Khái quát về quản trị rủi ro thanh khoản ở một số quốc gia trên thế giới và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

1.5. Khái quát về quản trị rủi ro thanh khoản ở một số quốc gia trên thế giới và

1.5.1. Khái quát về quản trị rủi ro thanh khoản ở một số quốc gia trên

thế giới

1.5.1.1. Mỹ - chứng khốn hóa bất động sản thế chấp nhưng thiếu kiểm sốt.

Thơng thường muốn vay ngân hàng để mua nhà trả góp ở Mỹ, người vay phải đảm bảo “chuẩn” gồm 3 điều kiện cơ bản là: có tiền đặt cọc ít nhất bằng 10% số tiền mua nhà; chứng minh có thu nhập ổn định sao cho số tiền trả góp hàng tháng khơng q 28% thu nhập và có điểm tín nhiệm vay trả sòng phẳng. Mặt khác, ngân hàng cũng chỉ được phép cho vay tùy thuộc vào lượng tiền gửi của người dân và những hạn chế về tỷ lệ cho vay cũng như tỷ lệ DTBB của Chính phủ đối với ngân hàng.Tuy nhiên, trong giai đoạn trước năm 2008, để hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp và thu nhập khiêm tốn (low- and monderate - income) có điều kiện sở hữu nhà ở, Chính phủ Mỹ có chương trình “cho vay dưới chuẩn”. Các NHTM khi cho đối tượng này vay thì được hai tổ chức Fannie Mae và Freddie Mac mua lại các khoản vay này.Do đó, khi thị trường bất động sản suy thối, những người thu nhập thấp và thu nhập khiêm tốn khơng có điều kiện để trả nợ.

Việc cho vay dưới chuẩn là không xét khả năng chi trả và điểm tín dụng theo quy định, nhưng đổi lại người vay phải trả lãi suất cao hơn từ 1 đến 2%. Ngồi ra,việc cho vay dưới chuẩn cịn thể hiện ở mức cho vay cao tới 85% giá trị bất động sản thế chấp, người mua chỉ cần đóng góp 15%. Nghĩa là người dân chỉ cần có 150.000 USD là có thể được vay 850.000 USD để mua căn nhà 1 triệu USD. Nhiều công ty cho vay thế chấp hoặc ngân hàng còn cạnh tranh thu hút khách hàng bằng các gói tín dụng hấp dẫn khác. Đây là cơ hội cho các nhà đầu cơ bất động sản vì khi thị trường bất động sản đang lên, chỉ cần có một ít tiền là có thể đặt cọc mua nhà, vài tháng sau giá nhà lên bán lấy lãi.

Ngoài ra, việc cho vay dễ dãi “dưới chuẩn” còn do tiền cho vay được thu về thơng qua “chứng khốn hóa”, thơng qua phát hành “trái phiếu tái thế chấp” bất động sản thế chấp. Dưới hình thức này, người cho vay và người vay không biết nhau, ngân hàng chỉ còn là đơn vị trung gian cho vay sau đó chuyển nhượng khoản vay cho cơng ty cho vay thế chấp để công ty phát hành “trái phiếu tái thế chấp” chuyển nhượng trên thị trường là xong. Ví dụ: Ngân hàng Northen Rock có cơ cấu vốn 25% vốn từ khoản gửi tiết kiệm, 25% từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng, 50% từ việc chứng khốn hóa. Đây là khuyết tật nghiêm trọng của việc chứng khốn hóa bất động sản thế chấp nhưng thiếu kiểm sốt.

Hậu quả: Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng từ giữa năm 2007 và đỉnh điểm là tháng 9 năm 2008. 3 trong 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Bear Stearns, Merill Lynch, Lehman Brothers đã sụp đổ (chỉ còn lại Goldman Sachs và Morgan Stanley) và 2 tập đồn cung cấp tín dụng thế chấp thứ cấp bất động sản lớn nhất nước Mỹ (chiếm gần một nửa bất động sản cầm cố trong cả nước, khoảng 5.000 tỷ Đô la Mỹ) là Fannie Mae và Freddie Mac được Chính phủ tiếp quản. Để cứu vãn thị trường tài chính, tránh một cuộc sụp đổ hệ thống, Quốc Hội Mỹ đã buộc phải phê chuẩn kế hoạch 700 tỷ USD để hỗ trợ thị trường tài chính.

