2.2.1. 1 Nhận diện rủi ro kinh doanh tại Công ty
Rủi ro của ngành gỗ Việt Nam:
Hiện nay kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 5 sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Tuy nhiên ngành gỗ của nước ta có đặc thù riêng như: non trẻ, tốc độ phát triển nhanh, dễ thích nghi với thị trường mới nhưng cũng dễ bị tổn thương khi có tác động từ bên ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ chủ động mà phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Trong số 2500 doanh nghiệp hoạt động ngành gỗ thì có hơn 50% là cơ sở chế biến quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản, cũ kĩ. Số và chất lượng đội ngũ công nhân trong ngành chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu kỹ năng.
Về nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ
của Việt Nam thiếu trầm trọng. Hàng năm phải nhập khẩu 80% nguyên liệu gỗ, chiếm khoản 60% giá thành sản phẩm. Năm 2006 để xuất khẩu đạt 1,93 tỷ USD phải nhập trên 1 tỷ USD nguyên liệu gỗ. Còn nguyên liệu trong nước, do công tác quy hoạch còn bất cập, các dự án đầu tư rừng nguyên liệu gỗ chưa được quan tâm đúng mức, sản lượng gỗ khai thác phục vụ chế biến xuất khẩu còn gặp nhiều khó
khăn. Mạng lưới chế biến gỗ chưa có sự thống nhất để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nguyên liệu gỗ vốn đã khan hiếm.
Vì doanh nghiệp trong nước phụ thộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu nên thiếu tính chủ động. Phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu không chỉ làm cho giá trị gia tăng của ngành gỗ ở mức thấp mà còn đẩy họ vào những rủi ro khó lường. Đó là rủi ro về thay đổi chính sách về khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu đa dạng và phong phú về nguồn gốc, chất lượng chủng loại nhưng lại khác biệt về hệ thống đo đạc và hệ thống quy đổi.
Về mặt pháp lý: Để được nhập khẩu gỗ vào thị trường Mỹ và châu Âu doanh
nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những rào cản thương mại khắc khe. Cụ thể là đạo luật Lacey và FLEGT về cấm buôn bán gỗ bất hợp pháp. Luật Lacey áp dụng từ tháng 6/2010 cho tất cả các nhà cung cấp và sản xuất gỗ phải tuân thủ về khai báo nguồn gỗ cung cấp hợp pháp nếu không sẽ bị kiện tại Mỹ. Luật FLEGT do cộng đồng châu Âu soạn thảo dựa trên đạo luật Lacey và sẽ chính thức áp dụng vào tháng 01/2012.
Mỹ và EU cũng là hai thị trường đòi hỏi các nhà xuất đồ gỗ phải có chứng nhận FSC (Hội đồng các nhà quản lý rừng) đối với nguồn nguyên liệu gỗ, một tiêu chuẩn khắc khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng rừng trồng ở Việt Nam. Hậu quả là để đáp ứng các yêu cầu có chứng chỉ FSC các nhà sản xuất phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ FSC giá thành sản phẩm đội lên nên khó cạnh tranh được và giá trị giă tăng của ngành gỗ bị giảm sụt quá nhiều so với những quốc gia có hệ thống chứng chỉ.
Về đối thủ cạnh tranh: Không chỉ khó khăn về thị trường xuất khẩu hay trong nội bộ sản xuất mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với những đối thủ mạnh như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia…cũng như các quy định mới của thị trường lớn về đồ gỗ.
Các doanh nghiệp gỗ nước ngoài chủ yếu là Trung quốc đang tăng cường đầu tư sang Việt Nam. Nguyên nhân các doanh nghiệp Trung Quốc tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam vì đồ gỗ Trung Quốc bị đánh thuế chống bán phá giá nên các doanh nghiệp này chọn đầu tư sang nước thứ 3 với mục đích cao nhất là lấy C/O (nguồn gốc) hàng từ các nước này xuất khẩu sang Mỹ để “lách thuế chống bán phá giá’’.
