CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
2.1. Khái quát về Ngânhàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
2.2.1. Định hướng chung của các chính sách
Mặc dù từ năm 2007–2012, Chính phủ đã 4 lần thay đổi mục tiêu ưu tiên, nhưng dù cho là thắt chặt hay nới lỏng, các chính sách hầu hết đều có định hướng phải duy trì tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế, cụ thể:
- Từ thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát (năm 2007, 2008) sang kích cầu đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng (năm 2009): Công văn số 75/TTg-KTTH ngày 15/01/2008 về biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm sốt tăng giá năm 2008; Cơng văn số 319/TTg-KTTH ngày 03/3/2008 về tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008; Nghị quyết 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 về 8 giải pháp đồng bộ để kiềm chế lạm phát; Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội);
- Thực hiện chính sách tài chính-tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng (năm 2010): Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010). Có thể nhận thấy, cho tới 2010 và nửa đầu 2011, mục tiêu tăng trưởng vẫn là mục tiêu ưu tiên, mặc dù lạm phát khơng cịn là dấu hiệu mà đã thực sự bùng phát, cộng với những ảnh hưởng bởi độ trễ của chính sách kích cầu năm 2009.
- Tới nửa cuối năm 2011, ưu tiên kiềm chế lạm phát mới thực sự được thể hiện trong các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, trong đó, CSTT của NHNN được sử dụng như là công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong giai đoạn giảm tổng cầu và kiềm chế lạm phát. Sang năm 2012, đứng trước dấu hiệu suy kiệt tín dụng có thể làm cho nền kinh tế bị đình đốn từ cuối năm 2011, các CSTT của NHNNlại được tập trung vào các giải pháp nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng, phát triển sản xuất để thực hiện mục tiêu ưu tiên thúc đẩy phục hồi kinh tế của Chính phủ.
Từ những mục tiêu trên của Chính phủ đã định hướng cho các giải pháp điều hành thị trường tiền tệ của NHNN. Do vậy, thông qua các công cụ tiền tệ, NHNN đã tác động vào lượng cung tiền, hay nói cách khác là tác động vào thanh khoản của thị trường tiền tệ và của các NHTM trong thời gian qua.