Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 66 - 71)

1.1.2 .5Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại

2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT CN Sài Gòn

2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

Nhóm nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân thứ nhất, là do đặc thù hoạt động của Agribank chủ yếu vẫn tập

trung vào nghiệp vụ tín dụng cho nên bộ phận này được quan tâm nhiều hơn, vì thế giám đốc các chi nhánh cũng chưa thật sự chú trọng vào nghiệp vụ TTQT. Từ nguyên nhân này dẫn đến giám đốc chi nhánh chưa chú trọng đến việc đưa ra các giải pháp để gia tăng thị phần cũng như doanh số TTQT, từ đó gia tăng doanh thu của dịch vụ này như: khơng có kế hoạch đưa những sản phẩm mới ra thị trường, thiếu đầu tư vào nguồn nhân lực…

Nguyên nhân thứ hai, đó là hiện tại trên cùng một địa bàn hoạt động có rất nhiều các ngân hàng tập trung khai thác dịch vụ này, nhất là khi sự gia nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Ngoài các ngân hàng quốc doanh lớn như ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, cịn có rất nhiều NH TMCP như Eximbank, Á châu, NH TMCP Sài Gịn, NH Đơng Á…, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài như HSBC, Indovina Bank, Standard Chartered Bank, Shinhan Bank, ANZ… tham gia họat động trên địa bàn, đặc biệt các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính mạnh, cơng nghệ, trình độ quản lý , hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng với chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng nhu cầu

57

của khách hàng, đội ngũ nhân viên có trình độ cao, đặc biệt rất có uy tín trong lĩnh vực TTQT, lại có mối quan hệ sẵn có với thị trường nước ngồi do đó đã tạo nên sự cạnh tranh rất quyết liệt từ lãi suất cho vay, phí thanh tốn đến mạng lưới TTQT…

Nguyên nhân thứ ba, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thanh toán của khách hàng. Hiện nay, Agribank thực hiện quản lý vốn tập trung toàn hệ thống tại Sở giao dịch, các chi nhánh nếu vượt số dư trạng thái ngoại tệ quy định phải bán lại cho Trung ương, khi có nhu cầu thanh toán, Sở giao dịch sẽ bán lại cho chi nhánh, do đó mặc dù nguồn ngoại tệ từ hàng xuất khẩu của chi nhánh rất dồi dào nhưng chi nhánh vẫn thường xuyên gặp khó khăn trong những lúc ngoại tệ ở trạng thái căng thẳng, khan hiếm do phải trông chờ vào sự cung cấp ngoại tệ từ Sở giao dịch, dẫn đến mất đi một lượng khách hàng tiềm năng.

Nguyên nhân thứ tư ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động TTQT là quy định về tín dụng dẫn đến mức ký quỹ để phát hành LC cịn khá cao, thường khơng như mong muốn của khách hàng do đó giảm lượng giao dịch khách hàng nhập khẩu. Hiện tại, ngân hàng chỉ áp dụng mức ký quỹ thấp (<100%) cho những khách hàng là doanh nghiệp lớn, có quan hệ giao dịch lâu năm với ngân hàng, có uy tín tốt đối với ngân hàng và trên thị trường quốc tế, có kết quả kinh doanh tốt trong nhiều năm liền. Còn lại, đối với khách hàng mới lần đầu giao dịch hoặc giao dịch trong thời gian ngắn, tỷ lệ ký quỹ thường là 100%, trong khi họ có thể được ưu đãi hơn về tỷ lệ này tại một số ngân hàng khác có năng lực tài chính mạnh hơn, sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao hơn để có khách hàng lâu dài. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân đối giữa thanh toán hàng xuất khẩu và nhập khẩu tại chi nhánh trong các năm 2008, 2009 và nhất là năm 2010 doanh số nhập khẩu chỉ đạt 16,3% so với tổng doanh số TTQT cịn doanh số xuất khẩu đạt đến 83,7%.

Ngồi ra, Ban Quan hệ quốc tế của Agribank chưa thật sự phát huy hết vai trị trách nhiệm của mình, do đó khi có nghiệp vụ mới phát sinh, các chi nhánh phải tự tham khảo các văn bản pháp lý từ các ngân hàng khác rồi mới đề xuất xin ý kiến để được chấp thuận, do đó các văn bản, mẫu biểu là sao chép của ngân hàng khác

58

chứ khơng có tính riêng biệt, đặc thù của NHNo, điều đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hoạt động TTQT của chi nhánh bị hạn chế.

Nhóm nguyên nhân khách quan:

o Những biến động về kinh tế, chính trị trong khu vực và trên thế giới: Nhiều sự kiện ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như suy thoái của nền kinh tế Mỹ và thế giới, căng thẳng chính trị ở Trung Đông, sự biến động mạnh giá dầu lửa, thiên tai nặng nề, các vụ kiện bán phá giá các loại thuỷ hải sản, … đã ảnh hưởng đến thị trường XNK của các doanh nghiệp Việt Nam.

o Chính sách thương mại chưa ổn định:

Chính phủ và các bộ ngành có liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép XNK, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, điều kiện để doanh nghiệp được phép hoạt động XNK, song thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ thời gian cho các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, dẫn tới bị động cho doanh nghiệp. Có những mặt hàng trước kia cho phép nhập khẩu, song do tình trạng hàng nhập về quá nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước nên Chính phủ lại cấm nhập làm cho các doanh nghiệp rất khó khăn trong hướng giải quyết.

Mặc dù kêu gọi hỗ trợ đầu tư cho xuất khẩu song Chính phủ chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, chưa chú trọng đến nghiên cứu thị trường nước ngoài, chưa biết liên kết các mối quan hệ, các tổ chức của nước ta ở các nước để nắm bắt kịp thời nhu cầu, thông tin về mặt hàng, ngành hàng của phía nước ngồi.

o Một số văn bản của Ngân hàng Nhà nước quy định chưa cụ thể gây ra sự hiểu biết khác nhau giữa thực tế diễn ra tại các ngân hàng và thanh tra Ngân hàng Nhà nước dẫn đến áp dụng không thống nhất tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.

59

o Bội chi ngân sách cao, nhập siêu lớn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, hiện tượng đầu cơ và tâm lý chuộng đồng USD ... là những yếu tố cơ bản gây áp lực lên tỷ giá ngoại tệ, tạo sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do, dẫn đến sự căng thẳng của thị trường ngoại hối.

o Khả năng tài chính, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ về ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng.

60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, tác giả đã phân tích tình hình họat động TTQT của Agribank, đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động TTQT của Agribank Sài Gịn. Hoạt động TTQT của toàn hệ thống Agribank và Agribank Sài Gịn nhìn chung phát triển theo chiều hướng ngày càng đi lên, chi nhánh cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để mở rộng mạng lưới hoạt động TTQT nhằm tăng khả năng thu hút khách hàng trên nhiều địa bàn khác nhau, làm cho hoạt động TTQT trở thành một trong những dịch vụ đem lại thu nhập đáng kể cho chi nhánh. Tuy nhiên hoạt động TTQT của chi nhánh vẫn có những mặt hạn chế như đã phân tích ở trên, do đó cần có những biện pháp khắc phục thích hợp để hoạt động này ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó doanh thu của dịch này có thể tăng trưởng cao hơn, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng một cách bền vững.

61

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHNo&PTNTVN - CHI NHÁNH SÀI GÒN .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)