Tính đến sự phát triển và tăng trưởng của ngành gỗ Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn cao hơn các doanh nghiệp trong nước. Điều này cho thấy thị phần và sức mạnh của các doanh nghiệp gỗ nước ngoài đang lấn át các doanh nghiệp Việt Nam. Họ luôn chiếm ưu thế đầu vào, đầu ra cũng như về vốn. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam vốn yếu về tài chính lại đang gặp hó khăn về vốn và tỷ giá ngoại tệ.
Về phía các cơ quan điều hành: Các chính sách về vay vốn trồng rừng hiện hành vẫn đòi hỏi nhiều thủ tục rườm rà, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chủ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ khó có đủ tài sản thế chấp để vay vốn. Ngoài ra chưa có chính sách thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào việc trồng rừng. Hiện cả nước có hơn 421 doanh nghiệp FDI về lĩnh vực nông nghiệp nhưng chỉ có hơn 4 doanh nghiệp có dự án trồng rừng. Do vậy cái thiếu lớn nhất là thiếu nguyên liệu phục vụ công tác chế biến, xuất khẩu.
Rủi ro do tác động của môi trường kinh doanh
Ảnh hưởng của lạm phát: Lạm phát cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty. Lạm phát làm các chi phí đầu vào gia tăng mà việc gia tăng giá đầu ra của sản phẩm không dễ dàng trong tình hình kinh tế vừa bước qua cuộc khủng hoảng như hiên nay làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.
Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái: Trong giao dịch xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Công ty sang thị trường EU, đồng tiền thanh toán chủ yếu là USD và Euro. Vì vậy khi tỷ giá không ổn định sẽ làm chi phí đầu vào, doanh thu biến động theo chiều hướng tiêu cực.
Rủi ro từ môi trường tự nhiên: Địa bàn hoạt động của Công ty nằm ở trung
tâm miền Trung, nơi thường xuyên xảy ra nhiều thiên tai nhất và luôn chịu nhiều ảnh hưởng về vật chất nặng nề. Một phần nguồn nguyên liệu gỗ của Công ty do xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam (đơn vị trực thuộc của Công ty) cung cấp. Khu vực rừng trồng này sẽ bị tổn thất nặng một khi thiên tai xảy ra, nguồn nguyên liệu gỗ cho nguyên liệu giấy sẽ không được đảm bảo. Bên cạnh đó khi xảy ra thiên tai sẽ làm hư hỏng các thiết bị sản xuất làm hoạt động sản xuất bị đình trệ, việc thực hiện các đơn hàng sẽ bị gián đoạn, chi phí khắc phục thiên tai ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Rủi ro do đặc thù kinh doanh của Công ty
Rủi ro về sản phẩm: Công ty sẽ gặp rủi ro này khi sản phẩm đồ gỗ của Công
ty kém chất lượng, quy cách, phẩm chất mẫu mã, nhãn mác không phù hợp với điều kiện quy định trong hợp đồng khiến doanh thu bị sụt giảm, mất uy tín với khách hàng và trong một số trường hợp nghiêm trọng phải bồi thường hợp đồng.
Rủi ro về thị trường tiêu thụ của Công ty: Hiện nay thị trường xuất khẩu chính của Công ty là EU. Thị trường EU là một thị trường đa dạng, năng động và đầy tính cạnh tranh nên các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển sẽ không có cơ hội thâm nhập thị trường này nếu thiếu sự chuẩn bị kĩ. Thị trường EU đa dạng, người dân EU quan tâm đến đặc tính hàng hóa, giá trị tiêu dùng và thói quen tiêu dùng. Thêm nữa, cơ cấu kinh doanh và phân phối cũng như tập quán kinh doanh có
thể khác nhau. Vì vậy việc chon thị trường EU phải được cân nhắc kỹ lưỡng về chiến lược là cực kì quan trọng.
Rủi ro trong mua bán giao dịch kinh doanh mua bán hàng hóa quốc tế: Do
ngành gỗ Việt Nam còn non trẻ và Công ty cũng không ngoại lệ nên Công ty có thể mắc phải rủi ro do thiếu kinh nghiệm và hạn chế kiến thức trong quá trình thương lượng để mất cơ hội kinh doanh hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU nên ngoài rủi ro trên Công ty có thể gặp phải một số rủi ro như rủi ro trong quá trình thương lượng ký kết hợp đồng bán hàng, người mua từ chối nhận hàng khi giá thị trường giảm vào thời điểm giao hàng, dựa vào lý do hàng kém chất lượng; rủi ro liên quan đến việc thanh toán: người mua không thanh toán đúng hạn với lý do về tài chính để kéo dài thời hạn thanh toán….
