3.4.1. Xây dựng trung tâm giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
Hiện tại, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã có thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt, tách giao dịch trái phiếu chính phủ tách biệt khỏi thị trường giao dịch cổ phiếu, phù hợp với lộ trình phát triển nền kinh tế, cũng như với chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
Tồn bộ hoạt động giao dịch trái phiếu chính phủ (bao gồm cả các trái phiếu đang niêm yết tại sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM) được tập trung giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội (HNX). Hàng hóa giao dịch bao gồm các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh.
Để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cũng cần nhanh chóng xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tập trung. Tất cả các loại trái phiếu giao dịch trong hệ thống đều được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Trái phiếu giao dịch sẽ có mã giao dịch và mã định danh riêng biệt để tạo thuận lợi cho hoạt động giao dịch và quản lý. Phương thức giao dịch được áp dụng là giao dịch thỏa thuận. Thành viên có thể thực hiện giao dịch thỏa thuận từ xa thơng qua hệ thống mạng máy tính nội bộ mở rộng.
3.4.2. Phát triển thị trường phi tập trung (OTC)
Ngoài việc giao dịch trực tiếp trên sàn giao dịch tập trung, cần phát triển thêm hình thức giao dịch theo hình thức thỏa thuận như trên thị trường OTC (thị trường giao dịch chứng khốn khơng tập trung) thay vì ở Sở giao dịch chứng khốn. Theo đó, thơng qua các công ty chứng khoán để phát hành trái phiếu và đây là thông lệ mà các nước sử dụng vì sẽ giảm bớt thủ tục và thời gian cho việc phát hành.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động của thị trường OTC không trái luật, tuy nhiên Luật Chứng khốn Việt Nam vẫn chưa có những điều khoản về thị trường OTC. Các đối tượng tham gia thị trường đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu rủi ro nếu không được bảo vệ bởi bất kỳ khung pháp lý nào, do đó cần có khung pháp lý rõ ràng để bảo vệ các đối tượng tham gia thị trường. Cụ thể trong Luật Chứng khoán cần quy định rõ đối tượng được phép thành lập, thủ tục thành lập, cơ cấu điều hành Trung tâm OTC, quy định đối với trường hợp giải thể trung tâm OTC… Ban hành các quy định để tạo cơ sở pháp lý cho các công ty chứng khoán tái cơ cấu theo hướng tăng quy mô vốn, mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ; cần có cơ chế hỗ trợ khuyến khích các quỹ đầu tư chứng khốn trong và ngồi nước tham gia thị trường.
3.4.3. Phát triển những nhà tạo lập thị trường
Các nhà tạo lập thị trường là các trung gian tài chính yết giá mua, giá bán và số lượng chứng khoán trên thị trường. Họ sẵn sàng thực hiện giao dịch mua và bán chứng khoán với các mức giá và số lượng đã niêm yết. Các trung gian tài chính thực hiện công việc tạo lập thị trường với hai mục tiêu chủ yếu: Đảm bảo tính thanh khoản của thị trường và kiếm lợi nhuận.
Ở Việt Nam, thị trường trái phiếu đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp vốn, đặc biệt là vốn đầu tư trung và dài hạn cho nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, các chủ thể phát hành (chính phủ, doanh nghiệp) liên tục cung ứng hàng hóa cho thị trường này. Vì vậy, trên TTCK Việt Nam, giá trị các giao dịch trái phiếu lớn hơn rất nhiều giá trị giao dịch cổ phiếu. Và, phương thức thỏa thuận tỏ ra phù hợp hơn để đẩy mạnh các giao dịch, tăng tính thanh khoản cho thị trường, mà hơn ai hết, các nhà tạo lập thị trường chính là người thúc đẩy những giao dịch trái phiếu.
Hiện tại, các trung gian tài chính trên thị trường trái phiếu Việt Nam là các cơng ty chứng khốn với các nghiệp vụ chủ yếu như mơi giới, lưu ký chứng khốn, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mục đầu tư. Tuy nhiên, các trung gian tài chính chưa thực hiện nghiệp vụ thực sự của các nhà tạo lập thị trường, đó là việc yết giá, số lượng mua và bán trái phiếu. Thêm vào đó, việc thiếu các cơng cụ phát sinh trên
thị trường trái phiếu như hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai khiến cho Việt Nam chưa có các nhà tạo lập thị trường theo đúng nghĩa.
