Nhóm sản phẩm dịch vụ Huy động vốn:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng tây nam bộ (Trang 48 - 55)

2.4 Tình hình phát triển sản phẩm dịch vụ tại các chi nhánh

2.4.1.1 Nhóm sản phẩm dịch vụ Huy động vốn:

Trong hoạt động ngân hàng, nhóm SPDV huy động vốn có vai trị quyết định trong việc mở rộng và phát triển các nhóm SPDV khác, đặc biệt là nhóm sản phẩm tín dụng.

Tính đến 31/12/2010, nhóm sản phẩm huy động vốn của NHNo gồm có 32 sản phẩm riêng biệt, trong đó chia thành các nhóm nhỏ nhƣ: Tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn; tiết kiệm có kỳ hạn và khơng kỳ hạn; kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; tín phiếu, trái phiếu; tiết kiệm bậc thang theo số dƣ gửi hoặc thời gian gửi…

Bảng 2.3: Tình hình phát triển nhóm SPDV huy động vốn giai đoạn 2006-2010 Đvt: Tỷ VNĐ

CHỈ TIÊU

Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền +/- so 2006 Số tiền +/- so 2007 Số tiền +/- so 2008 Số tiền +/- so 2009 1. Tổng nguồn vốn huy động 15.967 21.384 34% 27.654 29% 30.928 12% 38.581 25% Thị phần (%) trong vùng 43% 38% -5% 36% -2% 30% -6% 31% 1%

2. Phân theo loại tiền

- Bằng VNĐ 15.495 20.275 31% 26.825 32% 30.029 12% 37.527 25% - Bằng ngoại tệ (quy VNĐ) 471 1.109 135% 830 -25% 899 8% 1.054 17% 3. Phân theo thành phần kinh tế - Huy động từ dân cƣ 11.067 15.438 39% 21.348 38% 24.347 14% 31.274 28% - Tiền gửi các TCKT 2.580 3.679 43% 3.408 -7% 4.743 39% 5.423 14% - Tiền gửi, tiền vay

TCTD, TC tài chính 348 325 -7% 432 33% 100 -77% 111 11% - Tiền gửi kho bạc 1.972 1.942 -1% 2.467 27% 1.738 -30% 1.773 2%

4. Phân theo thời gian gửi

- Không kỳ hạn 4.423 5.417 22% 5.661 5% 5.018 -11% 5.574 11% - Dƣới 12 tháng 5.017 7.264 45% 15.954 120% 19.397 22% 28.841 49% - Từ 12 tháng trở lên 6.527 8.704 33% 6.038 -31% 6.513 8% 4.166 -36%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm của các chi nhánh NHNo vùng TNB

Kết quả đạt đƣợc:

- Nguồn vốn tăng trƣởng liên tục qua các năm, cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế ngày càng theo hƣớng ổn định:

Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn bình quân (theo phƣơng pháp bình quân nhân) đạt 24,67%/năm, xấp xỉ bằng giai đoạn 2001-2005 (24,68%). Trong đó, nguồn vốn nội tệ tăng bình qn 24,7%/năm; ngoại tệ tăng 22,3%/năm.

Đặc biệt là nguồn tiền gửi ổn định từ dân cƣ luôn tăng trƣởng cao qua các năm, bình quân đạt 30%/năm; chiếm tỷ trọng trung bình là 76%/tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ này tăng đều qua các năm: 2006 (69%); 2007 (72%); 2008 (77%); 2009 (79%); 2010 (81%) và đều vƣợt mức kế hoạch TSC NHNo giao hàng năm. Qua đây thể hiện rõ lợi thế về mạng lƣới và thƣơng hiệu của NHNo trong bối cảnh thị phần về thị trƣờng và khách hàng ngày càng bị chia sẻ và cạnh tranh.

Nhìn lại năm 2007, môi trƣờng kinh tế tƣơng đối ổn định, nguồn vốn huy động từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế (TCKT) đều tăng trƣởng khá cao (39% và 43%). Đặc biệt là nguồn vốn huy động ngoại tệ từ các TCKT tăng trƣởng rất mạnh (135%) do khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu thu lƣợng ngoại tệ lớn từ việc xuất khẩu thủy sản, lƣơng thực…gửi tiền tại các chi nhánh NHNo.

