai đoạn 2008-2011

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.Tỷ suất nợ (%) 64,93 64,35 65,45 65,75

2. Tỷ suất tự tài trợ (%) 35,07 35,65 34,55 34,25

3. Tỷ số Nợ/VCSH 185,11 180,53 189,42 192,01

4.Tỷ trọng Nợ ngắn hạn/Tổng nợ(%) 85,30 86,57 88,79 90,20 5.Tỷ trọng Nợ vay ngắn hạn/Tổng nợ(%) 63,36 61,14 53,91 58,50

Bảng 2.18 cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Forexco mang nhiều rủi ro tiềm ẩn với tỷ số nợ khoảng 65%. Trong đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn

Doanh lợi doanh thu Vòng quay tổng tài sản 1 1 – tỷ số nợ x

Khả năng sinh lời VCSH = (ROE)

x

= Khả năng sinh lời tổng

tài sản (ROA) x

1 1 – tỷ số nợ

trong cơ cấu nợ của Công ty. Ngoài các khoản nợ nhà cung cấp, người lao động thì nợ vay là khoản nợ chủ yếu, chiếm 60% trong tổng nợ. Như vậy, tài trợ hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là các khoản nợ vay ngân hàng có thời hạn dưới một năm, có rủi ro thanh toán cao. Nguyên nhân chính là do Công ty không huy động được nguồn vốn từ cổ đông vì kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua còn thấp và không ổn định, thậm chí có năm gần như hòa vốn (năm 2008). Vì vậy cổ đông chưa tin tưởng vào Công ty, rất khó để phát hành thêm cổ phiếu. Công ty phải thường xuyên duy trì các hoản nợ vay để đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục. Theo lý thuyết, Nợ càng nhiều thì biến thiên ROE càng lớn. Do đó, đây là nguyên nhân thứ hai khiến rủi ro tài chính của Công ty cao.

Nguyên nhân của các vấn đề được nói ở trên là do chi phí sử dụng vốn giữa vốn vay và vốn cổ đông là rất khác biệt. Chi phí sử dụng vốn vay gắn liền với yếu tố lãi suất vay ngân hàng, mức độ lạm pháp, tỷ giá ngoại tệ.. Tuy nhiên khả năng sử dụng vốn vay hiệu quả hay không lại còn tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh của từng công ty. Trong trường hợp của Forexco, do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới, lãi suất vay biến động rất thất thường, có lúc chỉ 7,5% nhưng có năm lên đến 21% đã làm cho kết quả kinh doanh không mấy ổn định. Từ đó việc sử dụng nợ của Công ty cũng tác động đến ROE theo kiểu lên xuống thất thường, dẫn đến rủi ro tài chính của Công ty cao. Chính sự gắn liền giữa nguồn vốn vay nợ với lãi suất vay nên việc sử dụng nợ cao đã gây nên độ biến thiên càng cao của ROE làm rủi ro tài chính của Công ty cao.

Như vậy, việc duy trì một tỷ trọng nợ khá cao đã làm cho ROE biến thiên khá mạnh, từ đó gia tăng rủi ro tài chính cho Công ty. Sự biến thiên của chi phí lãi vay là rất khó kiểm soát bởi ngoài chịu ảnh hưởng của bản thân các khoản vay nợ nó còn chịu tác động của chính sách tiền tệ. Vì thế việc sử dụng nợ vay quá nhiều đã làm cho Công ty gặp nhiều rủi ro.

So sánh với hai công ty cùng ngành:

Xét về rủi ro tài chính thì Đức Thành và Thuận An có rủi ro thấp hơn Forexco. Khi phân tích rủi ro kinh doanh theo biến động doanh thu ta thấy mức rủi ro của Forexco cao hơn Đức Thành. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn khá an toàn với tỷ trọng nhỏ đã giúp hai công ty này có rủi ro tài chính thấp. Dưới đây là đồ thị thể hiện tỷ trọng nợ của 2 công ty này.

