Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Bến Tre

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre đến năm 2015 (Trang 41 - 50)

2.3.1. Sản phẩm dịch vụ

- Huy động vốn:

Đến cuối năm 2011 huy động vốn của BIDV Bến Tre đạt 2.046 tỷ đồng. Huy động vốn cuối kỳ trong giai đoạn 2007 - 2011 tăng đều qua các năm và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 28%/năm. Huy động vốn bình quân cũng tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng bình quân đạt 22%/năm (phụ lục 9).

Tuy nhiên, huy động vốn tại BIDV Bến Tre còn tồn tại một số hạn chế như: + Cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động không cân đối, nguồn vốn huy động chưa thật sự ổn định: vốn ngắn hạn ngày càng tăng trong khi vốn trung - dài hạn ngày càng giảm. Nguyên nhân phần lớn là do những năm gần đây có sự cạnh tranh huy động vốn gay gắt giữa các NHTM cùng với việc khống chế trần lãi suất huy động vốn của NHNNVN nên các NHTM nâng lãi suất huy động vốn lên kịch trần, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên đều cùng 1 mức lãi suất là lãi suất trần theo quy định của NHNNVN vì vậy khách hàng gửi tiền chọn kỳ hạn ngắn có lợi hơn.

+ Thị phần huy động vốn liên tục sụt giảm từ 23,8% năm 2007 cịn 19,9% năm 2011 (bình qn giảm 4%/năm) do sự cạnh tranh gay gắt và ngày càng quyết liệt của các NHTM khác trên địa bàn, nhất là chi nhánh các NHTM cổ phần được thành lập ngày càng nhiều và đi vào hoạt động ổn định trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Dư nợ cho vay của BIDV Bến Tre giai đoạn 2007 - 2011 tăng trưởng khá tốt: dư nợ bình quân tăng trưởng bình quân 22%, dư nợ cuối kỳ tăng trưởng bình quân 17%. Cuối năm 2007 tổng dư nợ cho vay là 973 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2011 đạt 1.832 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2010 và gần gấp 2 lần tổng dư nợ cho vay năm 2007, hiện chiếm 15,2% thị phần trên địa bàn tỉnh Bến Tre (phụ lục 10).

Dư nợ cho vay của BIDV Bến Tre chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, bình quân chiếm 71%. Dư nợ trung và dài hạn mặc dù tăng về số tuyệt đối qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng khơng đáng kể, bình qn chỉ chiếm 29%. Do phần lớn khách hàng doanh nghiệp của BIDV Bến Tre hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản, cơm dừa nạo sấy... nên đa số sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn. Đây là thuận lợi của BIDV Bến Tre trong hoạt động cho vay, giúp luân chuyển vốn nhanh và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Tuy nhiên, hoạt động cho vay tại BIDV Bến Tre còn tồn tại một số hạn chế: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng chưa cân đối. Mặt khác, trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp thì khối lượng tín dụng tập trung khá cao ở một số doanh nghiệp lớn do đó tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là thời gian qua các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp bị ứ động về nguồn vốn thanh toán đã dẫn lớn nợ xấu phát sinh cao.

- Những sản phẩm dịch vụ khác:

Ngoài huy động vốn và cho vay, các sản phẩm dịch vụ khác (thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, ngân quỹ...) luôn được BIDV Bến Tre quan tâm và xác định là một trong những điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM theo xu hướng hiện nay. Lợi nhuận mang lại từ những sản phẩm dịch vụ này trong giai đoạn 2007 - 2011 tăng trưởng rất cao cả về số tuyệt đối lẫn tương đối và tăng trưởng ở tất cả các dòng sản phẩm dịch vụ (phụ lục 11) góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng tính an toàn, bền vững, chiếm lĩnh thị phần và khẳng định vị thế, thương hiệu BIDV Bến Tre trên thương trường. Tổng thu dịch vụ ròng trong giai đoạn 2007 - 2011 tăng trưởng rất nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 53%, đến cuối năm 2011 tổng thu dịch vụ ròng của BIDV Bến Tre đạt 14,668 tỷ đồng,

chiếm 41% tổng thu dịch vụ rịng của các ngân hàng trên tồn địa bàn tỉnh Bến Tre, đứng đầu về thị phần.

Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ của BIDV Bến Tre khá tốt, quy mô sản phẩm dịch vụ đã được mở rộng, kết quả hoạt động từng dòng sản phẩm dịch vụ được nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các sản phẩm dịch vụ khác của BIDV Bến Tre còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như sau:

+ Quy mô và hiệu quả mang lại của sản phẩm dịch vụ tăng trưởng cao nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là những sản phẩm dịch vụ truyền thống như tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán. Các sản phẩm dịch vụ khác như dịch vụ thẻ, ngân quỹ... chiếm tỷ trọng thu nhập rất thấp trong tổng thu nhập ròng từ sản phẩm dịch vụ.

+ Số lượng thẻ phát hành ngày càng tăng nhưng các dịch vụ gia tăng (tiện ích gắn với thẻ) chưa có bước đột phá. Nguyên nhân một mặt là do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, chưa thích nghi với những dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng, mặt khác là do chất lượng dịch vụ của ngân hàng còn hạn chế như: mạng lưới cung cấp các dịch vụ ngân hàng quá mỏng, chưa bao phủ khắp địa bàn, chất lượng phục vụ đôi khi chưa đạt yêu cầu, các thiết bị chấp nhận thẻ như máy ATM, POS hoạt động nhiều lúc không ổn định, hay bị lỗi kỹ thuật, đường truyền...

+ Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV nói chung và BIDV Bến Tre nói riêng cịn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. BIDV Bến Tre phát hành thẻ, cung cấp sản phẩm dịch vụ Home banking, Internet banking, Mobile banking nhưng chỉ dừng lại ở chức năng kiểm tra thông tin tài khoản, tỷ giá, lãi suất mà chưa thể thực hiện các lệnh thanh tốn.

+ BIDV nói chung và BIDV nói riêng tích cực phát triển và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm dịch vụ đó đã được các ngân hàng khác triển khai từ rất lâu và đã có lợi thế đi trước.

+ Phí và lãi của các sản phẩm dịch vụ chưa cạnh tranh hơn so với các ngân hàng thương mại khác, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần.

2.3.2. Nguồn nhân lực

Trong giai đoạn 2007 - 2011 nguồn nhân lực BIDV Bến Tre không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng (phụ lục 12). Tuy nhiên, nguồn nhân lực của BIDV Bến Tre cịn tồn tại một vài hạn chế. Đó là:

- Trong giai đoạn 2007 - 2010 chưa có sự đột phá nào đối với số lượng người lao động có trình độ chun sâu trong lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng hay quản trị điều hành.

- Đa số người lao động có bằng cấp trình độ cao về chun mơn nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ, tin học nhưng nhìn chung cịn hạn chế so với yêu cầu hoạt động của ngân hàng hiện đại, năng lực thực sự chưa tương xứng với bằng cấp cũng như bản lĩnh, kinh nghiệm thực tiễn cịn nhiều bất cập.

- Chính sách tuyển dụng của BIDV nói chung và BIDV Bến Tre nói riêng chưa thực sự thu hút nhiều người tài, vẫn cịn chính sách tuyển dụng theo diện đối ngoại hay ưu tiên tuyển dụng con cán bộ nhân viên đang làm việc tại BIDV. Bên cạnh đó vẫn chưa có được chiến lược tuyển dụng bài bản và lâu dài, quá trình tuyển dụng thường mang tính nhất thời và thụ động, các tiêu chí tuyển dụng nặng về bằng cấp và dựa trên kết quả bài thi nặng về lý thuyết.

- Việc áp dụng chính sách tiền lương chưa có sự khác biệt về tiền lương giữa các bộ phận chun mơn, nghiệp vụ khác nhau, tính chất cơng việc khác nhau, chưa phân biệt rõ nét về tiền lương lao động giản đơn và phức tạp; việc xếp lương, nâng bậc lương kinh doanh theo thâm niên công tác tương tự lương cơ bản, chưa thực sự căn cứ vào hiệu quả công việc; cơ chế đánh giá kết quả công việc của người lao đông theo các mức A, B, C vẫn dựa trên các yếu tố định tính hơn là định lượng nên khơng đánh giá chính xác được mức độ hồn thành cơng việc của từng cá nhân người lao động vì vậy chưa thực sự tạo động lực phấn đấu cao trong cơng việc.