Qua năm 2008, nền kinh tế thế giới bắt đầu bƣớc vào giai đoạn khủng hoảng toàn cầu, tình hình kinh tế xã hội trong nƣớc bị ảnh hƣởng lớn, Chính phủ áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tín dụng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM trở nên gay gắt hơn. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và nông sản bị giảm sản lƣợng và doanh thu, lãi suất vay vốn lại cao dẫn đến nguồn vốn huy động ngoại tệ giảm (-25%), tiền gửi TCKT giảm (-7%). Tuy nhiên nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của NHNo Việt Nam và các giải pháp linh hoạt, kịp thời của các chi nhánh bằng việc đa dạng hóa SPDV, mở các đợt huy động dự thƣởng bằng vàng miếng 3 chữ A, mở rộng các mối quan hệ với Kho bạc Nhà nƣớc, Bảo hiểm xã hội, các tổng công ty lớn của Nhà nƣớc (Lƣơng thực, Thủy sản…) nhằm thu hút vốn giá rẻ…qua đó đã đạt đƣợc kết quả khả quan, so với năm 2007 tổng nguồn vốn vẫn tăng trƣởng khá (29%) chủ yếu từ tiền gửi từ dân cƣ bằng nội tệ (tăng 38%), tiền gửi từ Kho bạc (tăng 27%), ngồi ra cịn một phần vốn nhận từ các TCTD khác (tăng 33%).

Sang năm 2009 và 2010 nền kinh tế trong nƣớc đã dần ổn định nhờ các chính sách phù hợp của Chính phủ. Đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 38.581 tỷ, tăng 24,7% so năm 2009, chiếm thị phần cao nhất (31%) so với các TCTD trong vùng TNB. Tiền gửi, tiền vay TCTD và tổ chức tài chính giảm mạnh trong năm

2009 và tăng nhẹ trong năm 2010, chiếm tỷ lệ rất thấp so tổng nguồn vốn, đây cũng là chủ trƣơng chung của NHNo nhằm tái cơ cấu, ổn định nguồn vốn huy động.

- Số lƣợng khách hàng tiền gửi tăng đều qua các năm, SPDV ngày càng đa dạng hơn, chất lƣợng phục vụ dần đƣợc cải thiện:

Lƣợng khách hàng gửi tiền tại NHNo trong vùng tăng đều qua các năm (bình quân 17,2%/năm) và chiếm thị phần khá so với các NHTM khác trong vùng nhờ có mạng lƣới NHNo rộng khắp toàn vùng, khách hàng gửi tiết kiệm với nhiều đối tƣợng, nhiều thành phần trong xã hội, NHNo đã dần đáp ứng đƣợc hầu hết nhu cầu, nâng cao chất lƣợng phục vụ tạo sự hài lòng cho khách hàng nhất là trên địa bàn nông thôn với đa số khách hàng là truyền thống có thói quen trong quan hệ giao dịch với NHNo từ lâu. Các chi nhánh cũng đã từng bƣớc đa dạng các hình thức gửi tiền nhằm đáp ứng nhu cầu cho từng đối tƣợng khách hàng, đặc biệt đối tƣợng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân nhƣ: tiết kiệm bậc thang, gửi rút nhiều nơi, tiết kiệm đảm bảo theo giá vàng hoặc giá USD, tiết kiệm gửi góp... Tuy nhiên, khách hàng gửi tiền thƣờng với số tiền nhỏ, số đông là cá nhân, hộ nông dân, công nhân viên chức, cán bộ nghỉ hƣu, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ…

Đối với các NHTM khác trên cùng địa bàn, việc huy động vốn chủ yếu là nâng cao lãi suất huy động so NHNo, thƣờng xuyên có các chƣơng trình khuyến mại, dự thƣởng... nên có lợi thế thu hút đƣợc những khách hàng gửi tiền với số dƣ lớn, có tính tốn cân nhắc về hiệu quả đầu tƣ.

Với kết quả khảo sát khách hàng tiền gửi trong năm 2009 của các chi nhánh cho thấy: Chất lƣợng các sản phẩm huy động đa số đƣợc khách hàng đánh giá tốt, hình thức huy động đa dạng phù hợp cho từng đối tƣợng theo nhu cầu, mục đích gửi tiền của khách hàng, tuy nhiên về lãi suất huy động thƣờng vẫn thấp hơn hoặc tăng sau các NHTM khác trên cùng địa bàn. Trƣớc đây hình thức tiết kiệm đảm bảo theo giá vàng và tiết kiệm bậc thang là hai loại hình huy động mà khách hàng chọn lựa khá nhiều, tuy nhiên đến nay, hầu nhƣ các loại hình tiết kiệm này khơng cịn đủ hấp dẫn với ngƣời gửi tiền (sản phẩm tiết kiệm bậc thang: các bậc lãi suất khơng cịn phù hợp u cầu của khách hàng, bậc 1 kỳ hạn gửi dƣới 3 tháng nhƣng lãi suất là

không kỳ hạn; sản phẩm gửi rút nhiều nơi: mới chỉ áp dụng cho khách hàng là cá nhân và đối với tiền gửi không kỳ hạn; sản phẩm tiết kiệm đảm bảo theo giá vàng: giá áp dụng khi chi trả cho khách hàng thƣờng thấp hơn so với giá vàng trên thị trƣờng…). Do đó yêu cầu đặt ra là các chi nhánh cần phối hợp với TSC NHNo để có giải pháp khắc phục kịp thời những khó khăn trên.

