Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoảncủa MHB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

2.3. Thực trạngquản trị rủi ro thanh khoản tại Ngânhàng TMCP phát triển

2.3.2.1. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoảncủa MHB

MHB luôn thống nhất về chiến lược quản trị RRTK hàng ngày thông qua chỉ đạo từ Hội đồng ALCO. Tùy mức độ khẩn cấp của tình hình thanh khoản và RRTK mà các chiến lược này được truyền đạt thơng qua các hình thức: chỉ đạo trực tiếp, website nội bộ hay bằng văn bản.

MHB thường sử dụng chiến lược quản trị RRTK cân bằng (tức là cân đối giữa TSC và TSN). Với các nhu cầu thanh khoản thường xuyên và ngắn hạn sẽ được đáp ứng bằng các nguồn dự trữ (tiền mặt tại quỹ, GTCG và tiền gửi tại các ngân hàng khác). Các nhu cầu thanh khoản có tính đột xuất, khơng thể lường trước được thì đáp ứng từ vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Còn với các nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định và nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là các khoản tiền vay ngắn hoặc trung hạn, chứng khốn sẽ chuyển hóa nhanh thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện.

Tuy nhiên, các chiến lược vẫn cịn mang tính tình thế (ngắn hạn) hoặc thường xun lặp lại mà chưa xây dựng thành chiến lược cụ thể và dài hạn. Do vậy, vào những thời điểm căng thẳng có tính chu kỳ, như cuối năm, hoặc những khi thị trường bị biến động đột ngột, Ban lãnh đạo MHB thường chỉ lặp lại những giải pháp đã sử dụng trước đó hoặc thực hiện các chiến lược nhằm cung ứng vốn khẩn cấp (thị trường mở, nhận vốn ngắn hạn liên ngân hàng, giảm đầu tư trên liên ngân hàng, tập trung các nguồn dự trữ từ Chi nhánh về Hội sở,…). Chính vì vậy, có một số thời điểm, do không phản ứng kịp với các biến động bất ngờ của thị trường, nên MHB cũng bị rơi vào trạng thái khá căng thẳng về thanh khoản (như: thời điểm

2008, 2009,…).

2.3.2.2. Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản

MHB bắt đầu xây dựng chính sách quản trị RRTK cho tồn hệ thống kể từ tháng 02/2008 thông qua quyết định số 07A/QĐ-NHN ngày 14/02/2008 “về việc ban hành Quy định về quản lý thanh khoản”. gồm những nội dung cụ thể sau:

Về phạm vi khn khổ chính sách và các điều khoản:

Chính sách xác định rõ việc quản trị RRTK nhằm đạt 4 mục tiêu chính: i)Tuân thủ các qui định của pháp luật, qui định của NHNN, quy định của NHNN và Ngân hàng MHB về quản lý thanh khoản; ii)Đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh tốn của tồn hệ thống với chi phí hợp lý, đảm bảo an tồn hoạt động; iii)Giảm thiểu các rủi ro thanh khoản thơng qua q trình nhận biết, ước tính, theo dõi, kiểm sốt rủi ro; iv)Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của chính sách thanh khoản bao gồm các hoạt động liên quan đến nghĩa vụ thanh toán đối với các đơn vị thuộc MHB (bao gồm: Chi nhánh và các đơn vị tại Hội Sở chính.)

Bên cạnh đó, chính sách cũng đã xác định rõ ràng các điều khoản thông qua việc đưa ra các định nghĩa cụ thể về một số thuật ngữ được áp dụng trong quy định, qua đó, giúp giảm thiểu khả năng hiểu lầm, hiểu sai nghĩa và có thể dẫn đến việc vận dụng sai chính sách. Một số thuật ngữ được định nghĩa gồm có: cung - cầu thanh khoản, rủi ro thanh khoản, khe hở thanh khoản, khủng hoảng thanh khoản, dự trữ thanh tốn,…

Chính sách cũng đã đưa ra 5 nguyên tắc quản trị RRTK cho MHB gồm có: - Hội Sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống.

- Thanh khoản phải được quản lý hàng ngày, theo chiến lược của HĐQT, chính sách và các quy định về giới hạn thanh khoản của ALCO.

- HĐQT, Hội đồng ALCO phải được thơng tin kịp thời về tình hình thanh khoản. - Phương pháp quản lý thanh khoản: kết hợp phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và động.

