Kế hoạch vốn dự phòng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

1.3. Quản trị rủi ro thanh khoản

1.3.3.4. Kế hoạch vốn dự phòng

Kế hoạch vốn dự phòng (CFP- Contingency Funding Plans) là một kế hoạch về dòng tiền mặt cũng như các nguồn tài trợ trong tương lai cho cả kịch bản tăng trưởng hay suy giảm về tài sản và nguồn vốncủa ngân hàng. Nó bao gồm các chính sách và thủ tục cần thiết để ngân hàng có thể nhanh chóng tiếp cận với nguồn tài trợ một cách kịp thời với chi phí hợp lý. Phạm vi của CFP được sử dụng để quản trị RRTK hàng ngày và cho cả trường hợp khẩn cấp và khủng hoảng.

Chất lượng của CFP phụ thuộc vào quy mơ, tính chất, mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, các rủi ro mà ngân hàng tiếp xúc và cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Các CFP dự đoán tất cả các nguồn tài trợ của ngân hàng và các nhu cầu thanh khoản bằng cách: phân tích và lập kế hoạch định lượng tất cả các dòng vốn nội hoặc ngoại bảng và các hiệu ứng của nó phù hợp với khả năng lưu lượng tiền mặt và sử dụng nguồn vốn; thiết lập các chỉ số quản lý để cảnh báo các mức rủi ro tiềm năng.

CFP gồm kế hoạch tài trợ của ngân hàng trong thời gian tạm thời và dài hạn có ảnh hưởng tới tính thanh khoản của ngân hàng, bao gồm cả nguyên nhân gây ra sự xói mịn TSN. Các CFP xác định rõ ràng, định lượng và xếp hạng tất cả các nguồn tài trợ theo tiêu chí nhất định, như: bán tài sản, thay đổi cấu trúc hoặc tăng TSN, sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các khoản ngoại bảng cho việc kiểm soát các thay đổi của bảng cân đối.

CFP bao gồm chiến lược về TSN và TSC để đối phó với khủng hoảng thanh khoản. CFP cũng chỉ ra vai trò và trách nhiệm của các cá nhân khác nhau vào thời điểm khủng hoảng thanh khoản và hệ thống thông tin quản lý giữa bộ phận quản lý, Hội đồng ALCO, các giao dịch viên và cộng đồng nói chung.

Hình 1.3: Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản cấu trúc

Trách nhiệm chính: Hội đồng ALCO Định kỳ thực hiện: hàng quý

Phân tích chiến thuật kinh doanh

Dự báo nhu cầu

vốn cho tương lai Tác động vào danh mục đầu tư Đánh giá tiềm năng vốn Tung ra chương trình tài trợ chiến lược

- Tăng trưởng cho vay - Tăng trưởng tiền gửi - Hoạt động của các

thị trường vốn - Mức độ tập trung nợ

- Chênh lệch trạng thái tiền tệ trên mỗi khung kỳ hạn

- u cầu đa dạng hóa - Chi phí vốn

- Tăng/Giảm tài sản thông qua việc: mua bán/hợp vốn/chứng khốn hóa.

- Gia tăng tiền gửi - Nguồn vốn bán buôn - Phát hành bảo hiểm

CD/ECP

- Chứng khốn hóa,…

Lựa chọn dựa trên các phân tích về chi phí và năng lực so sánh với việc đa dạng hóa nguồn tài trợ và chiến lược lợi nhuận cho ngân hàng/tập đoàn.

Nguồn:An introduction to banking: Liquidity risk and asset-Liability management của Moorad Choudhry (2011), [trang 239]

Hình 1.2: Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản chiến thuật

Kinh doanh bình thường Kịch bản dự phòng

Đánh giá về nhu

cầu tài trợ Sử dụng nguồn tài tr Sử dụng các công cụ giảm nhẹ bSảo hiểm thanh khoản ử dụng các cơng cụ Kế hoạch ứng phó khẩn cấp

- Chênh lệch khung đáo hạn

- Chênh lệch FX - Thang thanh khoản

Tài sản/Nợ - Tài trợ tập trung

- Tiền gửi của cá nhân - Tiền gửi của định

chế

- Đầu tư của liên ngân hàng

- Đầu tư của liên nhóm

- Hốn đổi FX

- Các loại cam kết - Repo GTCG - Chuyển đổi tài sản, - …

- Ngưng cho vay mới - Kêu gọi sự hỗ trợ từ Hội sở/NHTW - Bán bớt tài sản (GTCG, ngoại tệ, CDs, danh mục kinh doanh,...) - Bán bớt danh mục “giữ đến ngày đáo hạn” (hold-to- maturity porfolio) - Bán bớt các khoản

cho vay tổ chức. - Thanh khoản hóa các

loại tài sản khác

Trách nhiệm chính: Ban quản lý nguồn vốn Định kỳ thực hiện: hàng ngày

Nguồn:An introduction to banking: Liquidity risk and asset-Liability management của Moorad Choudhry (2011), [trang 239]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)