Tóm lại, Công ty đối diện với các rủi ro kinh doanh ngày càng nhiều bao gồm các rủi ro chung của ngành gỗ Việt Nam, các rủi ro do tác động từ môi trường kinh doanh và rủi ro do đặc thù kinh doanh của Công ty. Công ty phải xác định được các rủi ro mà Công ty sẽ gặp phải để từ đó phân tích, đưa ra các biện pháp hạn chế, né tránh hoặc tận dụng các rủi ro này để tạo nên lợi thế cho Công ty.
2.2.1.2 Phân tích rủi ro kinh doanh tại Công ty
Trong đề tài, chọn hai công ty cùng ngành là Công ty Đức Thành và Công ty Thuận An để có thêm căn cứ để so sánh. Hai Công ty này mặc dù có quy mô lớn hơn Forexco nhưng có đặc điểm kinh doanh tương đối đồng nhất với Công ty. Đó là chuyên sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ… Qua so sánh có thể đánh giá tính ổn định trong kinh doanh của Công ty ở mức độ nào.
Như đã đề cập ở phần lý thuyết, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp có thể đánh giá được bằng sự ổn định trong việc thay đổi kết quả và hiệu quả kinh doanh là cao hay thấp. Sự ổn định này được đo lường bằng độ biến thiên của chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như doanh thu và lợi nhuận; chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh như khả năng sinh lời của tài sản. Đồng thời qua phân tích đòn bẩy kinh doanh và mức phân bổ giữa định phí và biến phí, ta cũng sẽ thấy được mức độ rủi ro kinh doanh của Công ty.
Dưới đây là số liệu về độ biến thiên này của các chỉ tiêu này của Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Forexco) và hai công ty cùng ngành. Số liệu phân tích dựa trên số liệu kết quả kinh doanh của Công ty qua bốn năm 2008, 2009, 2010, 2011 (chủ yếu được lấy trên báo cáo tài chính và do phòng tài vụ, phòng kinh doanh của Công ty cung cấp).
Phân tích rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên doanh thu
Doanh thu được dùng để phân tích ở đây là doanh thu của cả 3 hoạt động: hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Số liệu được tổng hợp từ doanh thu của 3 hoạt động trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bảng 2.2: Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên doanh thu của FOREXCO
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1.Tổng doanh thu 223.196 141.931 222.934 263.746 2.Giá trị bình quân 212.952
3.Độ lệch chuẩn 51.084
4.Hệ số biến thiên(=(3)/(2)) 0,2399
Với cách tính tương tự, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên doanh thu của Đức Thành và Thuận An như sau:
Bảng 2.3. So sánh hệ số biến thiên Doanh thu giữa các công ty
Công ty Doanh thu trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên
Forexco 212.952 51.084 0,2399 Đức Thành 189.545 28.845 0,1522 Thuận An 335.559 134.851 0,4019
Độ lệch chuẩn là chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro kinh doanh giữa các công ty thông qua độ bấp bênh của các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh. Công ty nào có độ lệch chuẩn lớn hơn thì rủi ro cao hơn. Tuy nhiên độ lệch chuẩn sẽ không đánh giá chính xác khi các công ty có quy mô kinh doanh khác nhau. Như đã giới thiệu, mặc dù có hoạt động kinh doanh tương đối đồng nhất nhưng Đức Thành và Thuận An có quy mô tương đối lớn so với FOREXCO. Vì vậy, lựa chọn chỉ tiêu hệ số biến thiên trong trường hợp này, là chỉ tiêu đã loại bỏ sự khác nhau về quy mô giữa các công ty để đánh giá đúng mức độ rủi ro của FOREXCO so với các công ty cùng ngành. Theo đó, hệ số biến thiên của công ty nào lớn nhất thì mức độ rủi ro kinh doanh của công ty đó cao nhất.