- Quản lý thanh khoản phải bao gồm các biện pháp, kế hoạch thực hiện trong trường hợp dư thừa, thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản.

Về cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản của MHB:

Nhìn chung, MHB đã xây dựng được một cơ cấu quản lý RRTK khá chặt chẽ và phù hợp với nguyên tắc quản trị RRTK của Basel. Cơ cấu này được mô tả cụ thể

qua sơ đồ tổ chức sau đây:

Qua đó cho thấy, việc quản trị RRTK của MHB trong thời gian qua (2007- 09/2012) đã có sự tham gia đầy đủ của các thành viên thuộc nhóm cán bộ quản lý cấp cao. Việc quản trị RRTK được truyền đạt từ HĐQT (cấp cao nhất) Hội đồng ALCOBan Tổng giám đốcBan Quản lý nguồn vốn. Tại đây (Ban QLNV), thanh khoản sẽ được cân đối giữa nguồn vốn với các nhu cầu sử dụng vốn (từ Hội sở cho đến Chi nhánh), sau đó được tiến hành điều chuyển vốn theo chiến lược đã được thống nhất từ các nhà quản trị cấp trên. Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong việc quản trị RRTK, gồm có:

Hội đồng quản trị Hội đồng ALCO Ban Tổng giám đốc Trung tâm thanh tốn Ban Quản lý nguồn vốn Các phịng ban khác (P.SME, P.DN lớn, B.Quản lý TD quốc tế,…) Phòng Kinh doanh vốn Phòng Qulý TSC-TSN ản lý vPhòng Quốn nội bộ ản Liên ngân hàng Sở giao dịch, Chi nhánh

Nhu cầu nhận/gửi vốn điều hòa Cân đối NV-SDV Nhu cầunhận/gửi vốn Nhu cầu vốn Phòng giao dịch Cân đối NV-SDV Nhận/chuyển vốn điều hòa

Nhận/chuyển tiền gửi Kế hoạch điều chuyển vốn Hình 2.2:

Sơ đồ tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản của MHB

“Nguồn: theo sự nghiên cứu của tác giả”

- Hội đồng quản trị: +Phê duyệt chiến lược và các chính sách quan trọng liên quan đến quản lý RRTK; +Bổ nhiệm các chức danh quản lý cấp cao về quản lý RRTK; +Giám sát tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cáchđịnh kỳ và đánh giá RRTK của ngân hàng.

- Hội đồng ALCO: có trách nhiệm quản lý khả năng thanh khoản nói chung, bao gồm các cơng việc chính sau: +Xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình/thủ tục, hạn mức quản lý thanh khoản và RRTK, đảm bảo rằng các thủ tục quy trình ln được cập nhật để đảm bảo tính đầy đủ, thận trọng; các trường hợp vượt hạn mức được xem xét và phê duyệt; +Phê duyệt các công cụ đo lường, kiểm sốt RRTK và dự kiến các biện pháp phịng ngừa và xử lý; +Quyết định cơ cấu bảng cân đối kế tốn – các TSC và TSN theo tính thanh khoản và theo thời gian đáo hạn; +Lập kế hoạch dự phòng RRTK cho ngân hàng.

- Ban Tổng giám đốc: có nhiệm vụ thực thi chiến lược và chính sách phù hợp với khẩu vị rủi ro do HĐQT đưa ra. Do đó, Ban Tổng giám đốc có những trách nhiệm cụ thể sau: +Thực hiện và phát triển các thủ tục theo hướng tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu của HĐQT; +Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý RRTK, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm; +Giám sát việc thực hiện và duy trì hệ thống thơng tin quản lý đảm bảo xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát RRTK của ngân hàng; +Thiết lập kiểm soát nội bộ hiệu quả trong quá trình quản lý RRTK cũng như đảm bảo việc truyền đạt tới tất cả nhân viên.

- Ban Quản lý nguồn vốn: là bộ phận trực tiếp quản lý thanh khoản. Hiện Ban QLNV MHB bao gồm 3 phòng trực thuộc: Phòng Quản lý TSC-TSN (ALM), Phòng kinh doanh vốn và Phòng Quản lý vốn nội bộ. Vai trò và trách nhiệm của Ban QLNV gồm: + Quản lý thanh khoản toàn hệ thống hàng ngày theo chiến lược của HĐQT, chính sách và các quy định về giới hạn của Hội đồng ALCO; +Thực hiện phân tích và báo cáo lên HĐQT, Hội đồng ALCO, Ban Tổng giám đốc về tình hình thanh khoản của hệ thống; +Xác định tìnhtrạng thừa/thiếu nguồn vốn và lên kế hoạch cân đối NV-SDV kịp thời.

