Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 84 - 86)

1.1.2 .5Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại

3.3 Một số giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại NHNo &PTNT chi nhánh Sà

3.3.2.2. Đối với Chính phủ

- Chính phủ tăng cường các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu .Trong điều kiện khủng hoảng hiện nay biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu là: nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng xuất khẩu đối với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng bị hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết) khơng có điều kiện tăng nhiều về khối lượng; đặc biệt mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất và XK các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, giải quyết nhiều lao động như sản phẩm chế biến, công nghiệp chế

75

biến: dệt may, giày dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử... Tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao-su, thực phẩm chế biến, dịch vụ phần mềm... Tập trung khai thác cả chiều sâu, chiều rộng với các thị trường XK truyền thống, thị trường trọng điểm cùng với phát triển các thị trường có chung biên giới. Nâng cao vai trị hiệp hội ngành hàng, tăng cường phối hợp cơ quan quản lý nhà nước trong cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp họat động xuất khẩu bằng cơ chế linh hoạt trong việc thu mua các sản phẩm nơng nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, có chính sách trợ giá, đảm bảo tính ổn định trong giá thu mua để nông dân yên tâm sản xuất.

- Nâng cao trình độ trọng tài quốc tế. Trọng tài kinh tế là cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế và thực hiện quản lý Nhà nước về chế độ hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng của mình, trọng tài kinh tế giữ vững kỷ luật hợp đồng kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, đề cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ kinh tế.Bằng hoạt động của mình, trọng tài kinh tế tác động tích cực đến các đơn vị kinh tế, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm duy trì, phát triển các quan hệ kinh tế, đẩy mạnh sản xuất lưu thơng hàng hố, phịng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kinh tế. Giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài được nhìn nhận là một hình thức phổ biến giải quyết các tranh chấp thương mại ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Ưu điểm nổi bật của xét xử bằng trọng tài so với tòa án là ở chỗ nhanh gọn, kín đáo và phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm tức có hiệu lực cuối cùng và được cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên hiện nay vẫn có rất ít doanh nghiệp lựa chọn phương pháp trọng tài khi xảy ra tranh chấp, một phần vì do doanh nghiệp Việt Nam còn kinh doanh theo lối cũ, khi xảy ra tranh chấp thì nhờ cơ quan chủ quản hoặc bộ chủ quản giải quyết, mặt khác các trọng tài viên hiện nay đều là những người kiêm nhiệm trong các lĩnh vực thương mại, vì vậy một số trọng tài viên còn chưa chuyên nghiệp. Bên cạnh đó khi gia nhập WTO, các tranh chấp thương mại ngày càng sâu sắc và phức tạp, nhất là những tranh chấp có yếu tố nước ngịai. Hiện nay một số trọng tài viên chưa nắm

76

chắc kiến thức pháp luật quốc tế bao gồm luật các nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên, nếu các trọng tài không nắm chắc các điều ước quốc tế đa phương, song phương sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xét xử. Do đó để cho cơng tác giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế ngày càng hiệu qủa, các trọng tài viên cần nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chun mơn, đặc biệt là pháp luật quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)