Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Trang 31 - 91)

2.1.3.1 Bộ máy quản lý tại Công ty

Sơ đồ 2.1.3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Chủ tịch HĐQT Ban Giám Đốc Ban kiểm soát

P.Giám đốc phát triển sản xuất P.Giám đốc phát triển thương mại P.Xúc tiến thương mại P.Lâm sinh và nguyên liệu giấy

P.Tổ chức - Hành chính P.Tài vụ P.Kế hoach kinh doanh Xí nghiệp chế biến Lâm sản Điện Ngọc Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam Xí nghiệp Mộc Việt Đức Xí nghiệp Lâm đặc sản Tam Kỳ Xí nghiệp chế biến Lâm sản Hòa Nhơn

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ tham mưu Quan hệ chức năng

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy quản lý

Các thành viên bộ phận quản lý

Chủ tịch hội đồng quản trị khiêm giám đốc

Phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm bảo tồn và phát triển vôn góp của các cổ đông, đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Tổ chức quản lý sản xuất, xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ công nhân viên và lao động toàn bộ Công ty. Phụ trách công tác thi đua khen thưởng tại Công ty. Trực tiếp theo dõi phòng tổ chức, phòng tài vụ Công ty. Trực tiếp theo dõi công tác Đảng và công tác đoàn thể.

Phó giám đốc phụ trách thương mại

Tham mưu cho giám đốc, chỉ đạo các phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về các lĩnh vực được giao như công tác lâm sinh nguyên liệu giấy, trồng và khai thác rừng; công tác lao động tiền lương; trực tiếp chỉ đạo công tác thu mua và cung ứng nguyên liệu giấy cho liên doanh VIJACHIP… và thực hiện một số công tác khác do giám đốc phân công.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất

Tham mưu cho giám đốc và các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về các lĩnh vực được phân công như: công tác sản xuất hàng mộc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; xây dựng chiến lược phát triển thị trường và khách hàng; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn Công ty, trực tiếp chỉ đạo về công tác Marketing… và thực hiện một số công tác khác do giám đốc phân công.

Phòng tổ chức hành chính

Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc việc tổ chức sắp xếp bộ máy và nhân sự toàn Công ty, về công tác lao động tiền lương, về khen thưởng kỉ luật… Trực tiếp thực hiện và chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động toàn Công ty đúng với quy định của Công ty và qui định của pháp luật hiện hành và thực hiện công tác hành chính và một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban giám đốc Công ty.

Phòng tài vụ

Tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác tài chính của Công ty nhằm bảo toàn và phát triển vốn và thực hiện một số nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch tài chính của toàn Công ty; tổ chức và theo dõi công tác hạch toán ở văn phòng và ở các đơn vị;

thưc hiện điều hòa vốn, quản lý kiểm tra nguồn vốn, tài chính của Công ty…. và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của giám đốc Công ty.

Phòng kế hoạch kinh doanh

Tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác Marketing, mở rộng thị trường, công tác xây dựng cơ bản, đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và thực hiện một số nhiệm vụ như: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho toàn Công ty; trực tiếp theo dõi công tác sản xuất sản phẩm của các đơn vị sản xuất hàng mộc để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng mẫu mã theo các đơn đặt hàng… và thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.

Phòng lâm sinh nguyên liệu giấy

Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, quản lý và thực hiện các dự án trồng rừng, khai thác rừng và cung ứng nguyên liệu giấy và thực hiện một số công việc như sau: xây dựng kế hoạch trồng, chăm sóc và khai thác rừng; lập kế hoạch và thực hiện cung ứng nguyên liệu giấy cho nhà máy liên doanh VIJACHIP; tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ diện tích trồng rừng, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp giải quyết… và thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.

Phòng xúc tiến thương mại

Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tìm kiếm khách hàng mới, nguyên liệu mới và chương trình mới như : thực hiện các chương trình có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, 2000, chương trình quản lý chất lượng QWAY, chương trình an sinh xã hội SA8000; một phần chương trình ISO 4001; chương trình suy nguyên nguồn gốc COC… và thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc phân công.

Các đơn vị trực thuộc

Là những đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, được mở tài khoản riêng tại các ngân hàng. Giám đốc các đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo có hiệu quả, nhằm bảo tồn và phát triển vốn Công ty giao và có các trách nhiệm phù hợp với từng đơn vị.

Xí nghiệp Mộc Việt Đức, xí nghiệp Chế biến Lâm sản Điện Ngọc, xí nghiệp Chế biến Lâm sản Hòa Nhơn, xí nghiệp Lâm đặc sản Tam Kỳ:

Đây là bốn đơn vị chuyên sản xuất hàng mộc xuất khẩu có số lượng lớn nhất Công ty với những nhiệm vụ: sản xuất hàng mộc xuất khẩu vầ tiêu thụ nội địa; gia công một số sản phẩm cho khách hàng; chịu trách nhiệm quản lý sản xuất tại đơn vị nhằm đảm bảo tiến độ, chế độ, chất lượng mẫu mã theo từng đơn đặt hàng của Công ty giao… và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban giám đốc.

Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam:

Xí nghiệp này có nhiệm vụ chủ yếu là trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng từ nguồn vốn vay của VIJACHIP, các dự án JIBC, PASA…

Phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc

Phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc thể hiện qua các mặt như sau:

Các đơn vị trực thộc là những đơn vị hạch toán phụ thộc có con dấu riêng, được thành lập theo quyết định của HĐQT, được mở tài khoản tại các ngân hàng. Đứng đầu các đơn vị trực thuộc là Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh và nhân sự tại Đơn vị mình, đảm bảo thực hiện có hiệu quả kế hoạch của Công ty giao vào đầu mỗi kỳ.

Các đơn vị trực thuộc được Công ty giao vốn hoạt động khi có nhu cầu vốn phát sinh theo mỗi đơn đặt hàng. Mỗi khi có nhu cầu vốn phát sinh, đơn vị sẽ làm đơn yêu cầu Công ty cấp vốn. Nếu xét thấy việc cấp vốn này là hợp lý và phù hợp với từng đơn đặt hàng thì yêu cầu này sẽ được Công ty thông qua.

Đối với những hợp đồng xuất khẩu hàng mộc, Giám đốc Công ty hoặc trưởng phòng kế hoạch kinh doanh đứng ra ký kết hợp đồng. Sau đó, tùy thuộc vào giá trị kinh tế của từng hợp đồng là lớn hay nhỏ Công ty sẽ giao việc thực hiện các đơn đặt hàng theo khả năng của từng đơn vị trực thuộc.

Đối với những đơn đặt hàng nội địa, những hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ hơn 500 triệu, các đơn vị trưc thuộc có quyền tự quyết định. Những hợp đồng có giá trị trên 500 triệu thì phải thông qua Giám đốc Công ty xem xét, phê duyệt.

2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 năm 2008 đến năm 2011

Bảng 2.1: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 – 2011

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Tổng doanh thu đồng 222.311.471.268 141.931.195.692 222.981.478.008 252.878.845.277 2. Tổng lợi nhuận trước thuế đồng 332.838.654 5.696.493.746 6.941.370.838 6.139.704.162 3. Tổng lợi nhuận sau thuế đồng 332.838.654 4.373.815.382 5.169.488.733 4.937.286.336 4. Tổng số thuế phải nộp NSNN đồng 2.206.820.659 1.268.212.275 4.255.471.773 4.335.657.665 5. Tổng tài sản bình quân đồng 106.515.324.959 106.976.677.650 119.974.359.077 122.132.113.203 6. Tổng NVCSH bình quân đồng 37.359.061.269 38.133.286.881 41.453.193.570 41.824.752.939 7. Tổng số lao động người 950 910 915 900 8. Thu nhập bình quân/tháng đồng 1.475.000 1.525.000 1.570.000 1.640.000 9. Tỷ suất LNST/Tài sản (ROA) % 0,31 4,09 4,31 4,04 10. Tỷ suất LNST/VCSH (ROE) % 0,89 11,47 12,47 11,80

Qua bảng trên ta thấy, tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên qua các năm, thể hiện sự phát triển của Công ty tuy nhiên sự gia tăng này không đồng đều. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên qua các năm chứng tỏ Công ty tích lũy ngày càng nhiều để tăng cường tái đầu tư đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Tuy nhiên tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu còn chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Công ty nên tăng cường vốn chủ sở hữu, giảm bớt vay nợ để tăng cường sức mạnh tài chính của Công ty cũng như để đem lại hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn.

Doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2008-2011 biến động khá mạnh. Sự biến động này không theo xu hướng nào cả và đặc biệt giảm mạnh ở năm 2009. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều biến động làm giá cả nguyên vật liệu liên tục tăng cao và làm cho sức mua giảm gây nên nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Đến năm 2010, thị trường gỗ dần hồi phục sau cơn suy thoái, Công ty có nhiều đơn đặt hàng hơn và doanh thu tăng mạnh.

Tổng lợi nhuận trước thuế, cũng như lợi nhuận sau thuế tăng dần qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đã nỗ lực hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng, năm 2008 mức lợi nhuận là rất thấp gần như hòa vốn. Nguyên nhân là do Công ty không kiểm soát tốt chi phí, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo phải gia công lại.

