Công cụ điều hành chính sách của Ngânhàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

2.2.2. Công cụ điều hành chính sách của Ngânhàng nhà nước

Trong giai đoạn từ 2007 đến tháng 9/2012, dù là thực hiện mục tiêu thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ thì NHNN ln có sự vận dụng linh hoạt các công cụ điều hành vĩ mô nhằm đạt được mục tiêu của Chính phủ. Trong đó, 04 cơng cụ chính được sử dụng xuyên suốt trong giai đoạn này là: lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc và hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cụ thể:

 Lãi suất: Là công cụ để điều hành CSTT quan trọng của NHNN, gồm có các mức lãi suất như: lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, trần lãi suất,… Các mức lãi suất này là cơ sở để các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh; định hướng và điều tiết lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng. Vì vậy, trong suốt giai đoạn 2007-2012, đây là công cụ được sử dụng thường xuyên nhất của NHNN nhằm thực thi các mục tiêu vĩ mơ ngắn hạn (xem hình 2.1 - Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN từ 2007 đến tháng 09/2012).

Trong giai đoạn từ 2007-11/2010, 3 loại lãi suất (lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn) luôn song hành với nhau trong CSTT của NHNN, cụ thể: tình trạng thiếu vốn khả dụng vào cuối 2007-2008 đã khiến cho các NHTM

đua nhau tăng lãi suất (có thời điểm lãi suất liên ngân hàng lên tới 30%/năm). Do vậy, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản liên tục từ tháng 2-6/2008 (8.75%  12% 

14%); đồng thời, cặp lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu) cũng được điều chỉnh tăng tăng tương ứng nhằm mục tiêu kiềm chế mức tăng lãi suất và ổn định thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, kể từ tháng 10/2008 đến tháng 2/2009, bên cạnh việc triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất, NHNN còn kéo giảm liên tục các mức lãi suất này (trong đó, lãi suất cơ bản giảm xuống 13%  12% 11% 10% 8,5%7%) để kích cầu cho nền kinh tế. Nhưng khi cần thực hiện chính sách vĩ mơ thận trọng nhằm ổn định và duy trì mục tiêu tăng trưởng (từ đầu năm 2010 cho đến tháng 11/2010), các mức lãi suất này chỉ được NHNN điều chỉnh tăng nhẹ (chỉ tăng từ 1-2% so với thời điểm 2009). Nhưng kể từ thời điểm này trở đi, LSCB khơng cịn đồng hành với cặp lãi suất điều hành nữa, thay vào đó, NHNN đưa thêm lãi suất trần huy động vào nhóm cơng cụ điều hành CSTT, đánh dấu cho sự kiện này là sự ra đời của thông tư 02/2011/TT-NHNN về việc “quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam” (ngày 03/03/2011).Từ cuối năm 2010 đến tháng 9/2012, lãi suất thị trường lặp lại diễn biến của giai đoạn 2007-2008, trước tình trạng chạy đua vượt rào lãi suất ngày càng nghiêm trọng trong hệ thống NHTM, một mặt, NHNN vẫn điều hành cặp lãi suất (chiết khấu và tái cấp vốn) theo tín hiệu thị trường, mặt khác, NHNN khống chế lãi suất huy động trần tối đa 14%/năm (kể từ 12/2010-2/2011) và kéo giảm dần xuống

Hình 2.1: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN từ 2007 đến tháng 09/2012

ĐVT: %/năm

“Nguồn: Chuyên mục Lãi suất của Website NHNN

8.258.75 12 14 13 12 11 10 8.5 7 8 9 14 14 13 12 11 9 4 6 8 10 12 14 16 1/ 12/2007 1/3/ 2008 1/ 6/ 2008 1/ 9/ 2008 1/ 12/2008 1/3/ 2009 1/ 6/ 2009 1/ 9/ 2009 1/ 12/2009 1/3/ 2010 1/ 6/ 2010 1/ 9/ 2010 1/ 12/2010 1/3/ 2011 1/ 6/ 2011 1/ 9/ 2011 1/ 12/2011 1/3/ 2012 1/ 6/ 2012 1/ 9/ 2012

LS cơ bản LS tái cấp vốn LS chiết khấu Trần lãi suất

các TCTD thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận cùng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhằm mục tiêu giảm lãi suất cho vay, kích thích tăng trưởng tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng.