1.5.1.2. Trung Quốc – Gia tăng phát hành sản phẩm quản lý tài sản ở các ngân hàng nhỏ

Tới cuối quý II/2012, tổng giá trị các sản phẩm quản lý tài sản tại các NHTM của Trung Quốc ước khoảng 10.400 tỷ nhân dân tệ (1.600 tỷ USD), tương ứng 11,5% tổng tiền gửi, không thay đổi nhiều so với quý I. Tuy nhiên, việc phát hành

các sản phẩm này chủ yếu từ các ngân hàng ngoài quốc doanh, trong khi các ngân hàng quốc doanh lại đang hạn chế hoạt động này (Theo thơng cáo báo chí của hãng xếp hạng của Trung Quốc).Đây là kết quả do cạnh tranh để tăng huy động tiền gửi.

Trong đó, quản lý tài sản bao gồm các dịch vụ quản lý đầu tư, cũng như lập kế hoạch tài chính nhằm thu được lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Các sản phẩm này thường đem lại lợi nhuận cao hơn so với gửi tiền thông thường, tuy nhiên, việc đầu tư vào lĩnh vực này cũng ẩn chứa RRTK và rủi ro tín dụng.

Theo cảnh báo của Fitch, các ngân hàng nhỏ có nguồn vốn và thanh khoản tương đối yếu hơn các ngân hàng quốc doanh, vì vậy, việc gia tăng phát hành sản phẩm quản lý TSC thể khiến họ dễ gặp rủi ro trong thanh tốn hơn, từ đó gây ra nguy cơ tăng rủi ro từ các sản phẩm này cho cả ngành nói chung.

1.5.1.3. Nhật Bản – Quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả do sự ổn định hệ thống tài chính của Ngân hàng trung ương định hệ thống tài chính của Ngân hàng trung ương

Các ngân hàng Nhật Bản đã tránh khỏi cuộc khủng hoảng thanh khoản trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu (2008) vừa qua bởi khuôn khổ do NHTW đề ra để giám sát thanh khoản của các ngân hàng cùng với các hoạt động vàbiện pháp nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính cho đến nay đã phát huy hiệu quả rất tốt. Hoạt động của NHTW Nhật Bản liên quan đến thanh khoản trong các ngân hàng được thể hiện qua các đặc điểm sau đây:

- Tính chính xác cao trong việc giám sát vị thế thanh khoản. - Thực thi các hoạt động tiền tệ một cách nhanh gọn và linh hoạt.

- Thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng trong trường hợp ngân hàng thiếu thanh khoản vì lý do bất thường.

- Đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động ổn định và hiệu quả.

- Thường xuyêntheo dõi tình hình để giám sát thanh khoản của các ngân hàng, qua đó, đưa ra chỉ đạo và tư vấn cho các ngân hàng theo các điểm: tình trạng rủi ro và quản lý thanh khoản, quản lý bảng cân đối tài sản, quản lý tiền mặt hàng ngày và việc thực hiện kế hoạch hành động trong trường hợp khẩn cấp.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam

Tuy rằng các ví dụ đưa ra trên đây chưa thật sự đầy đủ để có thể đúc kết thành kinh nghiệm.Nhưng chính những dẫn chứng thực tế cho thấy, RRTK khôngtừ bỏ một ngân hàng nào, dù là lớn hay nhỏ. Vì vậy, cácNHTM phải ln chuẩn bị tâm

thế sẵn sàng để đối mặt với các khả năng xảy ra khủng hoảng thông qua việc xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro thật vững chắc, quan trọng nhất vẫn là quản trị RRTK. Trong đó, cần phải lưu ý một số vấn đề cụ thể như:

- Phải duy trì một tấm đệm thanh khoản thật vững chắc, điều này sẽ giúp cho NHTM tăng năng lực đối phó được với các tình huống căng thẳng một cách dễ dàng và tạo ra một môi trường hoạt động ổn định để có thể triển khai hiệu quả các phương án kinh doanh.