Đồng thời ta cũng nhận thấy rằng, lợi nhuận thu được so với doanh thu là rất thấp. Đây là dấu hiệu không tốt bởi nó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả không cao. Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA), cũng như tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu đều có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên mức độ tăng không đều và có giảm trong năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2011, trong khi tổng tài sản tăng thì lợi nhuận sau thuế lại giảm làm ROA và ROE năm này đều giảm. Đặc biệt, tỷ suất sinh lời năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008, ROA tăng từ 0,31% lên 4,19%, ROE tăng từ 0.89% lên 11,47%. Nguyên do là năm 2009 mặc dù doanh thu giảm mạnh nhưng do kiểm soát tốt chi phí nên lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với năm 2008. Công ty cần cố gắng nhiều hơn nữa để hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao các tỷ số hiệu quả sinh lời.

Công ty đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 900 lao động với mức thu nhập ngày càng tăng. Công ty đã tinh giảm, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu lao động hợp lý hơn qua các năm. Đồng thời, với mức thu nhập của người lao động cao hơn so với các công ty trong địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thể hiện Công ty có chính sách tuyển dụng tốt, thu hút người lao động cũng như Công ty đã chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Ngoài ra, số thuế Công ty đóng góp vào ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, Công ty nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Những điều này đã góp phần làm tăng hình ảnh của Công ty.

2.2 Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính ở Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất hẩu Quảng Nam sản xuất hẩu Quảng Nam

2.2.1 Phân tích rủi ro kinh doanh tại Công ty 2.2.1. 1 Nhận diện rủi ro kinh doanh tại Công ty 2.2.1. 1 Nhận diện rủi ro kinh doanh tại Công ty

Rủi ro của ngành gỗ Việt Nam:

Hiện nay kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 5 sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Tuy nhiên ngành gỗ của nước ta có đặc thù riêng như: non trẻ, tốc độ phát triển nhanh, dễ thích nghi với thị trường mới nhưng cũng dễ bị tổn thương khi có tác động từ bên ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ chủ động mà phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Trong số 2500 doanh nghiệp hoạt động ngành gỗ thì có hơn 50% là cơ sở chế biến quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản, cũ kĩ. Số và chất lượng đội ngũ công nhân trong ngành chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu kỹ năng.

Về nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ

của Việt Nam thiếu trầm trọng. Hàng năm phải nhập khẩu 80% nguyên liệu gỗ, chiếm khoản 60% giá thành sản phẩm. Năm 2006 để xuất khẩu đạt 1,93 tỷ USD phải nhập trên 1 tỷ USD nguyên liệu gỗ. Còn nguyên liệu trong nước, do công tác quy hoạch còn bất cập, các dự án đầu tư rừng nguyên liệu gỗ chưa được quan tâm đúng mức, sản lượng gỗ khai thác phục vụ chế biến xuất khẩu còn gặp nhiều khó

khăn. Mạng lưới chế biến gỗ chưa có sự thống nhất để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nguyên liệu gỗ vốn đã khan hiếm.

Vì doanh nghiệp trong nước phụ thộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu nên thiếu tính chủ động. Phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu không chỉ làm cho giá trị gia tăng của ngành gỗ ở mức thấp mà còn đẩy họ vào những rủi ro khó lường. Đó là rủi ro về thay đổi chính sách về khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu đa dạng và phong phú về nguồn gốc, chất lượng chủng loại nhưng lại khác biệt về hệ thống đo đạc và hệ thống quy đổi.

Về mặt pháp lý: Để được nhập khẩu gỗ vào thị trường Mỹ và châu Âu doanh

nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những rào cản thương mại khắc khe. Cụ thể là đạo luật Lacey và FLEGT về cấm buôn bán gỗ bất hợp pháp. Luật Lacey áp dụng từ tháng 6/2010 cho tất cả các nhà cung cấp và sản xuất gỗ phải tuân thủ về khai báo nguồn gỗ cung cấp hợp pháp nếu không sẽ bị kiện tại Mỹ. Luật FLEGT do cộng đồng châu Âu soạn thảo dựa trên đạo luật Lacey và sẽ chính thức áp dụng vào tháng 01/2012.

Mỹ và EU cũng là hai thị trường đòi hỏi các nhà xuất đồ gỗ phải có chứng nhận FSC (Hội đồng các nhà quản lý rừng) đối với nguồn nguyên liệu gỗ, một tiêu chuẩn khắc khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng rừng trồng ở Việt Nam. Hậu quả là để đáp ứng các yêu cầu có chứng chỉ FSC các nhà sản xuất phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ FSC giá thành sản phẩm đội lên nên khó cạnh tranh được và giá trị giă tăng của ngành gỗ bị giảm sụt quá nhiều so với những quốc gia có hệ thống chứng chỉ.

Về đối thủ cạnh tranh: Không chỉ khó khăn về thị trường xuất khẩu hay trong nội bộ sản xuất mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với những đối thủ mạnh như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia…cũng như các quy định mới của thị trường lớn về đồ gỗ.

Các doanh nghiệp gỗ nước ngoài chủ yếu là Trung quốc đang tăng cường

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Trang 31 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)