Các loại tín dụng chứng từ chủ yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 27 - 30)

1.1.2 .5Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại

1.2 Các phương thức TTQT

1.2.3.4 Các loại tín dụng chứng từ chủ yếu

Theo quy ước quốc tế, TDCT được phân thành nhiều loại để phù hợp với các yêu cầu cụ thể trong từng mối quan hệ thương mại quốc tế. Cụ thể có thể phân biệt chúng theo những góc độ sau:

- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable Letter of Credit): là loại L/C mà

hiệu lực của nó có thể bị hủy bỏ bất cứ lúc nào.Việc hủy ngang L/C này chỉ được thực hiện thông qua ngân hàng phát hành và do chính ngân hàng này thơng báo việc hủy ngang cho các bên .Tuy nhiên việc hủy ngang chỉ có hiệu lực khi người thụ hưởng chưa xuất trình chứng từ tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Trong thực tế loại L/C này rất hiếm khi được sử dụng bởi người hưởng lợi khơng được đảm bảo quyền lợi.

- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevovable L/C): là loại L/C chỉ được điều chỉnh hoặc hủy bỏ khi được sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan.

- Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C): là loại L/C mà người thụ hưởng

được đảm bảo chắc chắn của ngân hàng xác nhận, cộng thêm vào sự cam kết của ngân hàng phát hành L/C. Người hưởng lợi sẽ được ngân hàng xác nhận thanh toán miễn truy địi nếu xuất trình chứng từ phù hợp, ngay cả trong trường hợp ngân hàng mở L/C khơng thanh tốn hoặc khơng có khả năng thanh tốn. Phí xác nhận L/C

18

thường được tính tốn trên cơ sở xác định mức rủi ro cao nhất có thể xảy ra. Mức phí này thường căn cứ vào độ rủi ro tại nước của ngân hàng phát hành L/C, thời hạn hiệu lực, xếp hạng ngân hàng phát hành, uy tín trong giao dịch với ngân hàng, hạn mức tín dụng cho phép…

- Thư tín dụng trả ngay (L/C payable by Draft at Sight ): là loại L/C, trong đó

ngân hàng mở cam kết trả tiền ngay ( hay thơng qua ngân hàng đại lý của mình thực hiện việc trả tiền ngay) khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C.

- Thư tín dụng trả chậm (L/C available by Deferred Payment): là loại L/C

trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền (hoặc chỉ định một bên thứ ba chấp nhận hối phiếu) với điều kiện người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C. Ngân hàng mở L/C trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải thanh toán hối phiếu đã chấp nhận, một khi các điều kiện của L/C được đáp ứng đầy đủ.

- Thư tín dụng cho phép chiết khấu (L/C available by Negotiation): là loại L/C

trong đó ngân hàng mở L/C ủy quyền cho một ngân hàng nhất định (trường hợp hạn chế - Restricted Negotiation) hoặc cho phép bất kỳ ngân hàng nào (trường hợp khơng hạn chế - Freely Negotiation) mua lại BCT hồn hảo do người thụ hưởng xuất trình. TTD chiết khấu có thể được xác nhận hoặc khơng được xác nhận. Thông thường ngân hàng được ủy quyền sẽ chỉ mua chứng từ với điều kiện bảo lưu, nghĩa là ngân hàng chiết khấu giành quyền truy đòi lại từ người thụ hưởng số tiền đã chiết khấu nếu không thu được tiền từ ngân hàng mở L/C.

- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): là loại L/C theo đó người

thụ hưởng thứ nhất (First beneficiary ) có quyền u cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị của thư tín dụng gốc (Prime L/C) cho người thụ hưởng thứ hai (Second beneficiary). Mục đích của loại L/C này là nhằm giúp cho nhà xuất khẩu (thực chất là đối tác trung gian) tiến hành dịch vụ xuất khẩu mà khơng cần đến vốn của mình. Trách nhiệm thanh toán đối với loại L/C này vẫn thuộc về ngân hàng mở L/C. Còn ngân hàng chuyển nhượng chỉ thực hiện những thao tác kỹ thuật nghiệp vụ đơn thuần theo chỉ thị của người thụ hưởng thứ nhất.

19

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C được phát hành dựa

trên cơ sở số tiền của một L/C khác đã được mở trước đó. “Giáp lưng” được hiểu trên tổng thể là một giao dịch thương mại được mua bán qua trung gian bằng hai L/C khác nhau. Về bản chất và đứng trên góc độ thương mại, TTD giáp lưng và TTD chuyển nhượng đều được sử dụng cho các hình thức mua bán qua trung gian, nhưng điều khác biệt cơ bản và quan trọng nhất là nghĩa vụ thanh toán của hai ngân hàng phát hành trong hai TTD (giáp lưng ) hoàn toàn độc lập nhau trên cơ sở hai TTD hoàn toàn khác nhau, nên ngân hàng mở L/C phải thực hiện đúng các quy định về ký qũy, bảo lãnh và thế chấp trong khi mở TTD.

- Thư tín dụng dự phịng (Standby L/C): là loại L/C được phát hành với mục

tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho người nhập khẩu. Khi đó, bên nhập khẩu sẽ yêu cầu bên xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ họ mở cho mình L/C dự phịng. Trong trường hợp bên xuất khẩu vi phạm hợp đồng thương mại đã ký kết và gây thiệt hại cho bên nhập khẩu thì ngân hàng mở L/C dự phịng sẽ phải thanh tốn tiền và đền bù những thiệt hại đó cho bên nhập khẩu.Thực chất đây là một hình thức bảo lãnh của ngân hàng. Cũng như bảo lãnh độc lập, TTD dự phịng là một cơng cụ rất đa năng, sử dụng được ở bất cứ lĩnh vực nào có nhu cầu bảo đảm. Nó có thể dùng để bảo đảm thanh toán cho các khoản vay, ứng trước, đền bù tổn thất do vi phạm cam kết, không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, cả trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính.

Ngồi ra cịn có các loại TDCT khác như: TTD tuần hoàn (Revolving L/C), TTD đối ứng (Reciprocal L/C) …

TDCT là phương thức TTQT được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các phương thức TTQT khác như chuyển tiền, nhờ thu cho thấy sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, mà rủi ro thường nghiêng về phía người xuất khẩu (trừ hình thức chuyển tiền ứng trước). Phương thức thanh toán TDCT đã giải quyết được phần lớn các mâu thuẫn đó và dung hịa được quyền lợi của mỗi bên. Người xuất khẩu tránh được rủi ro trong thanh toán, thời gian thu hồi vốn nhanh, cịn người nhập khẩu nhận được hàng hóa đúng số lượng, chất lượng và

20

thời gian. Người nhập khẩu cũng là người kiểm tra cuối cùng bộ chứng từ thanh tốn và là người có quyền từ chối thanh toán cuối cùng.

Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ địi hỏi chun mơn cao do tính phức tạp của phương thức này tuy nó đem lại thu nhập cao cho ngân hàng và tạo điều kiện nâng cao uy tín của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ chứa đựng rủi ro ở tất cả các khâu nghiệp vụ, do vậy địi hỏi cán bộ nghiệp vụ tính cẩn trọng và thực thi nghiêm chỉnh quy trình thanh tốn đã đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)