Khái quát tình hình hoạt động của các TCTD tại vùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng tây nam bộ (Trang 41 - 44)

Tính đến đầu năm 2010, tồn vùng TNB có 1.132 địa điểm giao dịch của các TCTD (khơng tính văn phịng đại diện, các cơng ty tài chính và cho th tài chính) hoạt động rộng khắp tại các tỉnh, thành phố, bao gồm 253 chi nhánh hạng 1 và hạng 2; 146 chi nhánh hạng 3; 733 phòng giao dịch.

Riêng hệ thống NHTM trong vùng TNB có 1.008 địa điểm giao dịch bao gồm các chi nhánh hạng 1, 2, 3 và phòng giao dịch của hầu hết các NHTMNN và NHTMCP đang hoạt động tại Việt Nam, kinh doanh đa dạng trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, các thành phần kinh tế thông qua việc cung ứng các SPDV tiện ích. Trong những năm qua, hoạt động của các NHTM ở vùng TNB khá đa dạng và phong phú, nhất là trong hai lĩnh vực huy động vốn và đầu tƣ tín dụng, tốc độ tăng trƣởng huy động vốn và đầu tƣ tín dụng đều tăng. Nguồn vốn huy động của các TCTD trong toàn vùng đến đầu năm 2010 ƣớc đạt 103.600 tỷ đồng, bình quân hàng năm (giai đoạn 2005-2010) tăng 35,9%, trong đó nhóm các NHTMCP chiếm thị

phần cao nhất 38,5%, kế đến là các chi nhánh NHNo chiếm 30,1%, ngân hàng Công thƣơng 10,3%, ngân hàng Đầu tƣ và phát triển 6,6%, ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu long 5%...; Dƣ nợ cho vay đạt 160.100 tỷ đồng, bình quân hàng năm (giai đoạn 2005-2010) tăng 21,9%, NHNo chiếm thị phần cao nhất 30,2%, kế đến là nhóm các NHTMCP chiếm 28,1%, ngân hàng Công thƣơng 10,2%, ngân hàng Đầu tƣ và phát triển 8,2%, ngân hàng Ngoại thƣơng 6,2%...

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ: chuyển tiền điện tử, thanh toán qua mạng SWIFT, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế, ATM, POS, phone banking, mobile banking, internet banking… hầu nhƣ đều đƣợc các ngân hàng đang hoặc sắp triển khai. Các ngân hàng cũng có sự cạnh tranh quyết liệt trong việc chiếm lĩnh thị phần và thị trƣờng ở khu vực này.

Tồn vùng có 124 điểm giao dịch Qũy tín dụng xã, thị trấn. Đây là hệ thống TCTD có điểm giao dịch đứng thứ hai sau NHNo. Nhìn chung khách hàng của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân là một bộ phận doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân, trong đó chủ yếu là hộ gia đình ở nơng thơn. Ngồi ra cịn có các định chế tài chính khác có hoạt động tài chính nhƣ: Bảo hiểm, Bƣu điện…đã mở chi nhánh, phòng giao dịch đến tận xã, phƣờng, ấp, khu phố và thực hiện một số dịch vụ ngân hàng nhƣ tiền gửi tiết kiệm, chuyển tiền, thu hóa đơn hộ, chi trả kiều hối, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ…(xem thêm Phụ lục số 03).

2.2.1 Các Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (NHTMNN):

Các NHTMNN đều có chi nhánh ở hầu hết các tỉnh trong vùng với 658 địa điểm giao dịch, cung cấp tƣơng đối đầy đủ các dịch vụ ngân hàng; có mơ hình kinh doanh tƣơng đối giống nhau, tuy nhiên do cơ chế cũ, các ngân hàng này có mục tiêu đầu tƣ vào các lĩnh vực cụ thể tƣơng đối khác nhau.

Cơ sở vật chất: Hiện nay các NHTMNN đã và đang duy trì phát triển thị

phần, với việc cho xây dựng và tu sửa hàng loạt các chi nhánh, phịng giao dịch. Cơng nghệ thông tin cũng đã đƣợc đầu tƣ mạnh, gắn liền với tin học hóa vào SPDV.

Nhân lực: Đã chú trọng hơn trong công tác phân bổ nhân sự hợp lý. Công

hàng, phát triển SPDV. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử nên còn một bộ phận cán bộ đã cơng tác lâu năm, cịn chậm trong thích ứng với môi trƣờng làm việc hiện đại.

Hoạt động kinh doanh: Đến đầu năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt

60.123 tỷ đồng, chiếm thị phần 60% nguồn vốn các NHTM toàn vùng. Tổng dƣ nợ đạt 110.659 tỷ đồng, chiếm thị phần gần 71%. Điểm mạnh chung của các NHTMNN là mạng lƣới hoạt động có tính kế thừa rộng khắp, có đƣợc uy tín về thƣơng hiệu hoạt động từ lâu, thế mạnh về nguồn vốn và nhân lực trong cơng tác tín dụng...bên cạnh đó cịn có các điểm yếu cố hữu của các tổ chức kinh tế nhà nƣớc, cơ chế điều hành lạc hậu, chậm chạp, bị ràng buộc bởi cơ chế chính sách của Nhà nƣớc, tuy nhiên ranh giới này đang dần đƣợc xóa bỏ.

2.2.2 Các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP):

Cơ sở vật chất: Trong vùng có 350 địa điểm giao dịch của các NHTMCP, với mạng lƣới gọn nhẹ, cơ sở vật chất khang trang rộng rãi tập trung ở khu trung tâm thành phố, thị xã nên dễ dàng trang bị công nghệ hiện đại, phƣơng thức kinh doanh linh hoạt, triển khai đƣợc nhiều SPDV hiện đại.

Nhân lực: Do ra đời sau, cơ chế hoạt động thơng thống hơn, theo đánh giá

chung thì trình độ nhân lực của các NHTMCP là ở mức cao, trẻ trung, năng động.

Hoạt động kinh doanh: Đến đầu năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 40.056 tỷ

đồng, chiếm thị phần 40% của các NHTM toàn vùng. Tổng dƣ nợ đạt 45.371 tỷ đồng, chiếm thị phần 29%. Trong số các NHTMCP hiện đang hoạt động trong vùng thì mạnh nhất là các ngân hàng nhƣ: Á Châu, Đông Á, Sài Gịn Cơng Thƣơng, Phƣơng Nam, Sài Gịn Thƣơng Tín, Cổ Phần Sài Gịn…Trọng tâm hoạt động của các ngân hàng này là làm dịch vụ (chuyển tiền, thanh toán, chuyển tiền kiều hối, thẻ, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, quản lý dịng tiền…), trong đó nguồn thu ngồi tín dụng trung bình chiếm từ 30-35%/tổng thu. Đối tƣợng khách hàng chủ yếu của các NHTMCP là các tổ chức, cá nhân ở địa bàn thành thị, tuy nhiên đối tƣợng là hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn nông thôn cũng đang là khách hàng tiềm năng.

Trong xu thế hội nhập các NHTMCP thƣờng xuyên tăng vốn điều lệ, tận dụng vốn đầu tƣ và kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài để

đẩy mạnh hoạt động. Trong tƣơng lai không xa, đây sẽ là các đối thủ cạnh tranh lớn của NHNo, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng tây nam bộ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)