- Tuyệt đối chấp hành các nguyên tắc về quản lý rủi ro hay các quy định của Các cơ quan quan lý cấp trên (Tổ chức Quốc tế, NHNN hay MHB Hội sở). Vì bất kỳ rủi ro phát sinh ở lĩnh vực nào cũng đều có thể kéo theoRRTK. Cụ thể như: cho vay đúng chuẩn, chấp hành nghiêm túc các quy định của NHNN về các giới hạn thanh khoản (khả năng chi trả, hệ số CAR, tỷ lệ cấp tín dụng, tỷ lệ nợ trung dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn,…), không chạy theo lợi nhuận mà tăng tài trợ cho các TSC rủi ro cao,…

- Bên cạnh đó, một mơi trường kinh doanh ổn định và phát triển là nhu cầu thiết yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam cần được đáp ứng từ NHNN. Vì vậy, NHNNvới vai trị là người giám sát và điều hành thị trường tiền tệphải đảm bảo rằng từng NHTM đều phải thực hiện các biện pháp phù hợp và tiến hành cải cách nếu thấy cần thiết.Trên cơ sở đó, NHNN sẽ góp phần tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính thơng qua việc đảm bảo cho các hoạt động giao dịch vốn giữa các ngân hàng diễn ra một cách thơng thống và sn sẻ.

Và đó chính là bài học kinh nghiệm mà tác giả đúc kết được từ thực tế của công tác quản trị RRTK ngân hàng tại các quốc gia trên thế giới đã nêu trong mục 1.4.1 trên đây.

Kết luận chương 1

Qua phần trình bày của chương 1, tác giả đã khái quát được một số khái niệm cơ bản, đặc điểm và những vấn đề cần quan tâm đối với hoạt động quản trị RRTK của NHTM. Qua đó cho chúng ta thấy được, RRTK không phải là yếu tố dẫn đầu mà là một rủi ro kéo theo. Và hầu hết mọi hoạt động của ngân hàng đều có thể dẫn tới RRTK cho chính ngân hàng đó. Chính vì vậy, việc thiết lập một hệ thống nhằm giám sát, theo dõi và nắm bắt được đường đi của thanh khoản là một công việc vô cùng phức tạp nhưng cũng không kém phần quan trọng nhằm tạo ra môi trường hoạt động ổn định và phát triển cho toàn bộ mạng lưới của một ngân hàng.Tùy vào quy mô hoạt động và điều kiện về tài chính mà mỗi ngân hàng sẽ xây dựng hệ thống quản trị RRTK phù hợp.

Phần tiếp theo sau đây của luận văn sẽ nghiên cứu thực tiễn của mơ hình quản trị RRTK tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long, để qua đó, tác giả mong muốn làm rõ được những lợi thế cũng như tồn tại trong công tác quản trị RRTK của ngân hàng này trong thời gian qua.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập năm 1997 theo quyết định 769/TTg của Thủ tướng Chính phủvà chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, cho vay hỗ trợ sắp xếp, chỉnh trang lại khu dân cư, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới để cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân. Đến năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 160/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu MHB nhằm chuyển MHB thành một NHTM hoạt động đa năng, đóng vai trị chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng.Ngày 20/07/2011, MHB đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với 17,74 triệu cổ phần được đấu giá được 3.744 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia. Năm 2011, MHB được NHNN xếp vào nhóm những TCTD hoạt động lành mạnh, ổn định, an toàn và được cấp mức tăng trưởng tín dụng cao nhất (17%). Cũng trong năm này, lần thứ 5 liên tiếp MHB vinh dự nhận giải Thương hiệu mạnh tại Việt Nam.So với các NHTMNN khác, MHB hiện là ngân hàng trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Các kết quả đạt được: sau gần 14 năm hoạt động (1998-2011), MHB đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ sau đây:

TTS đạt gần 50.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD),tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập.MHB đứng thứ tám về quy mô mạng lưới trong các NHTM ở Việt Nam với gần 230 chi nhánh và các phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành trọng điểm trên cả nước. Bên cạnh đó, MHB cịn duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.Từ 84 người lúc mới thành lập, đến nay, tổng số nhân viên của MHB đã hơn 3.300 ngườivới độ tuổi trung bình là 29.Trong suốt các năm qua, MHB rất coi trọng việc đào tạo và nâng cao kỹ năng của các lãnh đạo và nhân viên.Đó là đào tạo nhân viên MHB có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt hơn. Đồng thời, MHB không ngừng bổ sung các công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, như: ATM, máy POS, SMS banking cũng như giao dịch qua Internet,

