Sự hình thành, đặc điểm và chức năng của Công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Trang 28 - 91)

2.1.1.1 Lịch sử hình thành:

Ngày 29/11/1986 UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ra quyết định số 3266/QĐUB về việc thành lập Xí nghiệp Liên Hợp Lâm Đặc Sản Quảng Nam Đà Nẵng. Xí Nghiệp Liên hợp lúc đó chỉ có 2 đơn vị thành viên là; Xí ngiệp Mộc Việt Đức và Công ty liên doanh Trẩu Tiên Phước. Xí nghiệp chỉ có khoảng 200 công nhân với nhiệm vụ khai thác chế biến nông lâm sản xuất khẩu và kinh doanh thương mại.

Ngày 9/12/1992, UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ra quyết định số 3415/QĐUB về việc thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước Công ty Lâm Đặc Sản Xuất Khẩu Quảng Nam Đà Nẵng. Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam Đà Nẵng.

Tháng 10/1997 do việc tách tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng nên vào ngày 10/5/1997 công ty được tỉnh Quảng Nam tiếp nhận với quyết định số 700/QĐUB. Hiện nay công ty có tên là: Công ty Cổ phần Lâm Đặc Sản Xuất Khẩu Quảng Nam.

Tên giao dịch đối ngoại: FOREST PRODUCTS EXPORT JOINT- STOCK

COMPANY OF QUANG NAM.

Tên viết tắt: FORESTCO QUANG NAM.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. Trong đó nhà nước chiếm 65% vốn.

Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng.

Trụ sở chính: Thôn Ngọc Vinh – xã Điện Ngọc – huyện Điện Bàn – tỉnh Quảng Nam.

Fax: 05103.843569

Email:Forestcoqnam@qnam.vnn.vn

Website:www.Forestcoqnam.com

2.1.1.2 Quá trình phát triển:

Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1989: hoạt động chủ yếu là sản xuất hàng nông – lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa như hàng thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, tiêu, dầu trẩu…Công ty hoạt động theo kế hoạch tỉnh giao. Hoạt động kinh doanh của Công ty nhìn chung ổn định, công nhân có việc làm với mức thu nhập khá. Doanh thu của năm sau cao hơn năm trước. Nộp ngân sách Nhà nước 3 năm 197 triệu đồng và lợi tức thực hiện 254 triệu đồng.

Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1993: Nền kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự thay đổi chính sách kinh tế làm cho công ty gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn trong kinh doanh. Công ty đã kinh doanh thua lỗ kéo dài, công nhân thiếu việc làm, đời sống công nhân viên rất khó khăn. Tổng số nợ trong giai đoạn này lên đến 522 triệu đồng, lỗ 232 triệu đồng.

Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1997: Vượt qua thời kỳ khó khăn Công ty đã xây dựng phương án đổi mới cơ chế quản lý, vạch rõ định hướng phát triển, đổi mới mặt hàng, mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài. Nhờ đó Công ty ngày càng phát triển tốt, tạo công ăn việc làm cho hơn 900 công nhân viên với 4 đơn vị trực thuộc và là thành viên của Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật.

Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2004: Trong giai đoạn này doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước đã giúp Công ty giải quyết việc làm cho hơn 1300 lao động.

Từ năm 2004 đến nay: Năm 2004 thực hiện chủ trương Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ và của tỉnh, Công ty đã được UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định số 5084/QĐUB ngày 30/11/2004 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước Công ty Cổ phần Lâm Đặc Sản Xuất Khẩu Quảng Nam với vốn điều lệ 30 tỷ đồng.

Để có thể cạnh tranh với các công ty khác và hội nhập WTO Công ty đã cơ cấu sắp xếp lại tổ chức sản xuất của Công ty, đầu tư máy móc thiết bị mới nhằm tăng năng suất lao động, tinh giảm bộ máy quản lý ở các đơn vị. Năm 2005 tổng doanh thu của Công ty đạt 164 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 8 tỷ đồng, ổn định việc làm cho hơn 1225 lao động.

Sau cổ phần hóa Công ty được tổ chức lại và hiện nay Công ty bao gồm các đơn vị sau:

+ Văn phòng Công ty tại thôn Ngọc Vinh – xã Điện Ngọc – huyện Điện Bàn – tỉnh Quảng Nam.

+ Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Điện Ngọc tại thôn Tứ Hà – xã Điện Ngọc – huyện Điện Bàn – tỉnh Quảng Nam.

+ Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Hòa Nhơn tại thôn Thạch Nam – xã Hòa Nhơn – huyện Hòa Vang – thành phố Đà Nẵng.

+ Xí nghiệp Lâm đặc sản Tam kỳ, Tổ 7, phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

+ Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam tại số 821/11 Phan Châu Trinh – phường Hòa Hương – thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam.

