CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
2.4. Đo lường rủi ro thanh khoản tại Ngânhàng TMCP phát triển nhà đồng
2.4.5. Mơ hình ước lượng tối ưu
Qua các kết quả kiểm định trên đây cho thấy phương trình (2.1): LQRt = β0 + β1CARt + β2LDRt+ β3MMRt+ β4SFRt+ β5BDRt + β6ROE + β7IR + ut là phương
trình tối ưu dùng để ước lượng tác động của các biến độc lập đến tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS.
Phương trình (2.1) có R2 hiệu chỉnh bằng 0,7787(Phụ lục 21) cho thấy 7 biến độc lập đưa ra đã giải thích được khoảng 77,87% sự thay đổi của biến phụ thuộc là tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS. Điều này cho thấy tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS cịn
có thể phụ thuộc vào các biến khác mà mơ hình chưa đưa ra được. Các biến đó có thể là những tác động vĩ mô như: CSTT, chính sách thanh khoản của HĐQT, tâm lý đám đơng,… mà hiện tại tác giả chưa thể thu thập để đưa vào bài kiểm định vì các lý do khách quan.
Với kết quả này chứng minh: các biến tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) và lãi suất (IR) có tác động đồng biến đến tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS (LQR); còn các biến tỷ lệ huy động vốn thị trường 2/TTS (MMR), tỷ lệ nợ xấu/TTS (BDR), tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn (SFR), tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (LDR) lại tác động nghịch biến với khả năng thanh khoản của MHB. Các hệ số ước lượng trong mơ hình hồi qui là hệ số góc của tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS theo các biến độc lập. Trong điều kiện cố định các yếu tố cịn lại thì:
- Tỷ lệ nợ xấu/TTS (BDR) tăng 1%/năm sẽ làm cho tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS giảm 1,23%. Việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ làm giảm nguồn tiền dự kiến thu về trong tương lai mà kế hoạch trả nợ vay đã định sẵn. Điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch tái đầu tư hoặc thanh toán các khoản tiền đến hạn cho ngân hàng. Do đó, để đáp ứng cho nhu cầu thanh tốn bị hụt đi vì nợ xấu, ngân hàng phải viện đến các nguồn vốn dự phòng khác nên cũng làm sụt giảm khả năng thanh khoản của ngânhàng. Kết quả đo lường cho thấy đây chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến thanh khoản của MHB trong thời gian qua.
- Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tăng 1% sẽ làm cho tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS tăng 0.096%. Điều này có nghĩa là, khi ngân hàng tăng tỷ lệ CAR 1% thì nguồn vốn tự có để đảm bảo cho các TSC rủi ro của ngân hàng sẽ được tăng lên (động lực tăng lên có thể là do tăng vốn tự có hoặc giảm tổng TSC rủi ro; hoặc là cả vốn tự có và tổng TSC rủi ro cùng tăng nhưng tốc độ tăng của vốn tự có cao hơn tốc độ tăng của tổng TSC rủi ro; …), điều này chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng dồi dào hơn nên giúp cho hoạt động của ngân hàng ổn định hơn. Do đó, việc tăng CAR đã tác động đến tình hình thanh khoản của ngân hàng theo chiều hướng tích cực và làm cho tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS tăng lên.
- Lãi suất (IR) tăng 1% sẽ làm cho tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS tăng 0,17%. Điều này có thể lý giải như sau: khi lãi suất thị trường tăng lên 1% sẽ tăng mức độ hấp dẫn đối với khách hàng gửi tiền hơn, vì thế, hoạt động huy động vốn của MHB sẽ dễ dàng hơn. Nhờ nguồn tiền gửi tăng nên giải quyết được vấn đề nguồn cung thanh khoản và cải thiện được trạng thái thanh khoản theo hướng tích cực, tức là tỷ
lệ tài sản thanh khoản/TTS tăng 0,17%. Qua đó cịn chứng minh cho ta thấy MHB là một NHTM nhỏ,nên khi lãi suất huy động của MHB giảm thì sẽ dễ dàng khiến cho lượng khách hàng gửi tiền giảm theo. Những khách hàng này sẽ xó xu hướng chuyển tiền gửi sang một NHTM có lãi suất huy động cao hơn hoặc một NHTM lớn có uy tín. Điều này cũng là một thực tế đang diễn ra trên thị trường ngân hàng trong thời gian gần đây.
- Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động(LDR) tăng 1% sẽ làm cho tỷ lệ tàisản thanh khoản/TTS giảm 0,109%. Có nghĩa là, khi ngân hàng chú trọng vào việc tăng trưởng tín dụng nhưng lại khơng lưu ý đến việc tăng trưởng nguồn vốn tương ứng để đảm bảo tài trợ cho các khoản vay vốn và đẩy tỷ lệ LDR tăng 1% thì đồng thời cũng làm cho tỷ trọng của TSC rủi ro cao (đầu tư tín dụng) tăng lên trong TTS của ngân hàng. Khi đó, để đáp ứng nhu cầu cho vay, ngân hàng phải rút bớt nguồn vốn tài trợ cho các TSC khác như: dự trữ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, GTCG,… để ưu tiên tăng trưởng tín dụng. Tức là ngân hàng đã giảm bớt tấm đệm thanh khoản của mình, do đó,làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm xuống, cụ thể là tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS sẽ giảm xuống 0,109%.
- Tỷ lệ huy động vốn thị trường 2/TTS (MMR) tăng 1%/năm sẽ làm cho tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTSgiảm 0,246%. Điều này là phù hợp với lý thuyết. Vì như ta đã biết, nguồn vốn huy động từ thị trường 2 là một nguồn vốn thiếu ổn định, nên việc gia tăng tỷ trọng của nguồn vốn này để đáp ứng cho các hoạt động của TSC sẽ làm gia tăng rủi ro rút vốn ồ ạt khi thị trường rơi vào trạng thái căng thẳng thanh khoản. Và điều này đã được chứng minh qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008, và các thời điểm căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng vào các dịp cuối năm - Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn (SFR) tăng 1%/năm sẽ làm cho tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS giảm 0,097%. Kết quả cho thấy tình trạng mất cân đối về kỳ hạn thanh toán giữa huy động và cho vay cũng là một nhân tố tác động đến thanh khoản của MHB. Nếu ngân hàng tăng cường nhận vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn sẽ làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng khi mà khách hàng gửi tiền đến hạn rút vốn và không tái gửi, trong khi các khoản cho vay lại chưa thu hồi kịp. Điều này sẽ gây nên tình trạng mất cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của ngân hàng, do đó làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Chính vì vậy mà kết quả định lượng cho thấy việc tăng nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho vay trung dài hạn 1% sẽ làm giảm 0,097% khả năng thanh khoản của MHB.
- Tỷ lệ lợi nhuận /Vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 1%/năm sẽ làm cho tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS tăng 0,39%. Kết quả này là phù hợp, vì khi lợi nhuận tăng lên chứng tỏ 2 vấn đề: thứ nhất, ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn nên làm tăng uy tín và thương hiệu đối với khách hàng; thứ hai, tăng trưởng nguồn vốn do lợi nhuận tạo ra. Do vậy, việc tăng 1% ROE sẽ làm cho thanh khoản tăng 0,39%. Và đây cũng là công cụ tác động tích cực và khá mạnh lên tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS (chỉ sau chỉ số BDR).
2.5. Đánh giá quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long