- Cơ cấu lao động có biểu hiện khơng cân đối, cụ thể là:

+ Về giới tính: lao động nữ bình qn chiếm đến 67%, nam chỉ chiếm 33% do đó ít nhiều gây khó khăn trong bố trí, luân chuyển người lao động nhất là ở

những vị trí thường xun đi cơng tác như quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro hoặc các đơn vị trực thuộc là các phòng giao dịch ở huyện.

+ Về đội ngũ cán bộ quản lý: chiếm số lượng khá cao trong tổng số lao động, bình quân chiếm đến 29%. Đến cuối năm 2011, với số nhân viên là 82 người thì có đến 42 cán bộ quản lý, như vậy 1 cán bộ quản lý chưa tới 2 nhân viên cấp dưới (chỉ 1,95 người). Đây là một trong những yếu tố làm tăng chi phí quản lý và lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực thời gian qua dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực không cao. BIDV Bến Tre cần cơ cấu lại đội ngũ cán bộ quản lý nhằm tăng năng lực quản trị điều hành và năng suất lao động.

Bên cạnh đó, tồn tại lớn nhất về cơng tác nhân sự của BIDV Bến Tre thời gian qua là sự dịch chuyển lao động trẻ có trình độ cao, chun mơn giỏi sang các NHTM khác, nhất là khi có sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh trên địa bàn thì có sự dịch chuyển lao động từ BIDV Bến Tre sang NHTM khác. Cụ thể từ năm 2007 đến năm 2011, số lao động chuyển đi khỏi BIDV Bến Tre để đến làm việc tại các NHTM khác là 9 người, trong đó có 2 trưởng phịng, 3 phó trưởng phịng, 2 cán bộ được quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp phòng và 2 cán bộ mới. Điều này không chỉ tác động đến tư tưởng người lao động mà còn ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách hàng và bí mật kinh doanh của BIDV Bến Tre, mặt khác nó cịn ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác bố trí, đào tạo cán bộ và ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của BIDV Bến Tre.

2.3.3. Mạng lưới hoạt động

Mạng lưới hoạt động của BIDV Bến Tre đến cuối năm 2011 gồm trụ sở chính tại trung tâm thành phố Bến Tre, 2 phịng giao dịch ở huyện (phịng giao dịch Bình Đại và phòng giao dịch Mỏ Cày Nam), 13 máy rút tiền tự động (ATM) và 17 điểm chấp nhận thẻ (POS).

So với các NHTM khác trên địa bàn thì mạng lưới hoạt động của BIDV Bến Tre cịn khá mỏng (phụ lục 5 - mục 1), do đó khả năng tiếp cận, thu hút khách hàng còn hạn chế. Vì vậy, cơng tác huy động vốn, đa dạng đối tượng khách hàng của BIDV Bến Tre thời gian qua cịn gặp nhiều khó khăn, chưa khai thác được các đối

tượng khách hàng ở các huyện trong tỉnh, nhất là các doanh nghiệp và tổ chức có tiềm năng về vốn lớn và sử dụng dịch vụ ngân hàng thường xuyên như: điện lực, bưu điện, bảo hiểm xã hội, kho bạc nhà nước... dẫn đến nguồn vốn huy động chưa thật sự ổn định, thị phần giảm sút, chi phí huy động vốn cao. Đối với việc trang bị máy ATM thời gian qua, Hội sở chính BIDV chậm bổ sung cho BIDV Bến Tre nên làm hạn chế khả năng cạnh tranh, tiếp thị thu hút khách hàng thanh toán lương qua tài khoản, gây quá tải cho các máy ATM hiện có. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, gây bất lợi cho việc phát triển dịch vụ thẻ của BIDV Bến Tre.