Kênh phân phối SPDV huy động vốn hiện nay chủ yếu qua mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch, khách hàng phải đến quầy giao dịch để tiếp cận sử dụng dịch vụ. Hầu nhƣ hiện tại các NHTM khác vẫn thực hiện qua kênh phân phối này là chính, đây cũng là một lợi thế của NHNo hiện nay vì có mạng lƣới rộng. Tuy nhiên để cạnh tranh thu hút vốn huy động, NHNo cần quan tâm các yếu tố khác nhƣ: Lãi suất, tăng mức khuyến mại tối đa (hiện nay là 50 triệu đồng), công tác quảng bá tiếp thị, phong cách thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch, chất lƣợng SPDV cung ứng, đa dạng các hình thức huy động và từng bƣớc tiến tới thực hiện huy động vốn qua các kênh phân phối khác (qua ATM, điện thoại di động, mạng Internet, tại nhà, công ty...) nhằm thu hút nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao hơn, dần tạo thế mạnh trong cạnh tranh.

Biểu 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn theo thành phần kinh tế (Đvt: Tỷ VNĐ)

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các chi nhánh NHNo vùng TNB

15.967 21.384 31.435 30.928 38.581 11.067 15.438 25.176 24.347 31.274 2.580 3.679 3.442 4.743 5.423 1.972 1.942 2.310 1.738 1.773 - 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng nguồn vốn huy động

Tiền gửi từ dân cƣ

Tiền gửi các tổ chức kinh tế

Một số hạn chế:

- Nguồn vốn ổn định phân theo kỳ hạn gửi có xu hƣớng giảm dần qua các năm, hầu hết các chi nhánh đều chƣa tự cân đối đƣợc nguồn vốn huy động tại địa phƣơng để cho vay:

Giai đoạn 2006-2010, thị phần về huy động vốn giảm dần qua các năm: 2006 (43%); 2007 (38%); 2008 (36%); 2009 (30%); 2010 (31%), bình quân năm 35,6%, thấp hơn giai đoạn 2001-2005 (gần 50%). Nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng còn rất thấp so tổng nguồn vốn (bình quân năm 3,4%), tốc độ tăng trƣởng bình qn hàng năm (22,3%) cịn thấp so mức tăng chung của nguồn vốn (24,7%).

Nguồn vốn có chi phí thấp là tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm tỷ trọng so tổng nguồn vốn giảm dần qua các năm: 2006 (27,7%); 2007 (25%); 2008 (20%); 2009 (16%); 2010 (14%), tốc độ tăng trƣởng cũng thấp hơn so năm liền kề; trong khi đó nguồn vốn kỳ hạn dƣới 12 tháng có tỷ trọng tăng mạnh qua các năm: 2006 (31,4%); 2007 (34%); 2008 (58%); 2009 (63%); 2010 (75%), tốc độ tăng bình quân năm 54,8%, chủ yếu là tiền gửi dƣới 6 tháng (chiếm trên 80%/tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng); nguồn vốn có tính ổn định cao kỳ hạn trên 12 tháng có tỷ trọng giảm dần, năm 2006 là 40,9%, đến năm 2010 chỉ còn 11%/tổng nguồn vốn.

Chƣa khai thác đƣợc tối đa tiềm năng nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ tại địa phƣơng để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trong khu vực. Một số chi nhánh còn bị động về nguồn vốn dẫn đến vƣợt chỉ tiêu sử dụng vốn TSC NHNo giao nhƣng không khắc phục kịp thời, ảnh hƣởng đến cân đối vốn và thanh khoản của toàn hệ thống NHNo. Nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn phần lớn đƣợc cân đối từ vốn điều hòa của TSC NHNo.

