Uy tín, thương hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre đến năm 2015 (Trang 29 - 32)

1.2. Cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại – Mơ hình

1.2.2.7. Uy tín, thương hiệu

- Uy tín của ngân hàng: sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là sản phẩm dịch vụ về tiền tệ nên uy tín của ngân hàng rất quan trọng trong việc thu hút, giữ chân khách hàng và phát triển sản phẩm dịch vụ. Một ngân hàng có uy tín, được các tổ chức tài chính quốc tế xếp hạng tín nhiệm cao chính là một phương thức quảng bá hữu hiệu.

- Thương hiệu của ngân hàng: thương hiệu (danh tiếng) của ngân hàng ln có dấu ấn quan trọng trong tâm trí khách hàng – những người trực tiếp sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng có thương hiệu mạnh sẽ dễ dàng duy trì và phát triển vững chắc thị phần của mình.

Tâm lý của người sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng luôn là yếu tố quyết định sự sống cịn của ngân hàng thương mại vì hiệu ứng dây chuyền do tâm lý của khách hàng mang lại có tác động mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Vì thế, uy tín và thương hiệu của ngân hàng là nhân tố nội lực vô cùng to lớn tác động đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng trên thương trường. Việc gia tăng thị phần,

mở rộng mạng lưới hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào uy tín và thương hiệu của ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, uy tín và thương hiệu của ngân hàng thương mại chỉ được tạo lập sau một thời gian dài thơng qua năng lực tài chính, đội ngũ nhân viên, việc ứng dụng công nghệ cao trong các sản phẩm dịch vụ, việc đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các nhu cầu của khách hàng… Vì vậy để tạo được uy tín và thương hiệu trên thương trường, các ngân hàng thương mại phải nỗ lực hết mình và ln cải tiến sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.

Uy tín và thương hiệu của ngân hàng thương mại cịn thể hiện ở khả năng liên kết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh, sự kiện một ngân hàng thương mại hợp tác với một ngân hàng thương mại khác có uy tín và danh tiếng hoặc sự hợp tác chiến lược giữa một ngân hàng thương mại với một tổ chức tài chính, một tập đồn kinh tế lớn cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại đó.

Tóm lại, mặc dù được phân thành 7 chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh như trên nhưng thực tế các chỉ tiêu này có tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên một thể thống nhất các nhân tố xuất phát từ bên trong ngân hàng thương mại, phù hợp với đặc điểm riêng có của từng ngân hàng thương mại và thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

1.2.3. Tác động của các nhân tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại:

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong do đặc điểm hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng thương mại mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngồi. Đó là ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường vi mô và vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

1.2.3.1. Tác động của các nhân tố thuộc môi trường vi mơ

Theo mơ hình phân tích cạnh tranh trong phạm vi ngành (mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh) của Michael Porter:

Hình 1.3: Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

Qua hình 1.3 ở trên có thể thấy các nhân tố mơi trường vi mơ có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại như sau:

- Khách hàng:

Khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng là những người sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng như gửi tiền, vay vốn, chuyển tiền… Sức mạnh trong đàm phán của khách hàng được đánh giá qua mức độ độc quyền, sự nhạy cảm về giá, khối lượng giao dịch của khách hàng trên thị trường...

- Nhà cung cấp:

Nhà cung cấp là những nhà cung ứng cơ sở vật chất, vật tư, máy móc thiết bị, điện, nước, dịch vụ bưu chính, viễn thơng... phục vụ u cầu hoạt động của ngân hàng để tạo ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Sức mạnh trong đàm phán của nhà cung cấp được đánh giá qua mức độ

độc quyền, uy tín của thương hiệu, khác biệt hố sản phẩm dịch vụ, giá thành sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp...

- Đối thủ cạnh tranh:

Mức độ cạnh tranh trong ngành được đánh giá thông qua số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành, thành phần đối thủ cạnh tranh, nhận dạng khả năng của đối thủ, rào cản gây trở ngại cho việc rút lui...

Sự phát triển của thị trường tài chính và các ngành phụ trợ liên quan với ngành ngân hàng phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng phát triển và gia tăng cung đối với ngành có lợi nhuận cao này từ đó dẫn đến mức độ cạnh tranh cũng gia tăng trong ngành ngân hàng.

Đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài chính là có mối liên hệ mật thiết và bổ trợ lẫn nhau, do đó sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị trường chứng khoán một mặt chia sẻ thị phần với ngân hàng, mặt khác buộc các ngân hàng phải giảm chi phí và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh.

- Đối thủ tiềm năng:

Mối đe dọa xâm nhập của đối thủ tiềm năng được đánh giá thông qua hàng rào gia nhập của ngành như tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, thương hiệu, quy mô kênh phân phối mà các ngân hàng đã tạo lập, yêu cầu về vốn điều lệ, chính sách của Chính phủ…

- Sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm dịch vụ có chức năng gần giống chức năng của sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp. Sản phẩm thay thế có tác động mạnh đến vịng đời sản phẩm dịch vụ đồng thời có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm ẩn của ngân hàng thông qua việc áp đặt mức giá trần cho sản phẩm dịch vụ.

Mối đe dọa của sản phẩm thay thế được đánh giá qua sự đa dạng của sản phẩm thay thế và mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre đến năm 2015 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)