Biểu đồ 2.9: Tỷ suất Nợ của Forexco và hai công ty cùng ngành giai đoạn 2008-2011

Qua biểu đồ 2.9 cho thấy, trong giai đoạn 2008-2011 tỷ suất nợ của Forexco là ít biến động nhất và đồng thời ở mức cao nhất. Cả Thuận An và Đức Thành tỷ suất nợ đều có biến động mạnh nhưng nhìn chung có xu hướng giảm. Tỷ suất nợ cao nhất của hai công ty này trong giai đoạn vừa qua cũng chỉ mới khoản 50% trong khi Forexco luôn giữ mức tỷ suất nợ khoản 65%. Sử dụng nợ ở mức quá cao so với 2 công ty cùng ngành là nguyên nhân làm rủi ro tài chính của công ty cao ngất ngưỡng.

Kết luận: Rủi ro tài chính của Công ty xét theo biến thiên của ROE là rất cao so với các công ty trong ngành. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của Công ty nhưng hai nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất chính là rủi ro kinh doanh và tác động của việc sử dụng nợ đến sự biến thiên hiệu quả tài chính.

Phân tích rủi ro tài chính qua đòn bẩy tài chính

Ảnh hưởng của việc sử dụng nợ còn thể hiện qua độ lớn đòn bẩy tài chính. Theo đó, độ lớn đòn bẩy tài chính càng cao thì rủi ro tài chính càng cao.

Bảng 2.19: Độ lớn đòn bẩy tài chính của Forexco giai đoạn 2008-2011

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. EBIT 6.832 9.425 10.853 10.716

2. Chi phí lãi vay 6.499 3.729 3.912 4.577

3.Độ lớn đòn bẩy tài chính

( =(1)/((1)-(2)) ) 20,53 1,65 1,56 1,75

Với cách tính tương tự, ta có độ lớn đòn bẩy tài chính của Đức Thành và Thuận An như sau:

Bảng 2.20: Độ lớn đòn bẩy tài chính của Đức Thành và Thuận An giai đoạn 2008-2011

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Đức Thành 1,07 1,03 1,07 1,07

Thuận An 1 1,03 1,03 1,02

Qua 2 bảng 2.19 và 2.20 trên ta thấy, độ lớn đòn bẩy tài chính của Forexco là lớn nhất so với hai công ty cùng ngành. Đặc biệt, độ lớn đòn bẩy tài chính của Forexco rất cao vào năm 2008 lên đến 20,53. Trong khi Đức Thành và Thuận An độ lớn đòn bẩy tài chính chỉ khoảng 1,03 và tương đối ổn định. Điều này cho thấy rủi ro tài chính của Công ty cao hơn nhiều so với các công ty trong ngành.

Mặc dù đòn bẩy tài chính được sử dụng như một công cụ để khuếch đại lợi nhuận trước thuế và lãi vay nhưng nếu không sử dụng cẩn thận thì nó là “con dao hai lưỡi” sẽ làm công ty rơi vào tình trạng khốn đốn. Điển hình như năm 2008 khi mà độ lớn đòn bẩy tài chính lên đến 20,53, lợi nhuận đã không hề được khuếch đại mà ngược lại Công ty ở mức hòa vốn.

Độ lớn đòn bẩy tài chính như cách tính trên phụ thuộc vào 2 nhân tố là lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay. Theo đó chi phí lãi vay cao và lợi nhuận thấp sẽ làm tăng độ lớn đòn bẩy tài chính.

• Chi phí lãi vay của Công ty là khá cao. Nguyên nhân là vì tỷ suất nợ của Công ty khá lớn, trong đó tỷ trọng nợ vay ngắn hạn chiếm gần 80%. Trong khi đó, cơ cấu nguồn vốn của Đức Thành và Thuận An khá an toàn, hoạt đông kinh doanh được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn huy động cổ đông, tỷ suất nợ chỉ khoản 40%.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Trang 59 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)