Khách hàng của BIDV Bến Tre 2007 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre đến năm 2015 (Trang 71 - 79)

STT Khách hàng 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng trưởng bình quân (%) 1 Doanh nghiệp 630 714 835 912 916 10 Tỷ trọng (%) 3,4 2,8 2,6 2,8 2,4 -7,6 2 Cá nhân 18.094 24.476 30.845 31.536 37.054 20 Tỷ trọng (%) 96,6 97,2 97,4 97,2 97,6 0,3 Tổng cộng 18.724 25.190 31.680 32.448 37.970 20

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Bến Tre)

Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cao và đa dạng là áp lực không nhỏ đối với các NHTM. Ngồi ra, chi phí chuyển đổi thương hiệu ngân hàng khá thấp đối với khách hàng. Việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ Agribank Bến Tre hay BIDV Bến Tre khơng gây ảnh hưởng gì nhiều

đến lợi ích hay sự thuận tiện mà khách hàng nhận được. Do đó, khách hàng dễ dàng chuyển đổi giữa các thương hiệu ngân hàng. Sự đa dạng thương hiệu ngân hàng của các sản phẩm dịch vụ làm cho lượng cung về sản phẩm dịch vụ nhiều khi lớn hơn rất nhiều so với lượng cầu. Dư cung sẽ làm áp lực từ người tiêu dùng tăng lên.

2.5.1.2. Áp lực từ nhà cung cấp

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, với sự đa dạng hoạt động của nhiều tổ chức, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ cần thiết phục vụ hoạt động ngân hàng (EVN, VNPT, DHL, Viettel, FPT, CMS, Netpro…), do có nhiều nhà cung cấp để lựa chọn nên các sản phẩm dịch vụ đầu vào (máy móc thiết bị, chương trình phần mềm công nghệ thông tin, vật tư thiết bị ngân hàng, văn phịng phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thơng, các dịch vụ sửa chữa, bảo trì…) được cung cấp đa dạng với chất lượng cải thiện, giá cả hợp lý, thủ tục nhanh gọn, phục vụ mọi lúc mọi nơi và khi có trường hợp xảy ra sự cố, trục trặc kỹ thuật hay sản phẩm dịch vụ đầu vào không bảo đảm chất lượng sẽ được nhà cung cấp tích cực phối hợp giải quyết, khắc phục ngay. Ngồi ra, các ngân hàng thương mại cịn có hệ thống phát điện dự phòng, hệ thống sao lưu dữ liệu và máy móc thiết bị dự phịng…

Như vậy, nhìn chung nhà cung cấp là khá ổn định, ít gây áp lực về giá do đó ảnh hưởng khơng nhiều đến hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn.

2.5.1.3. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ

Hoạt động ngân hàng khác với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, chất lượng sản phẩm dịch vụ không phụ thuộc vào giá. Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cao, cho vay với lãi suất thấp hay phí dịch vụ rẻ khơng đồng nghĩa là ngân hàng đó có chất lượng sản phẩm dịch vụ thấp và ngược lại. Khi xuất hiện càng nhiều ngân hàng trên cùng địa bàn sẽ dẫn đến cạnh tranh càng gay gắt, để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, nhất là trong hoạt động huy động vốn buộc các ngân hàng phải có các chính sách khách hàng linh hoạt, ưu đãi lãi suất, phí… vì vậy sẽ làm tăng chi phí, giảm thu nhập gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Do các NHTM trên địa bàn tỉnh Bến Tre cung cấp các sản phẩm dịch vụ gần như nhau nên để đứng vững và lớn mạnh trong thị trường cạnh tranh, các NHTM

trên địa bàn không ngừng phát triển mạnh mẽ mạng lưới, quy mô, thị phần, hiệu quả hoạt động do đó ngày càng gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường.

2.5.1.4. Áp lực xuất hiện đối thủ tiềm năng

Với tình hình kinh tế trên địa bàn ngày càng khởi sắc và hiện tại Bến Tre đã thoát khỏi thế biệt lập của một tỉnh cù lao, cơ sở hạ tầng không ngừng phát triển, giao lưu kinh tế với các tỉnh trong khu vực và cả nước ngày càng tăng cường và mở rộng, việc thành lập chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bến Tre của các NHTM chưa có chi nhánh tại Bến Tre là vấn đề tất yếu. Đây sẽ là đối thủ tiềm năng của NHTM hiện có. Mặt khác, ngay từ năm 2006 trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam đã phải gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần của các định chế tài chính nước ngồi theo cam kết trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ (BTA). Đến năm 2008, Việt Nam “mở” toàn bộ các quy định khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngồi theo các cam kết trong khn khổ Hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cùng với các cam kết gia nhập WTO với lộ trình mở cửa trong vịng 7 năm đối với lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam không được áp dụng các hạn chế định lượng đối với số nhà cung cấp dịch vụ, tổng giá trị giao dịch về dịch vụ, số lượng nghiệp vụ, số người tham gia làm việc tại các ngân hàng… (năm 2009: các pháp nhân được nhận gửi tiền bằng đồng Việt Nam không hạn chế, đãi ngộ quốc dân đầy đủ đối với thẻ tín dụng; năm 2010: các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam...). Do đó hứa hẹn sẽ cạnh tranh rất gay gắt khi ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngồi muốn “nhảy” vào. Tất cả đang tạo ra sức ép lớn, buộc các NHTM trong nước phải tăng tốc thực hiện các kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua những thách thức sống còn.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre chưa xuất hiện ngân hàng 100% vốn nước ngoài hay chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên đây là đối thủ tiềm năng của các ngân hàng thương mại tại Bến Tre.

