hình kinh tế vùng Tây Nam Bộ:
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, cơ sở hạ tầng, dân cƣ vùng Tây Nam Bộ:
Đặc điểm tự nhiên, cơ sở hạ tầng:
Vùng Tây Nam Bộ (TNB) có diện tích 40.518 km2, chiếm khoảng 12% diện tích cả nƣớc, nằm tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đơng, biên giới với Campuchia, và đƣợc bao bọc bởi biển Đơng và Vịnh Thái Lan. Vùng TNB có 13 tỉnh, thành phố, trong đó: 01 thành phố trực thuộc Trung ƣơng là Cần Thơ; với 12 thành phố trực thuộc tỉnh, có tổng cộng 5 quận, 7 thị xã, 106 huyện, 182 phƣờng, 125 thị trấn và 1.305 xã.
Vùng TNB có địa hình bằng phẳng, mạng lƣới sơng ngịi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông thủy và bộ. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ có 47.202,74 km trong đó: quốc lộ: 1.960,23 km, tỉnh lộ: 3.720,57km, đƣờng huyện: 8.402,45 km, đƣờng xã: 33.119,49 km. Ngoài ra với bờ biển dài 780 km là yếu tố quan trọng để vùng này phát triển kinh tế biển, du lịch, hàng hải và thƣơng mại. Đây cũng là vùng có khí hậu cận xích đạo, diện tích đất nơng nghiệp chiếm 75% diện tích đất tự nhiên, thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp, là vùng sản xuất và xuất khẩu lƣơng thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất cả nƣớc.
Đặc điểm về dân cƣ:
Nhân dân vùng TNB giàu truyền thống cách mạng, có kinh nghiệm trong sản xuất hàng hóa, con ngƣời rất thân thiện, phóng khống, cởi mở, dễ giao lƣu hịa nhập và sống theo mơ hình quần cƣ; nhƣng là vùng sản xuất nông nghiệp, nông dân có thu nhập thấp, tập qn tích lũy chƣa phổ biến.
Đến cuối năm 2010, Vùng TNB có dân số trung bình 17,27 triệu ngƣời, đơng thứ hai trong 8 vùng, chiếm 19,86% dân số cả nƣớc, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2010 là 1,06%, trong đó nữ giới chiếm 51,2%, mật độ dân số 426 ngƣời/km2.
Dân số nông thôn chiếm 82%; trong độ tuổi lao động chiếm 65% (chiếm 20,4% so cả nƣớc), tỷ lệ lao động đang làm việc và đã qua đào tạo rất thấp 8,4% (cả nƣớc 15,5%). Có 49,2% lao động làm việc thƣờng xuyên trong các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; 32,9% trong ngành thƣơng mại và dịch vụ và 18% trong ngành công nghiệp và xây dựng. Năm 2010 thu nhập bình quân đầu ngƣời 1,247 triệu đồng/tháng (cả nƣớc 1,387 triệu); tỷ lệ hộ nghèo chiếm 12,6% (cả nƣớc 14,2%).
Trong vùng, dân tộc Kinh là đa số, Ngƣời Khơme chiếm tỷ lệ khoảng 8% dân số tập trung nhiều ở 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Ngƣời Hoa chiếm tỷ lệ nhỏ sống tập trung ở một số thành phố, thị xã, thị trấn, có tay nghề, giàu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, liên kết kinh tế, có tinh thần tƣơng ái trong cộng đồng, nhạy bén với thị trƣờng. Ngồi ra cịn có ngƣời Chăm ở một số huyện tại tỉnh An Giang.
2.1.2 Đặc điểm, tình hình kinh tế vùng Tây Nam Bộ giai đoạn 2000-2010:
Với điều kiện địa lý và điều kiện xã hội đặc trƣng, vùng TNB có lợi thế so sánh về sản xuất nơng nghiệp tốt nhất cả nƣớc. Năm 2010, mặc dù diện tích canh tác nơng nghiệp và thủy sản chiếm 27% của cả nƣớc nhƣng đóng góp đến 36% giá trị sản xuất nông nghiệp, 50% sản lƣợng lúa, 90% sản lƣợng gạo xuất khẩu, 60% sản lƣợng thủy sản, 80% kim ngạch xuất khẩu thủy sản, 70% sản lƣợng trái cây và khoảng 30% GDP của cả nƣớc. Vùng TNB có tầm quan trọng đặc biệt trong vấn đề đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia và đồng thời giúp Việt Nam duy trì vị thế xuất khẩu gạo trên thế giới.
Giai đoạn 2000-2006, GDP toàn vùng tăng trƣởng bình qn 10,8% (cả nƣớc 7,6%), trong đó khu vực I (nơng - lâm nghiệp, thủy sản) tăng 7%, khu vực II (công nghiệp, xây dựng) tăng 16,2%, khu vực III (thƣơng mại, dịch vụ) tăng 12,6%. Bƣớc sang giai đoạn 2006-2009, GDP có mức tăng bình qn cao hơn và đạt 12,1%, trong đó khu vực I tăng 5,9%, khu vực II tăng 18,2%, khu vực III tăng 15,6%. Cơ cấu kinh tế trong GDP có chuyển biến tích cực, năm 2005 khu vực I, II và III có tỷ trọng lần lƣợt là 46,04%; 22,64% và 31,32%. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế trong GDP có tỷ trọng thay đổi lần lƣợt là 34,79%; 28,66% và 36,55%; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Năm 2010, tăng trƣởng kinh tế bình quân 12,2% so với năm 2009, gấp gần 2 lần so với mức tăng bình quân của cả nƣớc (6,78%). Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội 153.221 tỷ đồng, vƣợt hơn 32,6% kế hoạch. Nổi bật là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 21,6 triệu tấn, trong đó xuất khẩu gạo 6,8 triệu tấn. Sản lƣợng thuỷ sản đứng đầu cả nƣớc với hơn 2,3 triệu tấn.
Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tăng trƣởng đáng kể, năm 2005 là 2,94 tỷ USD (chiếm 9,07% so cả nƣớc). Đến năm 2010 KNXK đạt trên 6,7 tỷ USD (chiếm 9,46% so cả nƣớc). Các sản phẩm xuất khẩu đƣợc xem là thế mạnh của vùng TNB nhƣ thủy sản, gạo, hàng may mặc, giày dép…Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) năm 2005 đạt 0,91 tỷ USD (chiếm 2,49% so cả nƣớc); đến năm 2010 KNNK đạt trên 2,47 tỷ USD (chiếm 3,41% so cả nƣớc). Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón…phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong vùng năm 2005 là 96.967,2 tỷ đồng (chiếm 20,2% so cả nƣớc); năm 2010 là 274.958,6 tỷ đồng (chiếm 18,8% so cả nƣớc); tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2006- 2010 đạt khá cao (23,18%/năm).
Ngoài những thành tựu đạt đƣợc, kinh tế vùng TNB phát triển chƣa bền vững, chƣa xứng với tiềm năng. Chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, yếu tố rủi ro cao. Kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tuy đƣợc tập trung đầu tƣ nhƣng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển. Giáo dục đào tạo, dạy nghề, văn hóa - xã hội cịn nhiều mặt hạn chế so với các vùng, miền khác trong nƣớc. Căn bệnh làm trì trệ phát triển kinh tế vùng là thiếu tính đồng bộ, đầu tƣ theo phong trào, nhiều địa phƣơng chạy theo “cơ cấu đẹp”, không dựa trên lợi thế chung để hợp tác và khai thác lợi thế so sánh của từng tỉnh. Ngun nhân chính cịn do nội lực của vùng hạn chế trên cả 3 mặt: Xuất phát điểm về hạ tầng kinh tế, xã hội thấp; chất lƣợng nguồn nhân lực; trình độ quản lý, điều hành nền kinh tế còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.
Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng Tây Nam Bộ:
- Là vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá lƣơng thực, thuỷ sản của cả nƣớc; - Thuận lợi về điều kiện tự nhiên, giao thông thuỷ - bộ;
- Nguồn nhân cơng dồi dào, rẻ; có nhiều chính sách ƣu đãi đầu tƣ; - Phát triển du lịch sinh thái, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngồi;
- Có sự quan tâm lớn từ phía các cơ quan Nhà nƣớc, và liên kết vùng với các vùng kinh tế trọng điểm khác nhƣ Đông Nam Bộ;
- Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế hàng hoá cho vùng;
- Con ngƣời thân thiện, dễ giao lƣu hoà nhập. Khó khăn:
- Trình độ lao động thấp, tiếp thu khoa học kỹ thuật chậm, thiếu lao động lành nghề, tay nghề cao;
- Thƣờng xuyên bị thiên tai, dịch bệnh cây trồng và vật ni; - Hạ tầng cịn kém phát triển, chƣa theo qui hoạch cụ thể; - Cơng nghiệp chế biến nơng sản, cơ khí chƣa phát triển mạnh;
- Thiếu sự hợp tác liên kết giữa 4 Nhà (Nhà Nông, Nhà Khoa học, Nhà Nước,
Nhà Doanh nghiệp).
- Giá cả thị trƣờng hàng hoá trong vùng thiếu ổn định;
- Các tỉnh trong vùng còn phát triển tự phát, chƣa có mối quan hệ gắn kết, thậm chí cạnh tranh cục bộ;
- Môi trƣờng tự nhiên đang bị đe dọa do tác động của biến đổi khí hậu.
2.1.3 Mục tiêu chung và định hƣớng phát triển kinh tế vùng Tây Nam Bộ:
Ngày 9/10/2009, Thủ tƣớng Chính Phủ đã ký quyết định số 1581/QĐ-TTg v/v
Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050. Mục tiêu phát triển là phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của
vùng theo mơ hình đa cực tập trung kết hợp các hành lang kinh tế đô thị, với thành phố Cần Thơ là đô thị hạt nhân và trung tâm của vùng; phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng hồn chỉnh; phát triển các khu đơ thị mới có tính chất, chức năng dịch vụ phát triển công nghiệp, du lịch, thƣơng mại gắn với đặc thù từng vùng; phát triển các
vùng nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tập trung chun mơn hóa, hình thành các trục hành lang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực phát triển cho toàn vùng; phát triển các vùng du lịch, các trung tâm du lịch tầm quốc tế, quốc gia gắn với đặc trƣng văn hóa, đơ thị và cảnh quan tự nhiên; kiểm sốt mơi trƣờng chặt chẽ, có các đầu mối xử lý chất thải, có các giải pháp làm giảm thiểu thiệt hại từ sự biến đổi khí hậu bất thƣờng.
Và tầm nhìn đến năm 2050: Vùng TNB sẽ là vùng nơng sản lớn trong mạng lƣới sản xuất toàn cầu; là vùng kinh tế phát triển năng động, bền vững, có mơi trƣờng đầu tƣ thuận lợi; có điều kiện và chất lƣợng sống đơ thị và nơng thơn cao; là trung tâm văn hóa - lịch sử và du lịch, dịch vụ ẩm thực lớn với các vùng nông – lâm và sinh thái đặc thù; có cảnh quan và mơi trƣờng tốt.
Với những thành tựu đã đạt đƣợc trong 10 năm qua (xem mục 2.1.2) và mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng vùng TNB trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đây sẽ là cơ hội to lớn cho hoạt động ngân hàng nói chung và việc phát triển SPDV của NHNo tại vùng TNB nói riêng.