Để thực sự là các nhà tạo lập thị trường, các trung gian tài chính trên thị trường trái phiếu Việt Nam cần phải tăng quy mô về vốn, nâng cao chất lượng. Trong các nghiệp vụ trung gian tài chính hiện nay, có liên quan nhiều nhất đối với hoạt động tạo lập thị trường là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Theo quy định hiện hành, các cơng ty chứng khốn chỉ được phép bảo lãnh phát hành tối đa 50% vốn chủ sở hữu. Với mức vốn pháp định cho hoạt động bảo lãnh phát hành của một công ty chứng khốn là 165 tỷ đồng, thì quy mơ của việc bảo lãnh phát hành chứng khốn nói chung, trong đó có bảo lãnh phát hành trái phiếu, là rất nhỏ.
Có thể nói rằng, các ngân hàng thương mại hiện vẫn được xem là nhà tạo lập thị trường chính trong tương lai, bên cạnh các cơng ty bảo hiểm hay cơng ty chứng khốn. Hiện tại, các ứng viên này vẫn đang bận rộn với các hoạt động môi giới hay tự doanh chứng khốn hay tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp. Họ vẫn chưa tìm thấy động lực để trở thành nhà tạo lập thị trường trái phiếu.
Đây là đối tượng có quy mơ, tiềm lực lớn về vốn nên có điều kiện thuận lợi để trở thành các trung gian tài chính quan trọng trên thị trường trái phiếu. Nhà nước có thể xem xét cho phép các ngân hàng thương mại tham gia thị trường trái phiếu với tư cách của các trung gian tài chính - các nhà tạo lập thị trường.
Các văn bản pháp luật cần được ban hành nhằm khuyến khích các ứng viên này trở thành nhà tạo lập thị trường. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang chìm sâu xuống đáy trong mấy tháng gần đây, việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu đang “ngủ yên“ càng trở nên cấp bách.
3.4.4. Repos - Cơng cụ phịng ngừa rủi ro
Nhà tạo lập thị trường cần có các cơng cụ tự bảo hiểm để phịng ngừa rủi ro, mà tiêu biểu là các "Hợp đồng mua bán lại" (Repos). Đây là hình thức vay vốn ngắn hạn dành cho các nhà kinh doanh trái phiếu. Nhà kinh doanh bán trái phiếu lại cho nhà đầu tư và mua lại trái phiếu vào một ngày xác định, thường từ 1 ngày đến 2 tuần. Thông qua hợp đồng mua bán lại, họ có thể tăng khả năng về vốn để nắm giữ
khối lượng trái phiếu lớn hơn. Thêm vào đó, Ngân hàng Trung ương có thể tăng tính thanh khoản cho thị trường bằng cách mua các chứng khoán của hợp đồng mua bán lại.
Hoạt động này của nhà tạo lập thị trường cũng đảm bảo ln ln có một thị trường cho những nhà đầu tư muốn bán chứng khoán trước khi đáo hạn. Chính vì vậy, họ thường phải có một khối lượng vốn lớn cần thiết để sẵn sàng mua chứng khoán khi nhà đầu tư có yêu cầu, cũng như nắm giữ một khối lượng chứng khoán nhất định để bán lại cho nhà đầu tư. Do luôn ở trạng thái mở như vậy mà họ phải chịu rủi ro về lãi suất và thanh khoản đối với các loại trái phiếu đang nắm giữ.
Để hạn chế hoặc loại bỏ các rủi ro này, các nhà tạo lập thị trường cần phải có các cơng cụ tự bảo hiểm, nhằm đối phó với rủi ro lãi suất do nắm giữ trái phiếu. Các công cụ tự bảo hiểm thường được áp dụng là hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi, quyền lựa chọn... Việc thiếu vắng các công cụ này khiến cho các trung gian tài chính trên TTCK Việt Nam chỉ mua và giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn mà không thể hoạt động như các nhà tạo lập thị trường.