Áp lực từ sản phẩm dịch vụ thay thế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre đến năm 2015 (Trang 74)

2.5. Phân tích tác động của các các nhân tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh

2.5.1.5. Áp lực từ sản phẩm dịch vụ thay thế

Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ thay thế sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cải tiến, đa dạng về hình thức, chất lượng, tiện ích và giá cả lại có xu hướng ngày càng hấp dẫn. Có rất nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính với nhiều hình thức khác nhau như chuyển tiền bưu điện; bảo hiểm nhân thọ kết hợp tiết kiệm sinh lời; cho vay nội bộ quỹ tín dụng nhân dân; cho vay diện chính sách; cho vay phục vụ đầu tư phát triển; cho vay trả góp mua xe gắn máy… từ các tổ chức, định chế tài chính khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, hiện tại các sản phẩm dịch vụ thanh tốn của ngân hàng cịn có sự cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ thanh toán của các tổ chức thanh toán điện tử qua mạng như VietPay, Golmart…

Như vậy, ngoài áp lực cạnh tranh với các đối thủ, ngân hàng thương mại trên địa bàn còn đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm dịch vụ thay thế của các tổ chức, định chế tài chính khác. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng của các tổ chức, định chế tài chính này thu hẹp hơn, có một số điều kiện ràng buộc nhất định chứ không rộng rãi, đại trà như các ngân hàng thương mại.

2.5.2. Tác động của các nhân tố thuộc môi trường vĩ mơ

2.5.2.1. Mơi trường chính trị - pháp luật

Mơi trường chính trị Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng ổn định là một trong những điểm mạnh để các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển đồng thời thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành ngân hàng mở rộng hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính trị đơi khi cịn bất cập, ảnh hưởng không ít đến hoạt động ngân hàng. Thời gian qua, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành Bến Tre có lúc thiếu đồng bộ, tạo kẻ hở cho kẻ xấu có thể lợi dụng, cụ thể như các tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của khách hàng khi vay vốn đều được đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định nhưng khi bị quy hoạch giải tỏa và được đền bù thì ban giải tỏa đền bù trực tiếp giao tiền cho khách hàng mà không thông báo cho ngân hàng biết nên dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng cố tình lừa đảo. Việc phối hợp

giữa các cơ quan, ban ngành hữu quan trong phát mãi tài sản cũng chưa chặt chẽ, còn mất khá nhiều thời gian trong quá trình xử lý thu hồi nợ vay của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Môi trường pháp luật ngày càng được cải thiện theo hướng rõ ràng và đầy đủ hơn. Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và các chính sách kinh tế ngày càng tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện kinh doanh minh bạch và được hướng dẫn thực hiện rõ ràng, cụ thể. Khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng ngày càng hồn thiện và hướng theo thơng lệ quốc tế. Luật NHNNVN và Luật các TCTD được Quốc hội ban hành ngày 16/6/2010 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) đã tăng thêm tính tự chủ của NHNNVN trong việc chủ động, linh hoạt sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm sự quản lý chặt chẽ hơn đối với các TCTD, đặc biệt là Luật các TCTD quy định bảo đảm an toàn hoạt động các TCTD với các yêu cầu cao hơn, nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực quản lý và khuyến khích sự độc lập của các TCTD để đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, các văn bản pháp luật đơi khi vẫn cịn chồng chéo, cập nhật thiếu kịp thời đối với những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, các văn bản dưới luật nhiều, hướng dẫn thi hành luật nhiều lúc chưa kịp thời, gây khó khăn, lúng túng khi thực hiện. Cơ chế, chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới triệt để, toàn diện ngành ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế. Các chính sách của nhà nước tuy phát huy tác dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như trong giai đoạn nền kinh tế trong nước diễn biến phức tạp do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 hàng loạt các gói giải pháp như miễn, giảm thuế, hỗ trợ lãi suất đã tác động tích cực đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội... nhưng cũng có những chính sách q cứng nhắc, ràng buộc từ phía NHNNVN ảnh hưởng đến khả năng tự chủ trong kinh doanh của các NHTM như quy định trần lãi suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản một thời gian khá dài (từ năm 2008 đến tháng 4/2010) đã cột chặt đầu ra của các NHTM trong khi đầu vào liên tục tăng, lãi suất huy động tăng nhanh theo xu thế chung của giá cả và lạm phát nhưng lãi suất cơ bản gần như khơng thay đổi. Các NHTM tìm

mọi cách để lách trần lãi suất như thu phí trong hoạt động tín dụng, làm méo mó lãi suất tiền vay, rối loạn hoạt động tín dụng... Cơ chế điều hành tỷ giá chưa phù hợp theo diễn biến của thị trường và hoạt động kiểm tra, giám sát chưa nghiêm nên lúc nào cũng tồn tại hai tỷ giá giữa ngân hàng với thị trường tự do bên ngoài. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng còn nhiều bất cập dẫn đến việc ngân hàng nào chấp hành nghiêm túc các quy định sẽ dễ mất khách hàng do kém cạnh tranh.

