Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre đến năm 2015 (Trang 34)

Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính, loại bỏ các biện pháp bảo

hộ, bao cấp vốn, tài chính đối với các NHTM trong nước, hạn chế tình trạng ỷ lại, trơng chờ vào sự hỗ trợ của NHNNVN và Chính phủ, minh bạch hóa quy định luật lệ và tạo sân chơi bình đẳng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng, buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời phải tăng cường NLCT trên cơ sở nâng cao trình độ quản trị điều hành và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính trong nước, khn khổ pháp lý sẽ hồn thiện và phù hợp dần với thơng lệ quốc tế, dẫn đến sự hình thành mơi trường kinh doanh bình đẳng và từng bước phân chia lại thị phần giữa các nhóm ngân hàng theo hướng cân bằng hơn. Tùy theo thế mạnh của mỗi ngân hàng, thị trường sẽ xuất hiện những ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên mơn hóa như ngân hàng bán bn, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư, đồng thời hình thành một số ngân hàng quy mơ lớn, có tiềm lực tài chính và kinh doanh hiệu quả. Kinh doanh theo nguyên tắc thị trường cũng buộc các ngân hàng phải có cơ chế quản lý và sử dụng lao động thích hợp, đặc biệt là chính sách đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực nhằm thu hút lao động có trình độ, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh trên thị trường tài chính.

Bên cạnh đó, hội nhập tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng, từ đó cũng làm gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mức sống của nguời dân cao hơn, ý thức và thói quen sử dụng những tiện ích từ sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ nhiều hơn, đồng thời với nó là những địi hỏi sự phục vụ tốt hơn từ phía ngân hàng đối với những “thượng đế” của mình.

Ngồi ra, mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng là điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Các NHTM trong nước có điều kiện để tiếp cận sự hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạo thơng qua các hình thức liên doanh, liên kết với các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế. Trong q trình hội nhập, việc mở rộng quan hệ đại lý quốc tế của các ngân hàng trong nước sẽ tạo điều kiện phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ.

Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn sẽ tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng và loại hình hoạt động. Các ngân hàng trong nước sẽ phản ứng, điều chỉnh và hoạt động một cách linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển, các NHTM Việt Nam chịu sức ép phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình nhằm củng cố và mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận đồng thời có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.

1.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Trung Quốc:

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng tại Trung Quốc cho rằng e-banking sẽ là đầu cầu để các ngân hàng nước ngồi tấn cơng vào thị trường tài chính ngân hàng trong nước. Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài ngay trong dịch vụ này, các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã áp dụng chiến lược “xi măng và con chuột” cho dịch vụ e-banking với đặc tính nhanh chóng, linh hoạt như “con chuột” và khả năng bảo mật an toàn cao, vững chắc như “xi măng”. Nội dung của chiến lược này như sau:

Để dịch vụ e-banking có được sự thơng minh, lanh lợi như “con chuột”, các ngân hàng thương mại lớn tại Trung Quốc đã liên tục nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến và thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo lớn về sự tiện dụng của dịch vụ e-banking này. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Trung Quốc còn tuyển dụng những nhân viên giỏi nhất, thành thạo nghiệp vụ nhất vào làm việc tại bộ phận e- banking. Đây phải là những nhân viên khơng chỉ có kiến thức về ngân hàng mà cịn phải tinh thơng kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu rộng về tình hình tài chính, có các quan hệ kinh doanh, nhạy bén với sự biến đổi của tình hình, năng nổ, tháo vát, dám nghĩ dám làm nhưng thận trọng và quyết đoán... để gánh vác nghiệp vụ này.

Và để vững chắc như “xi măng”, các ngân hàng thương mại Trung Quốc phải áp dụng nhiều biện pháp để tăng tính an tồn và bảo mật cho dịch vụ này như:

xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động để lưu giữ hồ sơ và phân tích các giao dịch của khách hàng; áp dụng biện pháp “lưu dấu vết” đối với các giao dịch e-banking để tăng cường việc kiểm tra nội bộ trong ngân hàng và đặc biệt chú trọng việc bảo mật thông tin e- banking để giữ cho các thông tin thiết yếu khơng bị rị rỉ và không bị truy cập trái phép, nhất là khi các giao dịch này hoàn toàn được thực hiện qua Internet và được lưu trong cơ sở dữ liệu. Với mục đích an tồn thơng tin, tất cả dữ liệu ngân hàng và các bản ghi đều được bảo mật, chỉ có những cá nhân, tổ chức hoặc hệ thống được cấp quyền sử dụng mới có thể truy cập. Mọi dữ liệu mật của ngân hàng phải được bảo đảm bởi hệ thống an ninh mạng để tránh bị truy cập hay thay đổi trái phép trong suốt thời gian truyền trên mạng. Ngân hàng cũng kiểm soát việc sử dụng và bảo vệ dữ liệu trong suốt quá trình bên thứ ba truy cập dữ liệu ngân hàng thông qua các quan hệ ngồi luồng. Mọi sự truy cập dữ liệu có kiểm soát của ngân hàng phải được cài đặt và sử dụng mật khẩu để tránh bị truy cập trái phép.

Có thể dẫn chứng sự thành công của chiến lược này của các ngân hàng thương mại Trung Quốc qua kết quả đạt được tại ngân hàng International Commercial Bank of China (ICBC). ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp 2 lần trong 2 năm đầu thực hiện chiến lược và đã thu được giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày kể từ tháng 12/2003. ICBC cũng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa. Hầu hết các công ty bảo hiểm, phần lớn trong số 10 tập đồn mơi giới bảo hiểm lớn nhất cả nước và một số các tổ chức tài chính đa quốc gia, trong đó phải kể đến Citibank, hiện là khách hàng trong tổng số 5.600 khách hàng của hệ thống ngân hàng trực tuyến ICBC.

Thế mạnh của các ngân hàng thương mại Trung Quốc so với các ngân hàng thương mại nước ngoài là họ dễ chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng nội địa hơn. Do vậy họ đã biết tận dụng lợi thế này để phát triển một dịch vụ mới và hiện đại (là điểm mạnh của ngân hàng nước ngoài), nhưng dịch vụ này cũng cần có sự tin tưởng của khách hàng, vì vậy họ đi trước và họ đã thành cơng. Xã hội và văn hố truyền

thống Trung Quốc đã trở thành một rào cản vơ hình ngăn chặn sự tấn cơng mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh đến từ bên ngoài biên giới.

Bài học kinh nghiệm mà các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể rút ra để áp dụng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ để chiếm lĩnh thị phần, tăng lợi nhuận. Các sản phẩm dịch vụ này phải được thực hiện thành một chiến lược kiên quyết, triệt để, trên cơ sở xem xét các thế mạnh cũng như điểm yếu của các ngân hàng thương mại trong nước trong tương quan so sánh với ngân hàng thương mại nước ngồi. Bên cạnh đó, tạo được sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng là hết sức quan trọng để làm cơ sở cho ngân hàng đưa ra những sản phẩm mới đến với khách hàng, từ đó mở rộng thị phần. Việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới không loại trừ sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của ngân hàng thương mại nước ngoài tại nước sở tại nhưng ngân hàng thương mại trong nước có thể tận dụng lợi thế đi trước và sự am hiểu truyền thống, tập quán văn hóa xã hội của quốc gia để phát triển các dịch vụ này như một thế mạnh cạnh tranh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Có nhiều quan điểm về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên tác giả chọn quan điểm của Michael Porter để phân tích, đánh giá. Theo quan điểm này và kết hợp phương pháp chuyên gia, tác giả xác định 7 chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh có ý nghĩa nhất đối với ngân hàng thương mại bao gồm: sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, năng lực tài chính, năng lực cơng nghệ, năng lực quản trị điều hành và uy tín, thương hiệu.

Để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, tác giả sử dụng phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh. Qua đó tiến hành nghiên cứu năng lực cạnh tranh của BIDV Bến Tre và phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Bến Tre so với các đối thủ trên địa bàn tỉnh Bến Tre ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV BẾN TRE

