Đối với thị trường xuất khẩu:
Hiện nay, Công ty chỉ có khoảng 4 đến 5 khách hàng truyền thống thuộc thị trường EU như Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha… Vì chỉ tập trung phục vụ chủ yếu các khách hàng truyền thống này nên khả năng tăng giá bán sản phẩm đối với những khách hàng này là không cao trong khi các chi phí đầu vào đều tăng. Công ty nên mở rộng thị trường tiêu thụ sang các thị trường tiềm năng mới như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Đông… Những năm trước Công ty đã có kế hoach thâm nhập vào hai thị trường tiềm năng là Úc, Mỹ nhưng chưa làm được. Hai thị trường này được đánh giá là khá tiềm năng nhưng không dễ thâm nhập do có rất nhiều tiêu chuẩn khắc khe. Công ty cần chuẩn bị một kế hoạch chu đáo để thâm nhập vào hai thị truường này. Để thành công và khẳng định được thương hiệu trong thị trường mới rất khó khăn đòi hỏi Công ty phải:
Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu:
Ngoài việc chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành để tăng sức cạnh Công ty phải nâng cao công tác Marketting, tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Công ty phải chủ động, tích cực tìm đối tác, khách hàng thông qua việc tham gia các hội thảo triển lãm, hội chợ được tổ chức ở trong và ngoài nước. Công ty phải tìm hiểu nghiên cứu thị trường xuất khẩu mới qua các kênh thông tin, phòng thương mại Việt Nam để biết được các chính sách kinh tế, thương mại, qui định xuất nhập khẩu, nhu cầu, tập quán tiêu dùng và thị hiếu của thị trường về các sản phẩm của Công ty.
Công ty cần tăng cường quản bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của mình ở các nước xuất khẩu hoặc có ý định thâm nhập thị trường. Công ty có thể dành một khoản kinh phí để thuê gian hàng của trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại thị trường xuất khẩu của Công ty để làm nơi giao dịch, tìm kiếm bạn hàng, trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, Công ty có thể thuê một công ty tư vấn nước ngoài để thuận tiện cho việc xâm nhập thi trường mới.
Công ty nên xem xét đưa sản phẩm của mình vào các hệ thống bán lẻ có sẵn trên thị trường các nước xuất khẩu để tận dụng các ưu điểm, thuận lợi của các hệ thống này.
Khi khách hàng đã biết đến Công ty thì đầu tiên Công ty nên chấp nhận tiếp cận với hình thức thương mại bán lẻ, có nghĩa là các đại lý nhỏ lẻ của các nước này biết đến Công ty muốn đặt hàng với số lượng nhỏ, không chắc thời gian quan hệ lâu dài thì Công ty nên coi đó là bước thành công đầu tiên khi thâm nhập thị trường mục tiêu. Sau đó Công ty phải luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm được duy trì để dần dần tiến đến những đơn đặt hàng lớn, giá trị cao và thương hiệu gắn liền với sản phẩm xuất khẩu. Nếu làm được điều này coi như Công ty đã thành Công trong việc thâm nhập thị trường mới.
Đối với thị trường tiêu thụ nội địa:
Để đảm bảo doanh thu tăng trưởng ổn định, Công ty cần chú trọng hơn thị trường trong nước. Nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nặng thì EU là thị trường bị thu hẹp nhiều nhất, khi đó phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu là nguyên nhân chính khiến doanh thu Công ty bị sụt giảm mạnh. Trong khi đó, thị trường nội địa được đánh giá tiềm năng lại bị Công ty lãng quên để các nước Trung Quốc, Đài Loan thâm nhập chiếm lĩnh thị trường. Việc chú trọng hơn thị trường trong nước sẽ giúp Công ty phần nào thoát khỏi sự đe dọa của khủng hoảng kinh tế, không bỏ qua cơ hội kinh doanh, tạo sự phát triển cho Công ty.
Muốn phát triển thị trường nội địa, Công ty phải tăng cường công tác tiếp thị. Hiện nay, Công ty đang là thành viên của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ HAWA. HAWA đang thực hiện hàng loạt các chính sách xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Công ty nên tận dụng những cơ hội này đồng thời tìm đến các hội chợ triển lãm để quảng bá hình ảnh Công ty, điều tra thị trường để nắm bắt tâm lý khách hàng… Công ty có thể xây dựng các văn phòng trưng bày sản phẩm ở một số địa điểm cần thiết như Đà Nẵng, Hội An, và các nơi xa hơn như Quy Nhơn, Bình Định, Khánh Hòa để mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Trong thời gian đầu mở rộng thị trường nội địa Công ty sẽ có thể chịu lỗ, Công ty cần phải kiên trì, lấy doanh thu xuất khẩu bù đắp. Ngoài ra, để cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực như Công ty cổ phần Cẩm Hà, Vinafor Đà Nẵng… Công ty phải lấy chất lượng, mẫu mã làm hàng đầu đông thời phải xây dựng một chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, chiến lược cạnh tranh hợp lý để Công ty có thể phát triển ổn định, giảm tránh các rủi ro.