- Sản phẩm dịch vụ huy động vốn phần lớn là sản phẩm truyền thống, tính tiện ích chƣa nhiều dẫn đến khả năng cạnh tranh còn hạn chế:

Khả năng cạnh tranh của các chi nhánh trong vùng còn hạn chế so với các NHTM khác, đặc biệt là với các NHTMCP, SPDV huy động vốn của NHNo chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, chƣa có nhiều tiện ích cho khách hàng, ví dụ: Kỳ hạn tối thiểu của sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn là từ 2 tuần trở lên trong khi nhu cầu

gửi từ vài ngày đến 1 tuần là khá cao; việc phát triển thêm những sản phẩm mới có tính đặc thù cịn hạn chế (năm 2009 có một sản phẩm “tiết kiệm học đƣờng”, năm 2011 sản phẩm “tiền gửi đầu tƣ tự động”), chủ yếu là các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi chào mừng các ngày Lễ lớn, tuy nhiên hạn chế của những sản phẩm này là quy định mức tiền gửi và thời gian gửi tối thiểu không phù hợp nhu cầu khách hàng. Mặt khác, còn thiếu sự liên kết giữa SPDV huy động vốn với các SPDV khác (sản phẩm trọn gói, bán chéo sản phẩm).

- Là một NHTM Nhà nƣớc, tính chủ động linh hoạt trong điều hành kinh doanh còn hạn chế, dịch vụ marketing chƣa có tính đồng bộ và thiếu chuyên nghiệp: Lãi suất huy động vốn của NHNo thƣờng thấp hơn so các NHTMCP trên cùng địa bàn, NHNo cũng thƣờng phải đi đầu trong việc thực hiện hạ lãi suất huy động theo chỉ đạo của NHNN, TSC NHNo trong từng thời kỳ khác nhau nên dễ mất khách hàng cũ, không thu hút đƣợc khách hàng mới.

Công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo đã đƣợc quan tâm nhiều hơn nhƣng chƣa thực sự hiệu quả, các chƣơng trình tặng quà, rút thăm trúng thƣởng, quay số trúng thƣởng…cịn ít và chƣa đồng bộ. Hoạt động marketing chƣa mang tính chun nghiệp cao, chủ yếu thơng qua các hình thức nhƣ treo băng rơn, phát tờ rơi tại chi nhánh...; chƣa chủ động tiếp cận và giới thiệu các SPDV mới cho khách hàng, cơng tác chăm sóc khách hàng gần nhƣ cịn bỏ ngỏ.

- Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Ban, Trung tâm tại TSC NHNo và giữa TSC NHNo với các chi nhánh trong việc hỗ trợ triển khai các SPDV huy động vốn:

TSC NHNo ban hành các văn bản hƣớng dẫn triển khai SPDV huy động vốn chƣa cụ thể, rõ ràng dẫn đến chi nhánh chậm triển khai kịp thời, ví dụ: một số SPDV huy động vốn mới nhƣ tiền gửi lãi suất gia tăng theo lũy tiến số dƣ, tiền gửi VNĐ đảm bảo giá trị theo giá vàng…chƣa kịp thời hƣớng dẫn để các chi nhánh hạch toán theo quy định.

Một số sản phẩm mới đã triển khai và đƣợc giới thiệu tới khách hàng nhƣng Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT) của NHNo chƣa kịp thời tích hợp sản phẩm vào hệ thống công nghệ (IPCAS) để bộ phận tác nghiệp thực hiện dẫn đến

kéo dài thời gian đƣa sản phẩm tới khách hàng, làm ảnh hƣởng đến uy tín của NHNo, CNTT chƣa hỗ trợ đầy đủ hạn chế việc theo dõi, tổng hợp và nâng cao năng suất lao động, ví dụ các sản phẩm: Tiết kiệm bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh theo lãi suất cơ bản của NHNN...

- Sự phát triển SPDV huy động vốn không đồng đều giữa các chi nhánh trong vùng TNB, khả năng tiếp cận nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức kinh tế ở nƣớc ngồi cịn hạn chế:

Năm 2010, nguồn vốn huy động toàn vùng chiếm 8,1%/tổng nguồn vốn huy động của tòan hệ thống NHNo. Các năm từ 2007 - 2010 ln có từ 7 đến 9 chi nhánh nguồn vốn tăng thấp hơn mức tăng chung của NHNo trong vùng.

Mặc dù trong những năm gần đây kinh tế vùng TNB đã có những bƣớc phát triển tƣơng đối mạnh, nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng, các khu cơng nghiệp mới đƣợc hình thành…tuy nhiên, NHNo vẫn cịn hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tƣ giá rẻ từ nƣớc ngồi, ngun nhân chính do sự cạnh tranh rất lớn từ các NHTMCP và các NHTMNN có thế mạnh trong quan hệ quốc tế từ lâu nhƣ ngân hàng Ngoại thƣơng, ngân hàng Công thƣơng, Eximbank…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng tây nam bộ (Trang 48 - 55)