2.3.4. Năng lực tài chính

Đối với BIDV Bến Tre là một chi nhánh của ngân hàng thương mại thì nguồn vốn chủ sở hữu là vốn chủ sở hữu chung của toàn hệ thống BIDV chứ không tách bạch riêng đối với từng chi nhánh, vì vậy trong phạm vi của luận văn này không xét đến vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và hệ số an toàn vốn (CAR) của BIDV Bến Tre. Đối với tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) của BIDV Bến Tre, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 - 2011 là 25%/năm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá nhưng ROA của BIDV Bến Tre giai đoạn 2007 - 2011 rất thấp (dưới 2%/năm), chỉ duy nhất năm 2008 ROA đạt 2,41%, năm 2009 chỉ đạt 0,93% giảm 61% (tương đương giảm ròng 1,48%) so với năm 2008 và đến năm 2010 tiếp tục giảm và thấp nhất trong các năm, chỉ còn 0,64%, năm 2011 ROA tăng 124%, tương đương tăng ròng 0,80% so với năm 2010 nhưng cũng chỉ đạt 1,44% (phụ lục 5 - mục 5).

Như vậy, mức sinh lời trên tổng tài sản của BIDV Bến Tre chưa cao, không ổn định và chưa tương xứng với quy mô tăng trưởng hoạt động của BIDV Bến Tre.

Về chất lượng tín dụng, cùng với quy mơ tăng trưởng tín dụng thì nợ q hạn và nợ xấu cũng tăng, đây là điều không tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, chất lượng tín dụng của BIDV Bến Tre giai đoạn 2007 - 2011 có sự cải thiện với tốc độ giảm nợ xấu bình quân hàng năm là 7%, tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro so với nợ xấu ngày càng được nâng lên đáng kể (bình quân tăng 45%/năm) (phụ lục 13).

2.3.5. Năng lực công nghệ

BIDV Bến Tre khơng ngừng hồn thiện và nâng cao năng lực công nghệ ngân hàng. Hệ thống thanh toán, giao dịch ngân hàng được ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, tăng khả năng mở rộng sản phẩm dịch vụ, phạm vi áp dụng và tăng tốc độ xử lý. Đến cuối năm 2011 BIDV Bến Tre có hệ thống mạng máy tính gồm 137 máy vi tính (PC) cùng 3 máy chủ (server) kết nối nội bộ (LAN) và hịa mạng tồn hệ thống BIDV (intranet) đảm bảo mọi người lao động có nhu cầu sử dụng máy vi tính và các trang thiết bị tin học phục vụ công việc đều được trang bị đầy đủ với cấu hình cao đáp ứng được yêu cầu sử dụng đồng thời BIDV Bến Tre có phịng Điện tốn được thành lập từ năm 2004 và nhân sự tại thời điểm 31/12/2011 là 3 cán bộ chun trách có trình độ đại học chun ngành công nghệ thông tin.

Mạng lưới ATM không ngừng mở rộng và đã kết nối với các ngân hàng thương mại khác trên toàn quốc thuộc hệ thống Banknetvn, Smartlink và kết nối thành cơng hệ thống thanh tốn thẻ quốc tế VISA. Tính đến 31/12/2011, BIDV Bến Tre có 13 máy ATM trong tổng số 86 máy ATM trên toàn địa bàn Bến Tre, chiếm hơn 15% thị phần ATM trên địa bàn. Song song với việc gia tăng số lượng máy ATM hiện có, BIDV khơng ngừng lắp đặt thiết bị để phát triển mạng lưới POS. Tính đến 31/12/2011, BIDV Bến Tre có 17 POS trong tổng số 96 POS trên toàn địa bàn Bến Tre, chiếm gần 18% thị phần POS trên địa bàn (phụ lục 14).

Tuy nhiên, năng lực cơng nghệ của BIDV Bến Tre cịn bộc lộ hạn chế:

- Số lượng máy ATM có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, nhất là đối với các khách hàng nhận lương qua tài khoản.

- Phần lớn các trang thiết bị, công nghệ, phần mềm BIDV Bến Tre đã và đang triển khai đã được các NHTM nhà nước và một số NHTM cổ phần trên địa bàn triển khai từ sớm nên chưa tạo được nhiều khác biệt mang tính cạnh tranh cao.

- Hệ thống mới SIBS tuy bước đầu hoạt động tốt, mang lại nhiều tiện ích mới cho hoạt động của BIDV Bến Tre so với trước đây nhưng vẫn cịn phát sinh các lỗi chương trình chậm được khắc phục, cịn lệ thuộc nhiều vào nhà thầu nước ngồi là cơng ty phần mềm Silverlake của Malaysia; chưa phát huy được hiệu quả của phân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre đến năm 2015 (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)