1.1.2 .5Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại
2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT CN Sài Gòn
2.4.2.1 Những mặt hạn chế
Bên cạnh những thành công đã đạt được, hoạt động TTQT tại Agribank Sài Gòn vẫn còn một số mặt hạn chế sau:
Doanh số hoạt động TTQT còn thấp dẫn đến doanh thu từ hoạt động này
chưa cao:
Hiện nay hoạt động TTQT của Agribank Sài Gòn gần như phụ thuộc vào thị trường, khách hàng và sản phẩm sẵn có mà chưa có kế hoạch tổng thể và thực hiện kế hoạch đó để phát triển hoạt động TTQT như: chưa có kế hoạch về phát triển sản phẩm mới, chưa xác định dịch vụ nào là mũi nhọn cho mỗi nhóm khách hàng cần tập trung phát triển, chưa xác định thị trường nào là chủ yếu, chi nhánh cũng chưa xây dựng kế hoạch tiếp thị một cách cụ thể, đồng bộ để quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng nhằm củng cố vị trí, gia tăng thị phần.
Do vậy, Agribank Sài Gòn chưa thể khai thác hết tiềm năng của mình khi hiện đang là một chi nhánh ngân hàng lớn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Doanh số hoạt động TTQT của chi nhánh tăng trưởng khơng đồng đều trong giai đoạn 2007- 2010, đó là tăng trưởng liên tục trong hai năm 2007-2008, nhưng qua năm 2009 đã bị sụt giảm nhiều so với năm 2008 (chỉ đạt 39% so với năm 2008), năm 2010 đạt 93% so với năm 2009. Doanh thu từ hoạt động này còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu của ngân hàng: năm 2007 là 7,3 tỷ đồng (chiếm 0.96%) năm 2008 là 8,4 tỷ đồng (chiếm 0.77%), năm 2009 là 6,2 tỷ đồng (chiếm 0.65%), năm 2010 là 6,8 tỷ đồng (chiếm 0,73%) so với tổng thu nhập của tồn chi nhánh. Chi nhánh phải
53
phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của sự sụt giảm này để có kế hoạch khắc phục kịp thời, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động TTQT.
Sản phẩm dịch vụ TTQT của chi nhánh hiện nay vẫn chưa phong phú, đa dạng
Các sản phẩm dịch vụ TTQT của chi nhánh chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền. Đây là những sản phẩm mà hầu hết các ngân hàng đều có nên ln ở trong tình trạng cạnh tranh gay gắt. Ccác sản phẩm mới như thanh tốn sec đa tệ, bao thanh tóan quốc tế, … chưa được đưa vào kinh doanh. Các sản phẩm này là khá mới mẻ không chỉ với các chi nhánh mà ngay cả trụ sở chính, do vậy dẫn đến tâm lý các chi nhánh ngại triển khai sản phẩm khi chưa có chỉ dẫn từ Hội sở chính, vì vậy chưa đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng và nhu cầu phát triển của thương mại trong quá trình hội nhập.
Ngân hàng cũng chưa mạnh dạn áp dụng các loại LC đặc biệt như LC chuyển nhượng, LC tuần hoàn, LC đối ứng, LC giáp lưng, LC thanh toán dần, L/C Standby … để đáp ứng nhu cầu khách hàng mặc dù đã được nhiều khách hàng góp ý, đề nghị. Nhu cầu sử dụng các loại L/C đặc biệt trên rất lớn do đặc thù của các doanh nghiệp mà chi nhánh phục vụ là sản xuất, xuất khẩu hàng hố vì thế họ có nhu cầu nhập khẩu các loại nguyên liệu lớn và thường xuyên, cho nên nhiều trường hợp nếu sử dụng các loại LC đặc biệt sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động uy tín, hoạt động với thời gian dài, có quan hệ thương mại với nhiều bạn hàng nước ngoài. Tuy nhiên, do chưa được hướng dẫn cụ thể, cũng như trình độ nghiệp vụ xử lý những loại LC này còn hạn chế nên ngân hàng chưa thể áp dụng được ngay. Khách hàng thường phải tốn nhiều thời gian, thủ tục rườm rà mới sử dụng được các loại L/C này để thanh tốn, do đó khi khơng thể thực hiện theo phương thức khác được, khách hàng phải chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác cung cấp đầy đủ dịch vụ hơn.
54
Trong chương 2, như đã phân tích các số liệu của từng phương thức thanh tốn cả về doanh số lẫn số lượng giao dịch của ngân hàng giai đoạn 2007-2010, tỷ trọng hoạt động TTQT của từng phương thức có sự tăng giảm khác nhau. Chiếm tỷ trọng cao qua các năm là phương thức chuyển tiền đi và đến, nhưng đến năm 2009-2010 lại giảm mạnh. Phương thức thanh toán L/C cũng chiếm tỷ trọng cao nhưng cũng bị sụt giảm trong hai năm 2009-2010. Riêng phương thức nhờ thu lại tăng trưởng mạnh trong hai năm 2009-2010, chủ yếu là nhờ vào hoạt động xuất khẩu của các công ty cao su và lương thực đối với các mặt hàng cao su và gạo.
