Tỷ lệ thanh khoản và hạn mức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

1.3. Quản trị rủi ro thanh khoản

1.3.4.2. Tỷ lệ thanh khoản và hạn mức

Ngân hàng có thể sử dụng một loạt các tỷ lệ để định lượng thanh khoản.Các tỷ lệ này cũng có thể được dùng để tạo ra giới hạn cho quản trị RRTK.Việc phân tích xu hướng phát triển của các tỷ lệ này có thể giúp ngân hàng đưa ra cảnh báo khi tình huống trở nên xấu đi.Trong quá trình đánh giá, các tỷ lệ cần được đánh giá theo thời gian,so sánh với hạn mức quy định và các mức cảnh báo, kết hợp các chỉ số thanh khoản với nhau và so sánh với giá trị tuyệt đối các khoản mục bảng cân đối để có cái nhìn tồn diện. Ngồi ra, cần phân tích trong mối tương quan với tỷ trọng các khoản mục dùng để tính chỉ số so với TTS và các khoản mục liên quan.Một số tỷ lệ sau nên xem xét:

Tỷ lệ tài sản thanh khoản so với tổng tài sản:

Tài sản thanh khoản (bao gồm: tiền mặt, vàng, tiền gửi tại NHNN trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc, giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu với NHNN, các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, NHTW các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên (được xếp hạng bởi các tổ chức quốc tế có uy tín) phát hành hoặc bảo lãnh thanh tốn)là những TSC có tính thanh khoản cao nên có thểnhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt. Vì vậy, đây cũng chính là “vùng đệm” cho các ngân hàng để sẵn sàng đối phó với các tình huống căng thẳng thanh khoản bất kỳ lúc nào.Tỷ lệ tài sản thanh khoản so với TTS được tính như sau:

Tỷ lệ tài sản thanh khoản so với TTS càng lớn thì khả năng chống đỡ với áp lực thanh khoản càng cao. Chính vì vậy, nhiều ngân hàng rất quan tâm đến việc đo lường khả năng thanh khoản thông qua đánh giá mức độ của tỷ lệ tài sản thanh khoản so với TTS.Tuy nhiên, việc duy trì tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS cao khơng hồn tồn là có lợi.Vì hầu hết các tài sản thanh khoản trên đều có khả năng sinh lợi thấp. Chính vì vậy, nếu duy trì quá nhiều các TSC loại này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, hay nói cách khác, ngân hàng sẽ tốn chi phí cơ hội khi khơng dùng khoản tiền này để đầu tư cho một khoản mục có mức sinh lợi cao hơn (như: tiền gửi có kỳ hạn, cho vay,…).

Hệ số an toàn vốn (CAR: Capital Adequacy Ratio):

Tỷ lệ tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản Tiền mặt Tổng tài sản Tiền gửi tại NHNN Đầu tư GTCG Dự trữ bắt buộc + + - =

Được ra đời nhằm mục đích chuẩn hóa những địi hỏi về vốn ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Nó được ghi nhận lần đầu tiên qua Hiệp ước Basel I ký kết vào năm 1988 giữa các nước công nghiệp lớn. Cách xác định như sau:

Đây là phương pháp để xác định vốn tự có cần thiết và có căn cứ khoa học. Vốn tự có được tính tốn trong mối liên hệ với mức độ rủi ro của các loại tài sản. Một ngân hàng có thể tăng quy mơ tài sản (bằng cách tăng các khoản nợ) mà khơng cần tăng vốn tự có nếu thay đổi cấu trúc danh mục đầu tư. Với quy mô đầu tư như nhau nhưng nếu ngân hàng có nhiều tài sản chuyển đổi theo hệ số rủi ro thì hệ số CAR sẽ thấp hơn và cần có vốn tự có nhiều hơn.

Hệ số CAR thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống. Trong thỏa ước về Đo lường vốn và tiêu chuẩn vốn quốc tế năm 1988 của Ủy ban Basel (gọi tắt là Thỏa ước về vốn), hệ số CAR được quy định tối thiểu bằng 8%. Cho đến nay, NHNN Việt Nam đã điều chỉnh tỷ lệ này lên 9% (Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010) nhằm đưa chỉ số này tiệm cận hơn với tiêu chuẩn thế giới.