Quy định về hạn mức, giới hạn và báo cáo thanh khoản:

• Về hạn mức và giới hạn: chính sách chỉ đưa ra quy định về hạn mức đối với 3 tiêu chí là: hạn mức thanh toán (HMTT), tỷ lệ khe hở thanh khoản và giới hạn về tỷ lệ nợ quá hạn.Trong đó:

- HMTT là hạn mức nhằm mục đích giám sát được lượng tiền thanh toán trong ngày và giảm thiểu được RRTK. HMTT được phân chia thành 3 mức cụ thể: +HMTT nhỏ (dưới 10 tỷ VND hoặc ngoại tệ tương đương): các đơn vị không cần thơng báo trước; +HMTT trung bình (10-50 tỷ VND hoặc ngoại tệ tương đương):

phải báo trước 10h hàng ngày; +HMTT lớn (trên 50 tỷ VND hoặc ngoại tệ tương đương): phải báo trước 1 ngày làm việc.

- Tỷ lệ khe hở thanh khoản (Xem Phụ lục 5: Phương pháp xác định tỷ lệ khe hở thanh khoản của MHB): là cơ sở để xác định tình trạng thiếu hụt thanh khoản thấp hay cao.

Bảng 2.2: Quy định về giới hạn tỷ lệ khe hở thanh khoản

Chỉ tiêu không thiThanh khoếu hụt ản Thimức thấp ếu hụt ở Thimếu hụt ở ức cao

Tỷ lệ khe hở thanh khoản luỹ

kế 1 ngày tới/Cầu thanh khoản >0% [-2%, 0%] <-2% Tỷ lệ khe hở thanh khoản luỹ

kế7 ngày tới/Cầu thanh khoản >-2% [-4%, -2%] <-4% Tỷ lệ khe hở thanh khoản luỹ

kế 1 tháng tới/Cầu thanh khoản >-4% [-6%, -4%] <-6% Tỷ lệ khe hở thanh khoản luỹ

kế 3 tháng tới/Cầu thanh khoản >-6% [-10%, -6%] <-10% Tỷ lệ khe hở thanh khoản luỹ

kế 6 tháng tới/Cầu thanh khoản >-10% [-15%, -10%] <-15% “Nguồn: quyết định số 07A/QĐ-NHN ngày 14/02/2008 của HĐQT MHB” - Giới hạn về tỷ lệ nợ quá hạn: tỷ lệ nợ quá hạn >30% và thiếu hụt thanh khoản mức cao được MHB đưa vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản cục bộ.

• Các mẫu biễu báo cáo: việc theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản của MHB được hỗ trợ bởi hệ thống các báo cáo sau:

Bảng 2.3: Danh mục báo cáo thanh khoản của MHB Tên báo

cáo Mô tả Quy định Nơi báo cáo Định kỳ

Báo cáo luồng tiền

đến hạn

Phân tích luồng tiền đến hạn định kỳ đối với những khoản mục lớn Quyết định số 07A/QĐ-NHN ngày 14/02/2008 “về việc ban hành Quy định về quản lý thanh khoản” HĐQT, Hội đồng ALCO, Ban TGĐ Hàng ngày Báo cáo cung – cầu thanh khoản Xác định các chỉ số: Khe hở thanh khoản, Khe hở thanh khoản luỹ kế, Tỷ lệ khe hở thanh khoản luỹ kế/Cầu thanh khoản theo từng khung kỳ hạn

HĐQT, Hội đồng ALCO, Ban TGĐ Hàng ngày Tỷ lệ thanh khoản Xác định các chỉ số: CAR, Khả năng chi trả ngày, Khả năng chi trả 7 ngày, Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động, Tỷ lệ nợ ngắn hạn dung để cho vay

Thông tư 13/2010/TT-

NHNN

NHNN Hàng ngày, hàng tháng

“Nguồn: Quyết định số 07A/QĐ-NHN ngày 14/02/2008 của HĐQT MHB”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)