Những biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động 1 iện pháp chung.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp (Trang 33 - 36)

III. An toàn lao động

2. Những biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động 1 iện pháp chung.

2.1. iện pháp chung.

Nếu khơng tiến hành ngăn ngừa thì tai nạn có thể dễ dàng xảy ra bất cứ lúc nào và ở khắp mọi nơi. Do đó tất cả nhân viên làm việc trong khách sạn đều phải được đào tạo để có thể phát hiện ra những nguy hiểm tiềm tàng về mặt an tồn và được chỉ dẫn cách phịng tránh tai nạn lao động. Nếu bạn nhận biết được mối nguy hiểm về mặt sức khoẻ và an tồn thì bạn có thể ngăn chặn ngay lập tức được chúng. Việc này cần được báo cáo cho ngư i giám sát supervisor) khi bạn tự giải quyết hay bạn yêu cầu ngư i khác giải quyết.

Mỗi nhân viên hãy ln tích cực tìm kiếm và phát hiện những nguy hiểm tiềm tàng để có thể hạn chế và xử lý chúng trước khi một ai đó bị thương. Ví dụ như: Rị rỉ gas trong nhà bếp, sàn nhà gạch bị long, ổ cắm điện bị hở, bộ điều chỉnh nhiệt của bếp lò bị hỏng, …).

Dưới đây là một số những lưu ý để ngăn ngừa tai nạn trong khách sạn dành cho cả những nhà quản lý khách sạn và nhân viên phục vụ.

Thứ nhất, ngư i quản lý khách sạn phải thư ng xuyên giám sát việc kiểm tra máy móc, trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc để đảm bảo cho nhân viên khách sạn mình được làm việc trong mơi trư ng an tồn.

Thứ hai, khách sạnphải xây dựng đầy đủ các quy trình, biện pháp làm việc an tồn, vệ sinh lao động theo hướng dẫn tại các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn đối với tất cả các bộ phận và cơng việc nói riêng. Cần niêm yết các hướng dẫn sử dụng thiết bị điện cho nhân viênphục vụ ở những nơi dễ thấy.

Thứ ba, khách sạn phải hướng dẫn, đào tạo các qui trình làm việc an toàn theo tiêu chuẩn trên cho các nhân viên trước khi làm việc.

Thứ tư, tất cả nhân viên trong khách sạn đều phải tuyệt đối tuân theo những qui định làm việc an toàn để tránh tai nạn rủi ro trong khi làm việc. Phải có ý thức trách nhiệm đối với sức khoẻ, tính mạng của bản thân và của ngư i khác.

Thứ năm, phải xử lý nghiêm những cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và kiên quyết truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân có trách nhiệm liên quan nếu có những vi phạm pháp luật lao động để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng.

2.2. iện pháp an toàn khi làm việc và sử dụngtrang thiết bị dụng cụ.

2.2.1. Sử dụng dao an toàn.

- Tránh tình huống “chơi dao thế nào cũng có ngày đứt tay”

- Phải luôn tuân thủ các quy định về an tồn vì lợi ích của bản thân và vì sự an tồn của đồng nghiệp. Khi sử dụng dao đòi hỏi phải đúng cách.

- Khi cầm dao mũi dao luôn quay xuống dưới - Phải tập trung tư tưởng khi làm việc với dao

- Đặt dao nằm ngang trên mặt bàn không để lưỡi dao quay lên trên, cấm để dao chìa ra cạnh bàn.

- Dao luôn luôn phải sắc, sử dụng dao đúng mục đích cơng việc

- Khi sử dụng xong phải lau chùi ngay, phải đảm bảo rằng cán dao luôn khô

và sạch sẽ khi sử dụng.

- Không để tay tiếp xúc trực tiếp với lưỡi dao - Không để dao hay ngâm dao trong bồn rửa.

- Tuyệt đối cấm sử dụng dao sai mục đích vì nó có thể trở thành vũ khí nguy hiểm.

2.2.2. Sử dụng các thiết bị điện

- Máy móc phải ở trong tình trạng chuẩn trước khi sử dụng.

- Chỉ những ngư i có chun mơn và trách nhiệm mới được vận hành thiết bị.

- Các bộ phận đi kèm theo máy cần được lắp ráp đúng cách.

- Không bao gi được cho tay vào trong máy xay, máy trộn khi máy đang hoạt động.

