Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Trang 34 - 36)

Bảng 2.1: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 – 2011

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Tổng doanh thu đồng 222.311.471.268 141.931.195.692 222.981.478.008 252.878.845.277 2. Tổng lợi nhuận trước thuế đồng 332.838.654 5.696.493.746 6.941.370.838 6.139.704.162 3. Tổng lợi nhuận sau thuế đồng 332.838.654 4.373.815.382 5.169.488.733 4.937.286.336 4. Tổng số thuế phải nộp NSNN đồng 2.206.820.659 1.268.212.275 4.255.471.773 4.335.657.665 5. Tổng tài sản bình quân đồng 106.515.324.959 106.976.677.650 119.974.359.077 122.132.113.203 6. Tổng NVCSH bình quân đồng 37.359.061.269 38.133.286.881 41.453.193.570 41.824.752.939 7. Tổng số lao động người 950 910 915 900 8. Thu nhập bình quân/tháng đồng 1.475.000 1.525.000 1.570.000 1.640.000 9. Tỷ suất LNST/Tài sản (ROA) % 0,31 4,09 4,31 4,04 10. Tỷ suất LNST/VCSH (ROE) % 0,89 11,47 12,47 11,80

Qua bảng trên ta thấy, tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên qua các năm, thể hiện sự phát triển của Công ty tuy nhiên sự gia tăng này không đồng đều. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên qua các năm chứng tỏ Công ty tích lũy ngày càng nhiều để tăng cường tái đầu tư đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Tuy nhiên tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu còn chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Công ty nên tăng cường vốn chủ sở hữu, giảm bớt vay nợ để tăng cường sức mạnh tài chính của Công ty cũng như để đem lại hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn.

Doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2008-2011 biến động khá mạnh. Sự biến động này không theo xu hướng nào cả và đặc biệt giảm mạnh ở năm 2009. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều biến động làm giá cả nguyên vật liệu liên tục tăng cao và làm cho sức mua giảm gây nên nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Đến năm 2010, thị trường gỗ dần hồi phục sau cơn suy thoái, Công ty có nhiều đơn đặt hàng hơn và doanh thu tăng mạnh.

Tổng lợi nhuận trước thuế, cũng như lợi nhuận sau thuế tăng dần qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đã nỗ lực hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng, năm 2008 mức lợi nhuận là rất thấp gần như hòa vốn. Nguyên nhân là do Công ty không kiểm soát tốt chi phí, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo phải gia công lại.

Đồng thời ta cũng nhận thấy rằng, lợi nhuận thu được so với doanh thu là rất thấp. Đây là dấu hiệu không tốt bởi nó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả không cao. Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA), cũng như tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu đều có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên mức độ tăng không đều và có giảm trong năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2011, trong khi tổng tài sản tăng thì lợi nhuận sau thuế lại giảm làm ROA và ROE năm này đều giảm. Đặc biệt, tỷ suất sinh lời năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008, ROA tăng từ 0,31% lên 4,19%, ROE tăng từ 0.89% lên 11,47%. Nguyên do là năm 2009 mặc dù doanh thu giảm mạnh nhưng do kiểm soát tốt chi phí nên lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với năm 2008. Công ty cần cố gắng nhiều hơn nữa để hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao các tỷ số hiệu quả sinh lời.

Công ty đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 900 lao động với mức thu nhập ngày càng tăng. Công ty đã tinh giảm, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu lao động hợp lý hơn qua các năm. Đồng thời, với mức thu nhập của người lao động cao hơn so với các công ty trong địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thể hiện Công ty có chính sách tuyển dụng tốt, thu hút người lao động cũng như Công ty đã chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Ngoài ra, số thuế Công ty đóng góp vào ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, Công ty nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Những điều này đã góp phần làm tăng hình ảnh của Công ty.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Trang 34 - 36)