Việc xuất hiện đối thủ tiềm năng tạo áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với các NHTM hiện tại trên địa bàn.

2.5.1.5. Áp lực từ sản phẩm dịch vụ thay thế

Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ thay thế sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cải tiến, đa dạng về hình thức, chất lượng, tiện ích và giá cả lại có xu hướng ngày càng hấp dẫn. Có rất nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính với nhiều hình thức khác nhau như chuyển tiền bưu điện; bảo hiểm nhân thọ kết hợp tiết kiệm sinh lời; cho vay nội bộ quỹ tín dụng nhân dân; cho vay diện chính sách; cho vay phục vụ đầu tư phát triển; cho vay trả góp mua xe gắn máy… từ các tổ chức, định chế tài chính khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, hiện tại các sản phẩm dịch vụ thanh tốn của ngân hàng cịn có sự cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ thanh toán của các tổ chức thanh toán điện tử qua mạng như VietPay, Golmart…

Như vậy, ngoài áp lực cạnh tranh với các đối thủ, ngân hàng thương mại trên địa bàn còn đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm dịch vụ thay thế của các tổ chức, định chế tài chính khác. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng của các tổ chức, định chế tài chính này thu hẹp hơn, có một số điều kiện ràng buộc nhất định chứ không rộng rãi, đại trà như các ngân hàng thương mại.

2.5.2. Tác động của các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

2.5.2.1. Mơi trường chính trị - pháp luật

Mơi trường chính trị Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng ổn định là một trong những điểm mạnh để các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển đồng thời thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành ngân hàng mở rộng hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính trị đơi khi cịn bất cập, ảnh hưởng khơng ít đến hoạt động ngân hàng. Thời gian qua, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành Bến Tre có lúc thiếu đồng bộ, tạo kẻ hở cho kẻ xấu có thể lợi dụng, cụ thể như các tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của khách hàng khi vay vốn đều được đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định nhưng khi bị quy hoạch giải tỏa và được đền bù thì ban giải tỏa đền bù trực tiếp giao tiền cho khách hàng mà không thông báo cho ngân hàng biết nên dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng cố tình lừa đảo. Việc phối hợp

giữa các cơ quan, ban ngành hữu quan trong phát mãi tài sản cũng chưa chặt chẽ, còn mất khá nhiều thời gian trong quá trình xử lý thu hồi nợ vay của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Môi trường pháp luật ngày càng được cải thiện theo hướng rõ ràng và đầy đủ hơn. Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và các chính sách kinh tế ngày càng tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện kinh doanh minh bạch và được hướng dẫn thực hiện rõ ràng, cụ thể. Khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng ngày càng hồn thiện và hướng theo thơng lệ quốc tế. Luật NHNNVN và Luật các TCTD được Quốc hội ban hành ngày 16/6/2010 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) đã tăng thêm tính tự chủ của NHNNVN trong việc chủ động, linh hoạt sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm sự quản lý chặt chẽ hơn đối với các TCTD, đặc biệt là Luật các TCTD quy định bảo đảm an toàn hoạt động các TCTD với các yêu cầu cao hơn, nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực quản lý và khuyến khích sự độc lập của các TCTD để đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, các văn bản pháp luật đơi khi vẫn cịn chồng chéo, cập nhật thiếu kịp thời đối với những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, các văn bản dưới luật nhiều, hướng dẫn thi hành luật nhiều lúc chưa kịp thời, gây khó khăn, lúng túng khi thực hiện. Cơ chế, chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới triệt để, toàn diện ngành ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế. Các chính sách của nhà nước tuy phát huy tác dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như trong giai đoạn nền kinh tế trong nước diễn biến phức tạp do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 hàng loạt các gói giải pháp như miễn, giảm thuế, hỗ trợ lãi suất đã tác động tích cực đến ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an sinh xã hội... nhưng cũng có những chính sách quá cứng nhắc, ràng buộc từ phía NHNNVN ảnh hưởng đến khả năng tự chủ trong kinh doanh của các NHTM như quy định trần lãi suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản một thời gian khá dài (từ năm 2008 đến tháng 4/2010) đã cột chặt đầu ra của các NHTM trong khi đầu vào liên tục tăng, lãi suất huy động tăng nhanh theo xu thế chung của giá cả và lạm phát nhưng lãi suất cơ bản gần như khơng thay đổi. Các NHTM tìm