Chi nhánh chưa xây dựng được đội ngũ nhân viên làm công tác TTQT đủ
về số lượng và có trình độ cao
Cán bộ làm công tác TTQT thiếu về số lượng, chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, cụ thể là thiếu cán bộ đã qua thực tế, có kinh nghiệm, có trình độ ngoại ngữ và được đào tạo bài bản, một người phải kiêm nhiệm nhiều phần việc.
Tuy số lượng nhân viên đã tăng lên cùng với sự phát triển của ngân hàng nhưng số lượng khách hàng của ngân hàng tăng địi hỏi cũng phải có một đội ngũ nhân viên cần thiết đủ để phục vụ nhu cầu của họ. So với số lượng khách hàng của ngân hàng như hiện nay, cùng với mục tiêu phát triển trong tương lai, đặc biệt hoạt động TTQT được coi là lợi thế của ngân hàng thì số lượng nhân viên phần lớn là nữ như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến công việc, đến khả năng phục vụ khách hàng. Số lượng nhân viên không đủ để xứ lý khối lượng công việc ngày càng lớn ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công việc do phải kiêm nhiệm nhiều, khả năng sai sót lớn hơn, đôi khi xử lý không kịp các giao dịch liên quan đến hoạt động thanh toán vào những thời điểm có nhiều giao dịch diễn ra như cuối năm làm cho khách hàng khơng hài lịng.
Đội ngũ nhân viên làm công tác TTQT của chi nhánh phần lớn chỉ thực hiện tác nghiệp để xử lý chứng từ, nghiệp vụ liên quan, cịn cơng tác tư vấn cho khách hàng chưa được chú trọng. Khách hàng chưa được nhân viên TTQT tư vấn đầy đủ từ khâu ký kết hợp đồng, lựa chọn điều kiện thương mại, lựa chọn loại hình dịch vụ
55
nào mang lại thuận lợi hiệu quả nhất, mà chính hoạt động tư vấn là một kênh tiếp thị để mở rộng thị phần hiệu quả cũng như cơ hội để khách hàng gắn bó với ngân hàng
Chi nhánh cũng chưa có bộ phận thực hiện phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách tịan diện để có thể lựa chọn khách hàng tiềm năng, hạn chế rủi ro. Hiện tại chỉ đến khi doanh nghiệp cần mở L/C hoặc chiết khấu bộ chứng từ thì phịng tín dụng mới u cầu doanh nghiệp báo cáo tài chính để xét cấp hạn mức ký qũy L/C, tỷ lệ chiết khấu. Cán bộ nghiệp vụ TTQT do khơng biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp do đó khơng đánh giá được hết tiềm năng khách hàng trong tương lai cũng như những rủi ro có thể xảy ra để có thể áp dụng chính sách riêng biệt cho từng khách hàng.
Cơng nghệ phục vụ cho hoạt động TTQT cịn nhiều bất cập
Mặc dù đã triển khai hệ thống cơng nghệ hiện đại nhưng chương trình vẫn cịn nhiều hạn chế như: một số module chưa phù hợp với tình hình thực tế phát sinh tại chi nhánh do đó rất khó xử lý và thao tác, chưa theo kịp nhu cầu xã hội và lạc hậu so với các ngân hàng bạn.
Chế độ báo cáo thống kê cịn thụ động, khơng khai thác được số liệu trên mạng thông tin, hầu hết các chi nhánh không cập nhật số liệu kịp thời, thậm chí khơng cập nhật số liệu nên khơng có số liệu báo cáo, phần lớn vẫn phải thông qua việc gửi văn bản đi sau đó tổng hợp, rất thủ cơng và mất rất nhiều thời gian, số liệu khơng chính xác. Tốc độ đường truyền cịn chậm, hay bị nghẽn mạch, khơng thể giao dịch được, không thể thực hiện kết nối chuyển điện thanh tóan…, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc dap ung nhu cầu thanh toán cho khách hàng kịp thời, nhanh chóng ...
Quy trình nghiệp vụ chưa hồn thiện
Mặc dù các văn bản về TTQT đã được Ban lãnh đạo NHNN và PTNT Việt nam tiến hành chỉnh sửa và ban hành, tuy nhiên quy trình cịn chưa có tính hệ
56
thống, một số nghiệp vụ phức tạp như tín dụng giáp lưng, tín dụng dự phịng… vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Ví dụ như quy định về quy trình TTQT trong tịan hệ thống NHNo ban hành kèm theo quyết định số 1998/QĐ-NHNo mặc dù đã được chỉnh sửa nhưng chưa có tính hệ thống và q chi tiết vào từng thao tác kỹ thuật nghiệp vụ.
Trong q trình thực hiện quy trình nghiệp vụ cịn xảy ra trường hợp nhân viên không tuân thủ các điều khoản thanh tốn theo thơng lệ quốc tế, bắt lỗi bộ chứng từ không đúng do thiếu kinh nghiệm dẫn tới việc kéo dài thời gian thanh tóan, bị ngân hàng nước ngịai từ chối thanh tốn hoặc bị phạt chậm trả, làm giảm uy tín của ngân hàng và thiệt hại cho khách hàng.