7. Kết cấu của khóa luận
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối
1.5.2. Tình hình kinh tế xã hội
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hệ thống phân phối. Các chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Thực vậy, tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng. Mà chi tiêu tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hệ thống phân phối. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ của tốc độ tăng trưởng hệ thống phân phối sẽ có những điếu chỉnh cho phù hợp. Khi mức tiêu dùng của người dân giảm xuống phân phối ra thị trường phải giảm đi, điều chỉnh cung cho vừa cầu để khơng gây ra tình trạng thừa thãi, lãng phí. Cịn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và cao phải tăng dự trữ để cung cấp đầy đủ cho thị trường. Hệ thống phân phối là công cụ để cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khi kinh tế sa sút, suy thối dẫn đến giảm chi phí cho tiêu dùng như vậy cũng đồng thời làm tăng đối thủ cạnh tranh như vậy hệ thống phân phối phải không ngừng phát triển và sáng tạo. Lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là một nhân tố cần phải xem xét và phân tích. Trên thực tế, khi lạm phát cao thì việc kiểm sốt giá và sức mua của người tiêu dùng là rất khó khăn. Vì giá là yếu tố nhạy cảm nhất đối với người tiêu dùng. Phân phối có dễ dàng thuận lợi khi hàng hố được tiêu dùng ổn định và thường xuyên.
Tại Mỹ và Tây Âu, khi phân tích những nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của sản phẩm mới tung ra thị trường con số thống kê đã chỉ ra:
30% do định vị thị trường sai.
30% là do khơng có đủ chương trình quảng cáo và khuyến mại phù hợp.
10% là do phân phối yếu.
Khi nhìn những con số trên chắc hẳn phần lớn chúng ta sẽ nhầm tưởng hệ thống phân phối chỉ đóng một vai trị rất nhỏ trong sự thành bại của một số sản phẩm, và qua đó, cho một cơng ty. Tuy nhiên, thị trường và người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn khác với những nước phát triển, với hàng trăm nghìn các cửa hiệu bán hàng phân bố từ thành thị đến nông thôn, luôn đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng. Khác hẳn với hành vi tiêu dùng của các nước phát triển, người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua hàng hằng ngày, thay vì tới siêu thị vào ngày cuối tuần để mua hàng đủ dùng cho cả tuần. Vì vậy, hệ thống các cửa hàng gần nhà đang đóng một tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống phân phối của thị trường Việt Nam. Do vậy, hệ thống phân phối đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thành bại của mỗi doanh nghiệp Việt Nam. Do tập quán tiêu dùng khác nhiều so với nhiều nước phát triển nên hệ thống phân phối của Việt Nam phân tán như hiện nay là điều không thể tránh khỏi.