các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ. MHB còn kết nối hệ thống với Liên minh Thẻ Banknetvn và Smartlink, tạo điều kiện cho các khách hàng có thể sử dụng thẻ để giao dịch tại tất cả các máy ATM trên toàn quốc và hệ thống máy POS của Liên minh Thẻ Banknetvn. MHB cũng đã là thành viên của Tổ chức thẻ VISA và là đại lý ứng tiền mặt của Vietcombank đối với các thương hiệu thẻ quốc tế khác. Theo đó, hệ thống máy ATM của MHB chấp nhận thanh toán tất cả thẻ của thành viên thuộc Liên minh Thẻ Banknetvn, Smartlink và thẻ mang thương hiệu Visa/Plus, MasterCard, Diners Club, JCB, American Express, UnionPay.

Trong năm 2010, MHB đã triển khai thành cơng chương trình Intellect, thuộc Dự án Corebanking – Ngân hàng cốt lõi, một dự án đã làm thay đổi rất lớn về công nghệ và qui trình giao dịch của MHB. Trong thời gian tới, Ban Quản lý dự án Core Banking sẽ cho ra đời những sản phẩm với công nghệ mới như sản phẩm dịch vụ Ngân hàng điện tử, hệ thống quản lý CRM, BI, HRMS… với mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất và quản lý giao dịch công nghệ hiện đại nhất và tập trung nhất. Với quyết tâm tiến tới hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, MHB đang phát triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ trợ từ World Bank, theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng theo các yêu cầu báo cáo do luật pháp qui định. Ngồi ra, MHB cịn có kế hoạch cũng cố hệ thống thông tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý hiệu quả danh mục cho vay, lãi suất, ngoại hối, quản lý rủi ro vốn khả dụng. MHB đã hoàn tất 2 năm thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật SECO là dự án nằm trong chương trình chung của Chính phủ Thụy Sĩ nhằm trợ giúp tiến trình tái cấu trúc lại các ngân hàng Việt Nam, cụ thể, giúp MHB cơ cấu tổ chức lại Ngân hàng theo những tiêu chuẩn và thông lệ Quốc tế về quản trị ngân hàng, sẵn sàng cho tiến trình hội nhập.

Hoạt động kinh doanh:Trong giai đoạn đầu phát triển, danh mục tín dụng của

MHB chủ yếu là cho vay khách hàng có mục đích sửa chữa, xây dựng nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh thương mại và dịch vụ và cho vay sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của MHB đã hướng đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng, tập trung chủ yếu cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng DN vừa và nhỏ (SMEs), cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh xuất nhập khẩu (lương thực, chế biến thủy hải sản, phân bón, cao su,…) và lĩnh vực đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, trọng điểm, đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL và tài trợ vốn cho các ngành nghề phục vụ an sinh xã hội trong năm 2011 được đặt lên hàng đầu.

Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2001 đến tháng 09/2012:Tổng dư nợ tín dụng MHB tăng từ 1.206 tỷ đồng (2001) lên hơn 22.566 tỷ đồng, tăng 19 lần trong 10 năm gần đây; Vốn và các quỹ của MHB đạt 3.323 tỷ VND;Tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR) trên 15,78%; Nguồn vốn luôn được đảm bảo với những khoản vốn ủy thác dài hạn (khoảng 1.323 tỷ VND) từ Cơ quan phát triển Pháp (Dự án AFD), Ngân hàng thế giới (Dự án RDF2), từ NHNN Việt Nam (Dự án ADB, Dự án SMEFPII).

2.2. Thực trạng về luật pháp và chính sách của Ngân hàng nhà nước giai đoạn 2007-tháng 9/2012

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (năm 1997), CSTT là một trong những chính sách quan trọng được sử dụng để khơi phục đà tăng trưởng kinh tế, hạn chế tình trạng giảm phát. Kết quả là mãi đến cuối năm 2007, giai đoạn tăng trưởng kèm theo lạm phát ở mức cao kéo dài mới được dừng lại. Do vậy, bước sang năm 2008, lạm phát bùng nổ như là hệ quả tất yếu của các chính sách nới lỏng trước đó. Đứng trước tình hình này, NHNN đã phải liên tục thay đổi các CSTT, một mặt nhằm thực hiện các mục tiêu của Chính phủ trong từng thời điểm, mặt khác nhằm ổn định hoạt động của hệ thống NHTM. Trong nội dung tiếp theo dưới đây, chúng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)