Mơ hình tổ chức bộ máy thanh tra của NHNNVN cũng chưa thực sự độc lập do đó hiệu lực xử lý chưa cao. Hoạt động thanh tra, kiểm sốt cịn trùng lắp, cụ thể đợt cho vay hỗ trợ lãi suất vừa qua các chi nhánh của NHTM tiếp rất nhiều đoàn thanh tra từ thanh tra của chi nhánh NHNNVN tại tỉnh đến thanh tra của NHNNVN, kiểm tốn nhà nước... gây lãng phí, tốn kém thay vì chỉ tập trung thanh tra, kiểm tra tại hội sở chính của NHTM.

2.5.2.2. Mơi trường kinh tế

Từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 - 2015, Bến Tre đã có những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết đề ra. Kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng giao thông, thủy lợi được tập trung đầu tư và đưa vào sử dụng như cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông đã giúp Bến Tre phá thế biệt lập về địa lý, mở rộng giao lưu với các tỉnh, thành trong khu vực. Qua đó, tác động tích cực đến thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh, tạo ra diện mạo mới cho toàn tỉnh. Đời sống người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 1.100 USD, gần gấp đôi so với năm 2007. Các thành phần kinh tế chuyển biến tích cực: kinh tế nhà nước sau khi sắp xếp lại và cổ phần hoá hoạt động khá hiệu quả; kinh tế tư nhân phát triển mạnh cả về vốn đầu tư và quy mô sản xuất, trong 5 năm (2005 - 2010) tăng 42,4% về số lượng doanh nghiệp và gấp 2,14 lần về vốn đăng ký so với 5 năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng khá... Kết quả đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM phát triển sản phẩm tín dụng, thu hút tiền gửi và các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng

lương từ ngân sách nhà nước, UBND Bến Tre đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, góp phần tích cực cho các NHTM phát triển dịch vụ thẻ ATM, thanh toán lương qua tài khoản và cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại.

Bên cạnh những mặt đạt được, tình hình kinh tế của tỉnh vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) chưa thực sự cao và bền vững, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng chung tình hình biến động kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, lãi suất tín dụng ở mức cao, tình trạng nắng nóng gay gắt, nước mặn xâm nhập sâu và kéo dài... đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống người dân. Nuôi thủy sản gặp điều kiện thời tiết bất lợi và môi trường nuôi không đảm bảo đã dẫn đến tình trạng tơm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng giá cả đầu vào, lãi suất cao, một số thị trường bị thu hẹp…nên hiệu quả kinh doanh giảm. Công tác chuẩn bị tiếp nhận đầu tư còn hạn chế; thu hút đầu tư nước ngồi cịn khó khăn. Một số cơng trình, dự án gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng, giá nguyên vật liệu tăng cao, sự phối hợp giữa chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn chưa đồng bộ… đã ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng các cơng trình, dự án.

2.5.2.3. Mơi trường khoa học công nghệ

Thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay là cơ hội để các ngân hàng ứng dụng vào việc cải tiến và cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới có hàm lượng cơng nghệ cao, nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới phương thức quản lý điều hành nhằm tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ tại địa bàn Bến Tre ngày càng phát triển theo trào lưu chung của cả nước và thế giới. Hạ tầng kỹ thuật - công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tận dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, sự tiến bộ khoa học cơng nghệ nhanh chóng sẽ làm cho máy móc, trang thiết bị, hệ thống phần mềm chương trình ứng dụng trong hoạt động ngân

hàng sớm lỗi thời và cũng là cơ hội cho các loại tội phạm mới ngày càng tinh vi, khó phát hiện dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động ngân hàng.

2.5.2.4. Mơi trường văn hóa - xã hội

Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, mơi trường văn hóa - xã hội của Bến Tre cũng có nhiều chuyển biến rõ nét, dân trí phát triển, đời sống người dân ngày càng cải thiện. Nhu cầu người dân quan tâm đến việc thanh toán qua ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do ngân hàng cung cấp ngày càng tăng.

Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội... có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân cơ bản ổn định; lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục - thể thao tiếp tục phát triển; cơng tác xây dựng đời sống văn hóa được quan tâm nâng chất. Xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục...thu hút các thành phần kinh tế tham gia và bước đầu đạt kết quả khá.

Tuy nhiên, mơi trường văn hóa - xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2011 vẫn còn một số tồn tại cụ thể là công tác phổ cập giáo dục trung học chưa đạt kế hoạch đề ra, đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu và chất lượng chưa cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học chưa đạt yêu cầu, nhất là việc dạy học 2 buổi/ngày, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cịn nhiều khó khăn; cơng tác khám, chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng; đời sống của người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, người lao động trong các khu cơng nghiệp gặp nhiều khó khăn; xuất khẩu lao động chưa nhiều; cơng tác giảm nghèo được quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp thiết thực nhưng chưa thực sự vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao.