Tỷ lệ về khả năng chi trả:

Tỷ lệ khả năng chi trả dùng để đo lường khả năng hoàn trả các khoản nợ của ngân hàng đối với khách hàngbằng các TSC thanh toán ngay hoặc đã đến hạn thu về, như: tiền mặt, tiền gửi, GTCG,…hoặc là tiền gửi tại các TCTD khác đến hạn, cho vay đến hạn,…Đây là một công cụ khá quan trọng được NHNN dùng để đánh giá thanh khoản của các ngân hàng hiện nay. Tỷ lệ khả năng chi trả được quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và điều chỉnh của Thông tư 19/2010/TT-NHNN,bao gồm 2 tỷ lệ cơ bản sau:

Tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau:

Tỷ lệ về khả năng chi trả trong vòng 7 ngày:

Tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau

Tổng tài sản có thanh tốn ngay Tổng nợ phải trả

=

Tỷ lệ về khả năng chi trả trong vịng 7 ngày

Tài sản có đến hạn thanh toán trong 7 ngày Tài sản nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày

=

Hệ số CAR Vốn tự có x 100 (%)

Tổng tài sản “Có” rủi ro

Các tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của ngân hàng càng lớn.Theo quy định hiện hành của NHNN, tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau tối thiểu là 15% và tỷ lệ về khả năng chi trả trong vòng 7 ngày tối thiểu là 1.Như vậy, khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ tốt hơn nếu các tỷ lệ trên càng lớn và cao hơn mức tối thiểu do NHNN quy định.

 Tỷ lệ cấptín dụng so với nguồn vốn huy động:

Đây là một trong những tỉ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Ở các nước, tỉ lệ này được sử dụng dưới hình thức mối quan hệ giữa cho vay so với tiền gửi (loan - to - deposit ratio hoặc credit/deposit ratio- LDR).

Theo quy định của NHNN tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN và điều chỉnh của Thông tư 19/2010/TT-NHNN, tỷ lệ này được xác đinh như sau:

Ý nghĩa của tỷ lệ: Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng.Về khía cạnh thanh khoản, sự gia tăng tỉ lệ LDR cũng có nghĩa là tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng.

Tuy nhiên, tỉ lệ LDR vẫn có một số hạn chế nhất định: i) Nó khơng cung cấp thơng tin về thời gian đáo hạn hoặc bản chất của các khoản cho vay; ii) Tỉ lệ LDR không cho ta một ý niệm gì liên quan đến bản chất của các tài sản “Có” nằm ngồi các khoản mục cho vay.

Mặc dù có những hạn chế, tỉ lệ LDR vẫn có một số giá trị nhất định, đó là, khi tỉ lệ tăng lên là tín hiệu cảnh báo, thúc đẩy các nhà quản trị, giám sát ngân hàng đánh giá lại toàn bộ lượng vốn đã sử dụng. Đây khơng phải là một thước đo hồn hảo về tính thanh khoản, nhưng là một cơng cụ đo lường gần đúng.

 Tỷ lệnguồn vốn ngắn hạn được dùng để cho vay trung dài hạn:

Tổng các khoản cho vay Nguồn vốn huy động Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động = x 100 (%) Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn Tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn Tổng nguồn vốn trung, dài hạn được sử dụng để

cho vay trung, dài hạn Tổng nguồn vốn ngắn hạn được sử

dụng để cho vay trung, dài hạn

=

-

x100%

Theo như công thức trên đây, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn có thể là một số dương (+) (tức là khi ngân hàng phải sử dụng đến nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn) hoặc là một số âm (-) (tức là khi nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng đang thừa sức để tài trợ cho các khoản cho vay trung dài hạn). Do vậy, một sự gia tăng của tỷ lệ này cho thấy tình trạng mất cân đối về cơ cấu kỳ hạn trong huy động và cho vay của ngân hàng ngày càng tăng. Từ đó, làm phát sinh RRTK do mất cân đối về kỳ hạn giữa TSCvàTSN.

Hiện nay, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn được NHNNVN giới hạn ở mức tối đa 30% theoquy định tại Thông tư 15/2009/TT- NHNN ngày 10/8/2009.

Các tỷ lệ do ngân hàng tự giám sát:

Ngoài các tỷ lệ do NHNN quy định, các ngân hàng cũng có thể kết hợp thêm một số cơng cụ phân tích sau đây nhằm giám sát tốt hơn tình trạng RRTK của mình, gồm có:

- Nhóm các tỷ lệ về nguồn vốn: Tỷ lệ vốn huy động thị truờng 2/tổng nguồn vốn; Tỷ lệ vốn huy động thị trường 1/tổng nguồn vốn; Tỷ lệ khách hàng có tiền gửi lớn/tổng vốn huy động khách hàng; Tỷ lệ tổng huy động thị trường 2/tổng huy động thị trường 1;…

- Nhóm tỷ lệ về sử dụng vốn: Tỷ lệ đầu tư GTCG/TTS, Tỷ lệ tổng cho vay khách hàng/TTS; Tỷ lệ cho vay thị trường 2/tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ hoặc Tỷ lệ nợ xấu/TTS;…

- Nhóm tỷ lệ về cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn: Tỷ lệ tổng huy động thị trường 2/tổng cho vay thị trường 2; Tỷ lệ tổng huy động khách hàng/tổng cho vay khách hàng;…

(Trong đó: thị trường 1 là thị trường diễn ra các giao dịch (huy động hoặc cho vay) giữa NHTM với khách hàng là TCKT hay dân cư; còn thị trường 2 là thị trường liên ngân hàng, tức là nơi diễn ra các giao dịch giữa các NHTM với nhau.)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)