+ Xí nghiệp Mộc Việt Đức tại số 462 Hùng Vương – phường Thanh Hà – thành phố Hội An – tỉnh Quảng Nam.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh:

Công ty hiện đang kinh doanh 2 lĩnh vực chính là sản xuất, kinh doanh hàng đỗ gỗ ngoài trời các loại và trồng rừng kinh doanh ngyên liệu giấy.

Sản xuất kinh doanh hàng đồ gỗ ngoài trời:

Công ty có 4 xí nghiệp chế biến gỗ trực thuộc chuyên sản xuất hàng đồ gỗ ngoài trời các loại để tiêu thị nội địa và xuất khẩu.Các xí nghiệp được trang bị máy móc nhập khẩu từ Italia, Đài Loan, Đức…đặc biệt các xí nghiệp còn được trang bị hệ thống lò sấy hơi hiện đại theo công nghệ Italia. Tổng công suất bình quân 700 container/năm. Thị trường xuất khẩu chính là Châu Âu. Nguyên liệu dùng để chế biến hàng ngoài trời là nguyên liệu hợp pháp được trồng tai khu vực tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu các loại gỗ keo có chứng chỉ FSC, bạch đàn FSC, Teak FSC… để sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trồng rừng , kinh doanh nguyên liệu giấy:

Công ty đang quản lý 4100 hecta rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Chủng loại cây trồng chủ yếu là keo và bạch đàn. Chu kỳ khai thác trong vòng 7 năm, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 60.000BDT đến 80.000BDT (BDT: tấn dăm khô) để xuất khẩu làm bột giấy. Diện tích rừng trồng mới hàng năm vào khoảng 500ha.

2.1.2.2 Tình hình hoạt động:

Công ty đã có hơn 20 năm kinh nghiệm sản xuất hàng mộc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng rừng, nguyên liệu giấy và kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy.

Năng lực sản xuất toàn Công ty: 30.000 m3 gỗ mộc nguyên liệu/năm. Cung ứng gỗ nguyên liệu giấy: bình quân 80.000 tấn/năm.

Quản lý hơn 2.400 ha rừng trồng keo các loại và 1.000 ha rừng trồng bằng hình thức đầu tư cho vay vốn.

Doanh thu xuất khẩu hàng năm đạt trên 10.000.000USD/năm.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Châu Âu như Thụy Điển, Italia, Pháp…

2.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Chức năng:

Thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và liên doanh hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước để khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có nhằm phát triển lượng hàng hóa đáp ứng tiêu dùng nội địa và tạo nguồn thu xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển trong giai đoạn mới.

Nội dung hoạt động của công ty là trồng rừng nguyên liệu, khai thác và chế biến các mặt hàng lâm đặc sản để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu như bàn ghế các

loại, ván sàn tinh chế, gỗ sẻ…Trực tiếp nhập khẩu các máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nhiệm vụ:

Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và theo sự chỉ đạo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam. Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để xây dựng các phương án kinh doanh có hiệu quả, quản lý và sử dụng vốn của Công ty đúng qui định, đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo trang trải tài chính, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ , trách nhiệm đối với Nhà nước. Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng luật định của Nhà nước, luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên của Công ty.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên nông lâm sản, gắn liền sản xuất với tái tạo rừng, đảm bảo cho sự cân bằng của môi sinh, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của hội viên mạng kinh doanh lâm sản Việt Nam và thế giới mà công ty tham gia và được công nhận.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty 2.1.3.1 Bộ máy quản lý tại Công ty 2.1.3.1 Bộ máy quản lý tại Công ty

Sơ đồ 2.1.3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Chủ tịch HĐQT Ban Giám Đốc Ban kiểm soát

P.Giám đốc phát triển sản xuất P.Giám đốc phát triển thương mại P.Xúc tiến thương mại P.Lâm sinh và nguyên liệu giấy

P.Tổ chức - Hành chính P.Tài vụ P.Kế hoach kinh doanh Xí nghiệp chế biến Lâm sản Điện Ngọc Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam Xí nghiệp Mộc Việt Đức Xí nghiệp Lâm đặc sản Tam Kỳ Xí nghiệp chế biến Lâm sản Hòa Nhơn

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ tham mưu Quan hệ chức năng

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy quản lý

Các thành viên bộ phận quản lý

Chủ tịch hội đồng quản trị khiêm giám đốc

Phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm bảo tồn và phát triển vôn góp của các cổ đông, đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Tổ chức quản lý sản xuất, xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ công nhân viên và lao động toàn bộ Công ty. Phụ trách công tác thi đua khen thưởng tại Công ty. Trực tiếp theo dõi phòng tổ chức, phòng tài vụ Công ty. Trực tiếp theo dõi công tác Đảng và công tác đoàn thể.