mọi cách để lách trần lãi suất như thu phí trong hoạt động tín dụng, làm méo mó lãi suất tiền vay, rối loạn hoạt động tín dụng... Cơ chế điều hành tỷ giá chưa phù hợp theo diễn biến của thị trường và hoạt động kiểm tra, giám sát chưa nghiêm nên lúc nào cũng tồn tại hai tỷ giá giữa ngân hàng với thị trường tự do bên ngoài. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng còn nhiều bất cập dẫn đến việc ngân hàng nào chấp hành nghiêm túc các quy định sẽ dễ mất khách hàng do kém cạnh tranh.

Mơ hình tổ chức bộ máy thanh tra của NHNNVN cũng chưa thực sự độc lập do đó hiệu lực xử lý chưa cao. Hoạt động thanh tra, kiểm sốt cịn trùng lắp, cụ thể đợt cho vay hỗ trợ lãi suất vừa qua các chi nhánh của NHTM tiếp rất nhiều đoàn thanh tra từ thanh tra của chi nhánh NHNNVN tại tỉnh đến thanh tra của NHNNVN, kiểm toán nhà nước... gây lãng phí, tốn kém thay vì chỉ tập trung thanh tra, kiểm tra tại hội sở chính của NHTM.

2.5.2.2. Môi trường kinh tế

Từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 - 2015, Bến Tre đã có những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết đề ra. Kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng giao thông, thủy lợi được tập trung đầu tư và đưa vào sử dụng như cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông đã giúp Bến Tre phá thế biệt lập về địa lý, mở rộng giao lưu với các tỉnh, thành trong khu vực. Qua đó, tác động tích cực đến thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh, tạo ra diện mạo mới cho toàn tỉnh. Đời sống người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 1.100 USD, gần gấp đôi so với năm 2007. Các thành phần kinh tế chuyển biến tích cực: kinh tế nhà nước sau khi sắp xếp lại và cổ phần hoá hoạt động khá hiệu quả; kinh tế tư nhân phát triển mạnh cả về vốn đầu tư và quy mô sản xuất, trong 5 năm (2005 - 2010) tăng 42,4% về số lượng doanh nghiệp và gấp 2,14 lần về vốn đăng ký so với 5 năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng khá... Kết quả đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM phát triển sản phẩm tín dụng, thu hút tiền gửi và các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng

lương từ ngân sách nhà nước, UBND Bến Tre đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, góp phần tích cực cho các NHTM phát triển dịch vụ thẻ ATM, thanh toán lương qua tài khoản và cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại.

Bên cạnh những mặt đạt được, tình hình kinh tế của tỉnh vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) chưa thực sự cao và bền vững, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng chung tình hình biến động kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, lãi suất tín dụng ở mức cao, tình trạng nắng nóng gay gắt, nước mặn xâm nhập sâu và kéo dài... đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống người dân. Nuôi thủy sản gặp điều kiện thời tiết bất lợi và môi trường ni khơng đảm bảo đã dẫn đến tình trạng tơm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng giá cả đầu vào, lãi suất cao, một số thị trường bị thu hẹp…nên hiệu quả kinh doanh giảm. Công tác chuẩn bị tiếp nhận đầu tư còn hạn chế; thu hút đầu tư nước ngồi cịn khó khăn. Một số cơng trình, dự án gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng, giá nguyên vật liệu tăng cao, sự phối hợp giữa chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn chưa đồng bộ… đã ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng các cơng trình, dự án.

2.5.2.3. Mơi trường khoa học công nghệ

Thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay là cơ hội để các ngân hàng ứng dụng vào việc cải tiến và cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao, nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới phương thức quản lý điều hành nhằm tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ tại địa bàn Bến Tre ngày càng phát triển theo trào lưu chung của cả nước và thế giới. Hạ tầng kỹ thuật - công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tận dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, sự tiến bộ khoa học cơng nghệ nhanh chóng sẽ làm cho máy móc, trang thiết bị, hệ thống phần mềm chương trình ứng dụng trong hoạt động ngân

hàng sớm lỗi thời và cũng là cơ hội cho các loại tội phạm mới ngày càng tinh vi, khó phát hiện dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre đến năm 2015 (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)