 Nghiệp vụ thị trường mở: cũng như công cụ lãi suất, nghiệp vụ thị trường

mở cũng là công cụ khá quan trọng của NHNN nhằm điều hành lượng cung tiền, do đó, đây cũng là công cụ được NHNN sử dụng xuyên suốt trong giai đoạn 2007- 2012. Cụ thể: Giai đoạn 2007 đến tháng 5/2008: để thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, NHNN đã phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các NHTM, tuy nhiên, lại quy định không cho phép sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN. Từ 2009-2010, để thực hiện CSTT mở rộng, nên giải pháp thị trường mở chủ yếu là để cung tiền cho nền kinh tế, cụ thể: cho phép các NHTM thanh tốn trước hạn lượng tín phiếu đã mua trong năm 2008 (20.300 tỷ đồng) (2009); NHNN cho phépthực hiện nghiệp vụ thị trường mở 2 phiên/ngày, kéo dài thời hạn chào mua GTCG từ 14 ngày lên 28 ngày, lãi suất 8%/năm, cung ứng tiền thông qua thị trường mở (năm 2010, gần 200 ngàn tỉ đồng qua thị trường OMO và mua USD). Tuy nhiên, sang đến năm 2011, với mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát nên nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu làm nhiệm vụ hút tiền ròng trong phần lớn thời gian của năm 2011 (đến cuối tháng 6/2011, mức cung ròng qua OMO chỉ hơn 13.000 tỷ đồng, trong khi lượng hút ròng lên đến 111.365 tỷ đồng). Trong 9 tháng đầu năm 2012, thị trường mở đã hút ròng một lượng tiền lên đến 118.332 tỷ đồng nhằm trung hòa lượng tiền đã mua ngoại hối vào đầu năm 2012, đồng thời, bơm ra thị trường tổng cộng 43.560 tỷ đồng chủ yếu để thanh tốn lượng tín phiếu đáo hạn lên đến 36.067 tỷ đồng.

 Dự trữ bắt buộc: cũng là cơng cụ để kiểm sốt lượng cung tiền, DTBB được NHNN sử dụng thường xuyên trong giai đoạn này (xem phụ lục 6_Điều hành tỷ lệ DTBB của NHNN từ 2007-9/2012). Chỉ trừ năm 2008 và 2010, tỷ lệ DTBB được NHNN điều chỉnh tăng lên để thực hiện CSTT thắt chặt, các năm còn lại, tỷ lệ DTBB lại được NHNN điều chỉnh giảm nhằm cung tiền và kích cầu cho nền kinh tế để thực hiện chính sách tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ.

 Hạn mức tăng trưởng tín dụng: được NHNN sử dụng để hạn chế lượng cung tiền. Công cụ này được NHNN sử dụng chủ yếu vào các thời điểm thực hiện CSTT thắt chặt như:

+ Năm 2008 (gồm các giải pháp như: siết chặt các điều kiện được cho vay và khống chế tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khốn khơng được vượt q 20% vốn điều lệ của TCTD; yêu cầu các TCTD khống chế tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bất động sản ở mức hợp lý

so với tổng dư nợ và nguồn vốn cho vay; ban hành mới cơ chế cho vay bằng ngoại tệ của TCTD theo hướng chặt chẽ hơn nhằm hạn chế cho vay đối với nhu cầu không nhất thiết phải sử dụng vốn ngoại tệ);

+ Nửa đầu năm 2010 (thực hiện hạn chế tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng với mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng là 25% và cung tiền là 20%, tăng cường kiểm soát rủi ro, yêu cầu tập trung cải thiện chất lượng tín dụng và cơ cấu dư nợ); Và năm 2011 (khống chế mức tăng trưởng tín dụng, tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/06/2011 và 16% đến 31/12/2011. Ngày 20/5/2011, NHNN ban hành quy định 3976/NHNN-CSTT, theo đó, Thống đốc tuyên bố sẽ xử lý nghiêm nếu NHTM để tăng trưởng tín dụng vượtq ngưỡng 20%).

Bên cạnh đó, tùy vào tình hình của thị trường tiền tệ tại từng thời điểm và mục tiêu ưu tiên của Chính phủ, NHNN cịn thực hiện một số giải pháp đi kèm nhằm nâng cao hiệu quả của CSTT như: Ban hành quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn, khả năng chi trả, hạn mức cấp tín dụng,… (tại Thơng tư 13 và Thông tư 19/2010/NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD); Quy định về lộ trình tăng vốn điều lệ của các ngân hàng (theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP đến cuối năm 2011); Tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động và các giải pháp khơi thông vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2 (2011); Tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ các NHTM yếu kém (2011, 2012); Thực hiện các biện pháp ổn định thị trường vàng, thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại tệ (2009-2012);…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)