2.5.3. Ma trận các nhân tố bên ngồi

Từ mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh trong phạm vi ngành (mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh) của Michael Porter kết hợp thảo luận cùng chuyên gia, tác giả xác định 9 nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại gồm các nhân tố thuộc môi trường vi mô như khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm năng và sản phẩm dịch vụ thay thế; các nhân tố thuộc mơi trường vĩ mơ như mơi trường chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường khoa học cơng nghệ và mơi trường văn hóa - xã hội.

Để đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố bên ngồi và mức độ phản ứng (tận dụng, thích nghi) của BIDV Bến Tre, tiến hành khảo sát ý kiến chuyên gia và xây dựng ma trận đánh giá các nhân tố bên ngoài. Cách thực hiện như sau:

- Lập bảng câu hỏi (phụ lục 17) và khảo sát ý kiến chuyên gia về 2 vấn đề: + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh NHTM. + Mức độ phản ứng của BIDV Bến Tre trước ảnh hưởng của các nhân tố bên ngồi theo từng yếu tố thuộc mơi trường bên ngoài.

Trong các nội dung này, thang đo được sử dụng cũng là thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1 (rất yếu), 2 (yếu), 3 (trung bình), 4 (khá mạnh), 5 (mạnh).

- Trên cơ sở dữ liệu khảo sát, trọng số (Ti) của các nhân tố bên ngồi được tính như bảng 2.11 bên dưới.

Bảng 2.11: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngồi

STT TIÊU CHÍ ĐTB TRỌNG SỐ

1

Khách hàng (các tổ chức, các doanh nghiệp và dân cư) ngày càng yêu cầu cao, đa dạng và tốn chi phí thấp khi

chuyển đổi giữa các thương hiệu ngân hàng 3,92 0,110 2

Nhà cung cấp (điện, bưu chính, viễn thơng, máy móc thiết bị, chương trình phần mềm, dịch vụ bảo trì, sửa

chữa...) gây áp lực 2,00 0,056

3 Đối thủ (các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa

bàn) gia tăng cạnh tranh gay gắt 4,80 0,135 4

Xuất hiện đối thủ tiềm năng (chi nhánh các ngân hàng khác trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,

ngân hàng 100% vốn nước ngoài) 4,60 0,130

5

Áp lực từ sản phẩm dịch vụ thay thế (từ các doanh nghiệp, định chế tài chính phi ngân hàng như chuyển tiền Bưu điện, cho vay trả góp mua xe gắn máy VietMoney, chuyển tiền kiều hối Western Union, bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt, Prudential...)

3,56 0,100

6 Mơi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày

càng được cải thiện theo hướng rõ ràng và đầy đủ hơn 4,76 0,134

7 Môi trường kinh tế tăng trưởng 4,72 0,133

8 Mơi trường khoa học cơng nghệ tiến bộ nhanh chóng 3,40 0,096 9 Mơi trường văn hố - xã hội phát triển, dân trí nâng cao 3,76 0,106

Tổng cộng 35,52 1,000

- Điểm phân loại (Ki) của các nhân tố môi trường được tính theo phương pháp trung bình thống kê. Trên cơ sở các trọng số (Ti), điểm phân loại (Ki) và điểm quan trọng (Ti*Ki) của từng nhân tố thuộc mơi tường bên ngồi, ma trận đánh giá các nhân tố bên ngoài được xây dựng như trong bảng 2.12 dưới đây.

Bảng 2.12: Ma trận đánh giá các nhân tố bên ngồi

S T T TIÊU CHÍ TRỌNG SỐ Điểm phân loại Điểm quan trọng

1 Khách hàng ngày càng yêu cầu cao, đa dạng và tốn chi

phí thấp khi chuyển đổi giữa các thương hiệu ngân hàng 0,110 4,32 0,48

2 Nhà cung cấp gây áp lực 0,056 4,88 0,27

3 Đối thủ gia tăng cạnh tranh gay gắt 0,135 4,04 0,55 4 Xuất hiện đối thủ tiềm năng 0,130 3,88 0,50 5 Áp lực từ sản phẩm dịch vụ thay thế 0,100 4,48 0,45 6 Mơi trường chính trị ổn định, pháp luật được cải thiện 0,134 4,84 0,65 7 Môi trường kinh tế tăng trưởng 0,133 4,60 0,61 8 Môi trường khoa học cơng nghệ tiến bộ nhanh chóng 0,096 4,88 0,47 9 Mơi trường văn hố - xã hội phát triển, dân trí nâng cao 0,106 4,80 0,51

Tổng điểm quan trọng 4,48

(Nguồn: xử lý dữ liệu của tác giả)

Môi trường bên ngồi khơng phải là nhân tố nội tại của năng lực cạnh tranh,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre đến năm 2015 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)