2.1. Khái quát địa bàn hoạt động của BIDV Bến Tre

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với 65 km bờ biển và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 87 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.315 km2. Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Bến Tre và 8 huyện bao gồm 164 xã, phường, thị trấn với khoảng 1,3 triệu nhân khẩu trong đó gần 50% trong độ tuổi lao động với gần 40% lao động đã qua đào tạo. Đây là lợi thế trong thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh với nguồn nhân lực dồi dào, nhất là từ khi cầu Rạch Miễu được khánh thành và đưa vào sử dụng (ngày 19/01/2009) đã phá thế biệt lập của một tỉnh cù lao, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu hàng hóa, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà. Bến Tre có tiềm năng đa dạng, phong phú để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt kinh tế vườn và kinh tế thủy sản là hai lĩnh vực có điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa, hiệu quả cao. (Xem thêm phụ lục 3)

2.1.2. Thực trạng hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Đồng hành với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã đóng một vai trị tích cực. Trong các năm qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng đội ngũ cán bộ, phát triển mạng lưới hoạt động, tích cực huy động vốn và cho vay, cung ứng ngày càng đa dạng các dịch vụ ngân hàng tiện ích, bảo đảm hoạt động có hiệu quả và an tồn. Hoạt động tín dụng ngân hàng đã bám sát định hướng của tỉnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khai thác các thế mạnh tiềm năng của tỉnh, góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (Xem thêm phụ lục 4)

- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre

- Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam – Ben Tre Branch - Tên gọi tắt: BIDV Bến Tre

- Địa điểm trụ sở chính: 21 Đại lộ Đồng Khởi, P.3, TP. Bến Tre, Bến Tre - Chủ quản: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chủ sở hữu BIDV: NHNNVN – đại diện phần vốn Nhà nước (95,76%),

cán bộ nhân viên BIDV (0,56%) và cơng chúng (3,68%)

2.2.1. Q trình hình thành và phát triển

BIDV Bến Tre là một chi nhánh của BIDV. BIDV Bến Tre đã trải qua nhiều lần đổi tên gọi theo tên gọi thay đổi của BIDV từng thời kỳ như Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre khi được thành lập năm 1977, sau đó là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre, kế đến là phòng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bến Tre, tiếp đó là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre và từ ngày 01/5/2012 đến nay chính thức mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. (Xem thêm phụ lục 6)

2.2.2. Phạm vi hoạt động

BIDV Bến Tre là chi nhánh ngân hàng thương mại hoạt động đa năng tổng hợp với thế mạnh truyền thống trong lĩnh vực đầu tư phát triển, thực hiện huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân để cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh...) cho mọi thành phần kinh tế và cung ứng các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, mua bán ngoại tệ, kiều hối, các dịch vụ về thẻ ngân hàng…

2.2.3. Mơ hình tổ chức và chức năng - nhiệm vụ các bộ phận

Từ 01/10/2008 BIDV Bến Tre chuyển đổi mơ hình tổ chức theo đề án TA2 gồm Ban Giám đốc và 13 đơn vị được chia làm 5 khối có chức năng nhiệm vụ tách bạch có kiểm soát lẫn nhau giữa các khâu quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro, tác nghiệp, hậu kiểm và hỗ trợ kinh doanh. (Xem thêm phụ lục 7)

2.2.4. Kết quả hoạt động của BIDV Bến Tre những năm gần đây

Trong giai đoạn 2007 - 2011, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bến Tre đạt khá tốt. Đa số các chỉ tiêu về quy mô tăng trưởng khá cao, tuy nhiên thị phần có xu hướng tăng trưởng chậm lại và có phần bị giảm sút, nhất là thị phần huy động vốn và tín dụng. Bên cạnh đó hiệu quả kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định và chưa tương xứng với quy mô, thị phần chiếm lĩnh do đó mức độ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) khơng cao và phát triển chưa vững chắc. Ngồi ra, các chỉ tiêu về chất lượng cũng có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu và tăng tỷ trọng dư nợ bán lẻ. (Xem thêm phụ lục 8)

2.3. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Bến Tre

2.3.1. Sản phẩm dịch vụ

- Huy động vốn:

Đến cuối năm 2011 huy động vốn của BIDV Bến Tre đạt 2.046 tỷ đồng. Huy động vốn cuối kỳ trong giai đoạn 2007 - 2011 tăng đều qua các năm và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 28%/năm. Huy động vốn bình quân cũng tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng bình quân đạt 22%/năm (phụ lục 9).

Tuy nhiên, huy động vốn tại BIDV Bến Tre còn tồn tại một số hạn chế như: + Cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động không cân đối, nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre đến năm 2015 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)