- Phải rút ổ cắm điện ra trước khi muốn lau chùi, làm vệ sinh, sửa chữa các thiết bị điện.

- Lắp đặt các thiết bị điện nơi khô ráo.

2.2.3. Với các loại đồ thuỷ tinh và bén nhọn khác.

- Không để các loại ly thuỷ tinh chồng lên nhau

- Không dùng tay để cầm nhiều li một lúc bằng cách nắm lấy miệng ly. - Không để ly ngâm trong bồn rửa

- Khi ly hoặc đồ thuỷ tinh bị bể vỡ phải dùng chổi và cái hót rác thu dọn ngay các mảnh vỡ bỏ đúng vào nơi quy định chứa đồ thải loại.

2.2.4. Với máy cắt, cưa, gọt

- Chỉ điều khiển máy khi đã được hướng dẫn cách sử dụng

- Luôn tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất về cách sử dụng và sự an toàn - Sử dụng trang phục bảo hộ đúng quy định mũ lưới nếu tóc dài, bao tay) - Tắt máy, cắt nguồn điện khi làm vệ sinh hay chỉnh sửa.

2.2.5. Ngăn ngừa sự trơn trượt, vấp, té ngã và khi mang đồ vật nặng nặng

Khi mang đồ vật nặng để tránh tổn thương cho mình và cho đồng nghiệp cần chú ý:

- Ước lượng trọng lượng vật bưng bê - Giữ lưng thẳng khi bưng bê

- Sử dụng các cơ đùi chứ không phải cơ lưng

- Mang vật bưng bê sát ngư i, nắm chắc vật cần bưng bê

- Khi sử lí những vật nặng, lớn: dùng xe đẩy, để những vật nặng trên giá hoặc bệ thấp

2.2.6. Để ngăn ngừa sự trơn trượt té ngã

- Sàn nhà: Lau sạch tất cả thực phẩm, dầu mỡ rơi vãi, đi giầy chống trơn trượt. Sử dụng biển báo sàn ướt – wet floor khi cần thiết để báo cho mọi ngưòi biết.

- Lối đi: Lối đi phải rộng rãi , không để các đồ vật cản trở lối đi, xếp các vật cẩn thận để tránh chúng bị nghiêng đổ.

Hãy thông báo bất kỳ tình trạng nào có thể dẫn đến ngã như gạch long, nước trào, thiếu ánh sáng …) tới ngư i giám sát.

2.2.7. Ngăn ngừa bỏng

Để ngăn ngừa bỏng xảy cần chú ý:

- Luôn nhớ rằng tất cả các vật trên bếp, kể cả bếp lị bản thân nó đều nóng - Để cán xoong nồi… cách xa nguồn lửa, khơng để thị ra mép lị

- Yêu cầu đồng nghiệp giúp đỡ khi phải di chuyển một vật nặng chứa đầy chất lỏng hay thựcphẩm nóng

- Hướng cho hơi nóng bay xa khi mở nắp lị hoặc xoong nồi chảo…

2.2.7. Sử dụng hoá chất và chất tẩy rửa một cách an toàn.

Nếu bạn sử dụng sai hố chất và chất tẩy rửa, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu nghiêm trọng cho da. Có một số qui tắc cơ bản được áp dụng:

- Nên sử dụng hoá chất và chất tẩy rửa trong những khu vực có thơng gió tốt.

- Đậy kín và đóng nút ngay khi sử dụng xong.

- Mặc quần áo bảo hộ và đeo găng tay khi sử dụng hoá chất và chất tẩy rửa. - Không tự ý sang, chiết và trộn lẫn các loại hoá chất và chất tẩy rửa.

- Khơng được hút thuốc lá khi sử dụng hố chất và chất tẩy rửa.

- Không được đốt bất cứ vỏ bình phun rỗng nào vì chúng có thể gây nổ. Ví dụ:

- Axít làm sạch toilet: Có tính ăn mòn rất cao chỉ được dùng cho việc cọ rửa bồn cầu. Khơng được chạm tay vào vì nó có thể gây bỏng và không được trộn lẫn với các chất khác vì có thể tạo nên hơi độc.

- Các chất tẩy vết bẩn: Cồn và dung môi là những chất bắt lửa rất cao và khơng được hít vào.

- Kem cọ rửa: Chỉ sử dụng cho các bề mặt cứng. - Các chất tẩy amoniac: Khơng được hít vào.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp (Trang 33 - 36)