2.3. Thực trạng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của các DN Bất động sản
2.3.3. Một số hạn chế trong phát hành trái phiếu DN BĐS
Qua q trình nghiên cứu, phân tích cho thấy trái phiếu doanh nghiệp là hình thức huy động vốn phù hợp và hiệu quả đối với các doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn hiện nay. Thời gian qua, một số doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu thành công, huy động được lượng vốn lớn và dài hạn. Tuy nhiên, hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn đang ở giai đoạn khởi đầu và tồn tại một số hạn chế như sau:
- Số lượng doanh nghiệp Bất động sản phát hành trái phiếu cịn ít, trong tổng số 72 doanh nghiệp được khảo sát chỉ có 7,8% doanh nghiệp đã thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm huy động vốn.
- Quy mô mỗi đợt phát hành còn nhỏ so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. - Lãi suất trái phiếu cao so với lãi suất thị trường: Thông thường các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu, ngoài trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu gắn với quyền mua bất động sản (như trường hợp của Sacomreal) đều phải đưa ra mức lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng bình quân của các ngân hàng lớn như: BIDV, VCB, Agribank, Vietinbank từ 3% - 5%. Trường hợp phát hành trái phiếu có lãi suất cao nhất là trái phiếu của Hoàng Anh Gia Lai (21%/năm), tiếp đến là trái phiếu của Công ty cổ phần Vincom (16%/năm). Với mức lãi suất cao như vậy, chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao và áp lực trả lãi hàng năm của doanh nghiệp rất lớn.
- Thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu doanh nghiệp bất động sản nói riêng thấp. Tính đến thời điểm hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn được đánh giá là hầu như chưa phát triển. Các nhà đầu tư chủ yếu “mua” và “giữ” trái phiếu tới khi đáo hạn. Các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ thị trường trái phiếu như dịch vụ định mức tín nhiệm, định giá trái phiếu hay dịch vụ lưu ký… hầu như chưa có. Một số chuẩn mực kế tốn quốc tế quan trọng chưa được ban hành.