Nhận xét : Qua bảng phân tích 2.3, hệ số biến thiên doanh thu của Forexco là
0,2399 trong khi hệ số biến thiên doanh thu của Đức Thành và Thuận An lần lượt là
0,1522 và 0,4019. Như vậy rủi ro kinh doanh xét theo doanh thu của Forexco là cao hơn Đức Thành nhưng lại thấp hơn Thuận An. Theo nhận định của các chuyên gia ngành gỗ, nếu qui mô của các doanh nghiệp ngành gỗ trong những năm vừa qua không lớn thì khả năng kinh doanh khó mà không gặp rủi ro về nhiều mặt. Tuy nhiên thực tế cho thấy, Forexco có qui mô nhỏ hơn so với Đức Thành và Thuận An
khá nhiều song rủi ro kinh doanh xét theo doanh thu của Công ty vẫn thấp hơn so vơi Thuận An, một công ty được đánh giá là có qui mô tương đối lớn trong ngành.
Biểu đồ 2.1: Mức độ biến động tổng doanh thu của Forexco giai đoạn 2008-2011
Qua biểu đồ 2.1 cho thấy trông giai đoạn 2008-2011, doanh thu của Công ty biến động khá mạnh và có xu hướng tăng trong 2 năm gần đây. Năm 2008 doanh thu Công ty đạt mức 223.196 trđ. Đến năm 2009 doanh thu Công ty lại đột ngột giảm mạnh, giảm 36,41% so với năm 2008 chỉ còn 141.931 trđ. Sau đó, năm 2010 doanh thu Công ty đạt 222.994 trđ tăng 57,11% so với năm 2009. Năm 2011 doanh thu Công ty tăng 18,28% so với năm 2010 đạt 263.746 trđ. Chính sự biến động tăng giảm đột ngột này gây nên độ biến thiên doanh thu cao do đó làm rủi ro kinh doanh của Công ty tăng.
Hoạt động bán hàng là hoạt động chủ yếu của Công ty đem lại doanh thu chủ yếu cho Công ty. Mặc dù Công ty có liên doanh với Công ty VIJACHIP xong mức độ vốn đầu tư là thấp nên doanh thu tài chính từ hoạt động này của Công ty là ít. Ngoài ra Công ty cũng cho các hộ nông dân cho vay để trồng rừng tuy nhiên mục đích không phải là thu lãi mà là tạo nguồn nguyên liệu gỗ cho Công ty. Do đó, doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu. Vì vậy biến thiên doanh thu hoạt động bán hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro kinh doanh của Công ty.
Doanh thu bán hàng thuần của Công ty bao gồm 3 loại: bán Nguyên liệu giấy cho Công ty VIJACHIP, xuất khẩu sản phẩm hàng mộc và bán hàng mộc nội địa trong nước. Trong đó, doanh thu bán hàng mộc nội địa chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 10% trong tổng doanh thu vì Công ty tập trung vào xuất khẩu. Doanh thu nguyên liệu giấy chiếm tỷ trọng thử 2, khoảng 25% đến 30% trong tổng doanh thu. Đối với doanh thu từ nguyên liệu giấy, khách hàng duy nhất là Công ty VIJACHIP – thành viên liên doanh với Công ty vì thế doanh thu nguyên liệu giấy hàng năm
luôn vượt kế hoạch và chiếm tỷ trọng ổn định trong doanh thu. Như vậy sự biến động của doanh thu trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động xuất khẩu hàng Mộc hàng năm, chiếm tỷ trọng từ 60% đến 70% trong tổng doanh thu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động doanh thu của Công ty trong giai
đoạn 2008-2011:
Tác động đến doanh thu chính là sản lượng tiêu thụ và giá bán. Sau đây, sẽ xem xét tác động hai yếu tố này đến sự biến động của doanh thu trong thời gian vừa qua:
Năm 2008: Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ diễn ra trên quy mô toàn cầu bắt đầu từ quý 2 năm 2008 đã tác động tiêu cực đến sức tiêu thụ của thị trường EU làm nhu cầu tiêu thụ của khách hàng