Kết quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngânhàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

2.2.3. Kết quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngânhàng nhà nước

Nhờ việc áp dụng đồng bộ và linh hoạt các giải pháp tiền tệ nêu trên nên trong giai đoạn 2007-tháng 9/2012, CSTT của NHNN đã điều hành hầu hết các chỉ tiêu tiền tệ biến động theo định hướng đề ra.

- Giai đoạn ổn định vĩ mô sau khủng hoảng, thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát (2007- 2008): kiểm soát được tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp (đến cuối tháng 5/2008, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 3,73% so với cuối năm 2007, thấp hơn so với mức tăng 17,57% của cùng kỳ năm trước); tốc độ tăng trưởng đầu tư cho nền kinh tế chậm dần, từ đó tác động kiềm chế mức tăng tổng cầu và giá tiêu dùng (tốc độ tăng dư nợ tín dụng tăng 18,42%, tuy cao so với tốc độ tăng 13,36% của cùng kỳ năm trước, nhưng có xu hướng giảm dần). Dần về những tháng cuối năm 2008, tình hình thanh khoản tại các NHTM trở lại cân bằng, lãi suất liên

chế được lạm phát nhưng vẫn ở mức cao (lạm phát 12 tháng trên 20%).

- Giai đoạn kích cầu (2009): CSTT đã thực hiện kích cầu thành cơng, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tín dụng lên tới mức kỷ lục gần 40% vào năm 2009; duy trì được mức tăng trưởng 5,3% (mức tăng trưởng dương hiếm hoi sau khủng hoảng); nền kinh tế đã khơng rơi vào tình trạng đổ vỡ hàng loạt do ảnh hưởng của khủng hoảng; ngăn chặn được nguy cơ lạm phát ở mức 6,9% (tuy nhiên vẫn cao nhất trong khu vực vào thời gian đó); trước mắt ổn định được thị trường ngoại hối, giảm bớt tình trạng thiếu hụt tiền đồng trên thị trường ngân hàng.

- Giai đoạn thực hiện chính sách vĩ mơ thận trọng nhằm ổn định và duy trì mục tiêu tăng trưởng (2010): tăng nguồn vốn để cho vay khoảng 500 triệu USD, giảm chi phí huy động vốn khoảng 0,1% và tác động ổn định tỷ giá; dư nợ tín dụng tăng 18% và đưa tổng mức dư nợ tín dụng tăng tới gần 28% so với năm 2009 (vượt 12% so với cam kết); tỷ lệ an toàn phù hợp với quy định của NHNN; tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,5%; cải thiện hơn tính thanh khoản cho các NHTM, điều tiết được lãi suất huy động và cho vay giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ.

- Giai đoạn ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát (2011): CSTT thắt chặt đã làm cho mức tăng cung tiền và tín dụng của cả năm 2011 đạt dưới 10% và trên 12% (thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình của các năm trước); lãi suất liên ngân hàng dần hình thành được mặt bằng lãi suất hợp lý; kéo giảm thành công lãi suất huy động và cho vay trên thị trường 1; thực hiện thành công hợp nhất 3 NHTM góp phần ổn định lại hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của đa số ngân hàng có sự dịch chuyển theo hướng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường 2 và huy động vốn trên thị trường 1 ngày càng khó khăn hơn; tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thực tế chỉ là 12% (thấp hơn nhiều so với mức khống chế đầu năm 20%) cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu của sự đình trệ; áp lực về thanh khoản vẫn cịn, lãi suất trên thị trường vẫn có xu hướng tăng do áp lực lạm phát còn cao, các giao dịch trên thị trường chưa thực sự thông suốt, các NHTM có sự phát triển chưa đồng đều, nhiều NHTM nhỏ đang phải đối mặt với tình hình thanh khoản khó khăn và nợ xấu gia tăng.

- Giai đoạn ưu tiên thúc đẩy phục hồi kinh tế (9 tháng 2012): Lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh; kìm chế được lạm phát; thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện. Tuy nhiên, tín dụng vẫn khơng tăng: tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống NH tính đến giữa tháng 11 khoảng 5,2-5,4%, dự kiến sẽ tăng trưởng

khoảng 6% trong năm 2012 (con số này đã bao gồm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các NHTM); nợ xấu đang gia tăng; thanh khoản của một số NHTM cổ phần gặp khó khăn; một số TCTD chưa chấp hành nghiêm các quy định lãi suất huy động tối đa của NHNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)