Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Trang 32 - 34)

Các thành viên bộ phận quản lý

Chủ tịch hội đồng quản trị khiêm giám đốc

Phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm bảo tồn và phát triển vôn góp của các cổ đông, đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Tổ chức quản lý sản xuất, xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ công nhân viên và lao động toàn bộ Công ty. Phụ trách công tác thi đua khen thưởng tại Công ty. Trực tiếp theo dõi phòng tổ chức, phòng tài vụ Công ty. Trực tiếp theo dõi công tác Đảng và công tác đoàn thể.

Phó giám đốc phụ trách thương mại

Tham mưu cho giám đốc, chỉ đạo các phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về các lĩnh vực được giao như công tác lâm sinh nguyên liệu giấy, trồng và khai thác rừng; công tác lao động tiền lương; trực tiếp chỉ đạo công tác thu mua và cung ứng nguyên liệu giấy cho liên doanh VIJACHIP… và thực hiện một số công tác khác do giám đốc phân công.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất

Tham mưu cho giám đốc và các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về các lĩnh vực được phân công như: công tác sản xuất hàng mộc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; xây dựng chiến lược phát triển thị trường và khách hàng; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn Công ty, trực tiếp chỉ đạo về công tác Marketing… và thực hiện một số công tác khác do giám đốc phân công.

Phòng tổ chức hành chính

Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc việc tổ chức sắp xếp bộ máy và nhân sự toàn Công ty, về công tác lao động tiền lương, về khen thưởng kỉ luật… Trực tiếp thực hiện và chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động toàn Công ty đúng với quy định của Công ty và qui định của pháp luật hiện hành và thực hiện công tác hành chính và một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban giám đốc Công ty.

Phòng tài vụ

Tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác tài chính của Công ty nhằm bảo toàn và phát triển vốn và thực hiện một số nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch tài chính của toàn Công ty; tổ chức và theo dõi công tác hạch toán ở văn phòng và ở các đơn vị;

thưc hiện điều hòa vốn, quản lý kiểm tra nguồn vốn, tài chính của Công ty…. và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của giám đốc Công ty.

Phòng kế hoạch kinh doanh

Tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác Marketing, mở rộng thị trường, công tác xây dựng cơ bản, đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và thực hiện một số nhiệm vụ như: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho toàn Công ty; trực tiếp theo dõi công tác sản xuất sản phẩm của các đơn vị sản xuất hàng mộc để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng mẫu mã theo các đơn đặt hàng… và thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.

Phòng lâm sinh nguyên liệu giấy

Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, quản lý và thực hiện các dự án trồng rừng, khai thác rừng và cung ứng nguyên liệu giấy và thực hiện một số công việc như sau: xây dựng kế hoạch trồng, chăm sóc và khai thác rừng; lập kế hoạch và thực hiện cung ứng nguyên liệu giấy cho nhà máy liên doanh VIJACHIP; tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ diện tích trồng rừng, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp giải quyết… và thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.

Phòng xúc tiến thương mại

Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tìm kiếm khách hàng mới, nguyên liệu mới và chương trình mới như : thực hiện các chương trình có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, 2000, chương trình quản lý chất lượng QWAY, chương trình an sinh xã hội SA8000; một phần chương trình ISO 4001; chương trình suy nguyên nguồn gốc COC… và thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc phân công.

Các đơn vị trực thuộc

Là những đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, được mở tài khoản riêng tại các ngân hàng. Giám đốc các đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo có hiệu quả, nhằm bảo tồn và phát triển vốn Công ty giao và có các trách nhiệm phù hợp với từng đơn vị.

Xí nghiệp Mộc Việt Đức, xí nghiệp Chế biến Lâm sản Điện Ngọc, xí nghiệp Chế biến Lâm sản Hòa Nhơn, xí nghiệp Lâm đặc sản Tam Kỳ:

Đây là bốn đơn vị chuyên sản xuất hàng mộc xuất khẩu có số lượng lớn nhất Công ty với những nhiệm vụ: sản xuất hàng mộc xuất khẩu vầ tiêu thụ nội địa; gia công một số sản phẩm cho khách hàng; chịu trách nhiệm quản lý sản xuất tại đơn vị nhằm đảm bảo tiến độ, chế độ, chất lượng mẫu mã theo từng đơn đặt hàng của Công ty giao… và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban giám đốc.

Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam:

Xí nghiệp này có nhiệm vụ chủ yếu là trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng từ nguồn vốn vay của VIJACHIP, các dự án JIBC, PASA…

Phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc

Phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc thể hiện qua các mặt như sau:

Các đơn vị trực thộc là những đơn vị hạch toán phụ thộc có con dấu riêng, được thành lập theo quyết định của HĐQT, được mở tài khoản tại các ngân hàng. Đứng đầu các đơn vị trực thuộc là Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh và nhân sự tại Đơn vị mình, đảm bảo thực hiện có hiệu quả kế hoạch của Công ty giao vào đầu mỗi kỳ.

Các đơn vị trực thuộc được Công ty giao vốn hoạt động khi có nhu cầu vốn phát sinh theo mỗi đơn đặt hàng. Mỗi khi có nhu cầu vốn phát sinh, đơn vị sẽ làm đơn yêu cầu Công ty cấp vốn. Nếu xét thấy việc cấp vốn này là hợp lý và phù hợp với từng đơn đặt hàng thì yêu cầu này sẽ được Công ty thông qua.

Đối với những hợp đồng xuất khẩu hàng mộc, Giám đốc Công ty hoặc trưởng phòng kế hoạch kinh doanh đứng ra ký kết hợp đồng. Sau đó, tùy thuộc vào giá trị kinh tế của từng hợp đồng là lớn hay nhỏ Công ty sẽ giao việc thực hiện các đơn đặt hàng theo khả năng của từng đơn vị trực thuộc.

Đối với những đơn đặt hàng nội địa, những hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ hơn 500 triệu, các đơn vị trưc thuộc có quyền tự quyết định. Những hợp đồng có giá trị trên 500 triệu thì phải thông qua Giám đốc Công ty xem xét, phê duyệt.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Trang 32 - 34)