Phó giám đốc phụ trách thương mại

Tham mưu cho giám đốc, chỉ đạo các phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về các lĩnh vực được giao như công tác lâm sinh nguyên liệu giấy, trồng và khai thác rừng; công tác lao động tiền lương; trực tiếp chỉ đạo công tác thu mua và cung ứng nguyên liệu giấy cho liên doanh VIJACHIP… và thực hiện một số công tác khác do giám đốc phân công.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất

Tham mưu cho giám đốc và các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về các lĩnh vực được phân công như: công tác sản xuất hàng mộc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; xây dựng chiến lược phát triển thị trường và khách hàng; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn Công ty, trực tiếp chỉ đạo về công tác Marketing… và thực hiện một số công tác khác do giám đốc phân công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng tổ chức hành chính

Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc việc tổ chức sắp xếp bộ máy và nhân sự toàn Công ty, về công tác lao động tiền lương, về khen thưởng kỉ luật… Trực tiếp thực hiện và chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động toàn Công ty đúng với quy định của Công ty và qui định của pháp luật hiện hành và thực hiện công tác hành chính và một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban giám đốc Công ty.

Phòng tài vụ

Tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác tài chính của Công ty nhằm bảo toàn và phát triển vốn và thực hiện một số nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch tài chính của toàn Công ty; tổ chức và theo dõi công tác hạch toán ở văn phòng và ở các đơn vị;

thưc hiện điều hòa vốn, quản lý kiểm tra nguồn vốn, tài chính của Công ty…. và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của giám đốc Công ty.

Phòng kế hoạch kinh doanh

Tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác Marketing, mở rộng thị trường, công tác xây dựng cơ bản, đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và thực hiện một số nhiệm vụ như: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho toàn Công ty; trực tiếp theo dõi công tác sản xuất sản phẩm của các đơn vị sản xuất hàng mộc để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng mẫu mã theo các đơn đặt hàng… và thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.

Phòng lâm sinh nguyên liệu giấy

Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, quản lý và thực hiện các dự án trồng rừng, khai thác rừng và cung ứng nguyên liệu giấy và thực hiện một số công việc như sau: xây dựng kế hoạch trồng, chăm sóc và khai thác rừng; lập kế hoạch và thực hiện cung ứng nguyên liệu giấy cho nhà máy liên doanh VIJACHIP; tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ diện tích trồng rừng, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp giải quyết… và thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.

Phòng xúc tiến thương mại

Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tìm kiếm khách hàng mới, nguyên liệu mới và chương trình mới như : thực hiện các chương trình có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, 2000, chương trình quản lý chất lượng QWAY, chương trình an sinh xã hội SA8000; một phần chương trình ISO 4001; chương trình suy nguyên nguồn gốc COC… và thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc phân công.

Các đơn vị trực thuộc

Là những đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, được mở tài khoản riêng tại các ngân hàng. Giám đốc các đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo có hiệu quả, nhằm bảo tồn và phát triển vốn Công ty giao và có các trách nhiệm phù hợp với từng đơn vị.

Xí nghiệp Mộc Việt Đức, xí nghiệp Chế biến Lâm sản Điện Ngọc, xí nghiệp Chế biến Lâm sản Hòa Nhơn, xí nghiệp Lâm đặc sản Tam Kỳ:

Đây là bốn đơn vị chuyên sản xuất hàng mộc xuất khẩu có số lượng lớn nhất Công ty với những nhiệm vụ: sản xuất hàng mộc xuất khẩu vầ tiêu thụ nội địa; gia công một số sản phẩm cho khách hàng; chịu trách nhiệm quản lý sản xuất tại đơn vị nhằm đảm bảo tiến độ, chế độ, chất lượng mẫu mã theo từng đơn đặt hàng của Công ty giao… và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban giám đốc.

Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam:

Xí nghiệp này có nhiệm vụ chủ yếu là trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng từ nguồn vốn vay của VIJACHIP, các dự án JIBC, PASA…

Phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc

Phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc thể hiện qua các mặt như sau:

Các đơn vị trực thộc là những đơn vị hạch toán phụ thộc có con dấu riêng, được thành lập theo quyết định của HĐQT, được mở tài khoản tại các ngân hàng. Đứng đầu các đơn vị trực thuộc là Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh và nhân sự tại Đơn vị mình, đảm bảo thực hiện có hiệu quả kế hoạch của Công ty giao vào đầu mỗi kỳ.

Các đơn vị trực thuộc được Công ty giao vốn hoạt động khi có nhu cầu vốn phát sinh theo mỗi đơn đặt hàng. Mỗi khi có nhu cầu vốn phát sinh, đơn vị sẽ làm đơn yêu cầu Công ty cấp vốn. Nếu xét thấy việc cấp vốn này là hợp lý và phù hợp

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Trang 28 - 91)