Tỷ trọng hoạt động của các phương thức TTQT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 55 - 57)

1.1.2 .5Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại

2.3 Thực trạng hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn

2.3.2.3 Tỷ trọng hoạt động của các phương thức TTQT

o Phương thức chuyển tiền: mặc dù chiếm tỷ lệ cao về số món giao

dịch nhưng doanh số chuyển tiền đi và đến tại Agribank Sài Gòn giảm mạnh qua các năm 2009-2010, trong đó có một lý do khách quan là do một thời gian dài tình hình ngoại tệ khan hiếm nên Agribank Sài Gịn khơng có đủ ngoại tệ để bán cho khách hàng thực hiện chuyển tiền đi. Mặc khác do thay đổi về chính sách tín dụng, phân lọai xếp hạng lại doanh nghiệp nên một số doanh nghiệp bị rút hạn mức tín dụng, do đó cũng làm giảm đáng kể một phần doanh số chuyển tiền do những đơn vị này chuyển sang hoạt động ở những ngân hàng khác. Các điện chuyển tiền đi và đến trong giai đoạn 2007-2010 Agribank Sài Gịn khơng có trường hợp nào vi phạm các quy định của Ngân Hàng Nhà Nước, và của Agribank về quy trình và thủ tục chuyển tiền, hồ sơ hải quan, mua bán ngoại tệ không vi phạm pháp lệnh quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

o Phương thức nhờ thu: mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh

số TTQT ở năm 2007-2008 nhưng phương thức này đã mang lại một khoản thu đáng kể về phí dịch vụ cho ngân hàng. Năm 2009, số lượng nhờ thu tăng trưởng mạnh, doanh số tăng 213,14 triệu USD so với năm 2008 (tương ứng 626 món) nhưng có sự giảm nhẹ vào năm 2010 (giảm 12,76 triệu USD, tương ứng 133 món). Trong thời gian qua, phương thức thanh toán nhờ thu tăng cao chủ yếu nhờ vào họat động nhờ thu xuất khẩu của các công ty cao su và công ty lương thực đối với mặt hàng cao su và gạo. Nếu phát triển tốt được mảng dịch vụ này ngân hàng không chỉ thu phí dịch vụ cao mà cịn ít gặp rủi ro.

o Phương thức tín dụng chứng từ: hoạt động TTQT tại Agribank Sài Gịn đã có sự tăng trưởng, trong đó mức độ tăng trưởng từ phương thức L/C khơng chỉ tăng mà cịn tăng vượt bậc trong năm 2007 (tốc độ tăng 234.8% so với năm 2006) và năm 2008 (tốc độ tăng 55% so với năm 2007, tương ứng 401 món).

Mặc dù số lượng giao dịch bị sụt giảm mạnh 79% vào năm 2009 do ảnh hưởng chung, nhưng tình hình đã được cải thiện vào năm 2010, tăng 20% so với năm trước

46

tương ứng với 113 món, doanh số đạt 198,63 triệu USD. Sự tăng trưởng mạnh vào năm 2007, 2008 đó là do Agribank Sài Gịn tiến hành thực hiện nhiều L/C trả chậm cho các công ty: Tổng công ty dầu Việt nam, Cơng ty Phân bón và hóa chất dầu khí… để nhập khẩu xăng dầu, phân bón ... những L/C này có trị giá lớn nên đã làm bình diện chung họat động TTQT mặc dù tăng khơng nhiều về số món nhưng vẫn tăng mạnh về doanh số.

Tuy nhiên doanh số TTQT từ hoạt động phương thức tín dụng chứng từ khơng rải đều ở các nhóm mặt hàng mà chỉ tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng, cụ thể như sau :

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tại Agribank Sài Gịn giai đoạn 2007-2010 thanh tốn theo phương thức L/C là : xăng dầu, máy móc thiết bị, hoá chất, thuốc

trừ sâu, hạt nhựa, phân bón, giấy các loại, sắt thép ... và các mặt hàng khác như linh kiện điện tử, thiết bị y tế ...

Cụ thể qua các năm ta có thống kê như sau :

- Năm 2007 : thực hiện 495 món, trị giá 448,392 ngàn USD - Năm 2008 : thực hiện 395 món, trị giá 484,710 ngàn USD - Năm 2009 : thực hiện 256 món, trị giá 112,017 ngàn USD - Năm 2010: thực hiện 147 món, trị giá 39,329 ngàn USD

(Nguồn[14]: Số liệu tổng hợp phòng Kinh doanh ngoại hối - Agribank Sài Gòn năm 2007-2010)

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tại Agribank Sài Gòn giai đoạn 2007 - 2010 thanh toán theo phương thức L/C là gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều , chè các loại, thuỷ sản, hàng dệt may, hàng rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ ...

Cụ thể qua các năm ta có thống kê như sau :

- Năm 2007 : thực hiện 1344 món, trị giá 197,072 ngàn USD - Năm 2008 : thực hiện 1206 món, trị giá 331,300 ngàn USD - Năm 2009 : thực hiện 372 món, trị giá 53,458 ngàn USD - Năm 2010: thực hiện 368 món, trị giá 73,565 ngàn USD

47

(Nguồn[14]: Số liệu tổng hợp phòng Kinh doanh ngoại hối-Agribank Sài Gịn năm 2007-2010)

Tóm lại, cơ cấu mặt hàng XNK được thanh toán tại Agribank Sài Gòn chủ

yếu về hàng xuất là gạo, cao su và thủy sản, trong đó gạo chiếm từ 50%-60% doanh số xuất khẩu của chi nhánh, tập trung chủ yếu vào Tổng công ty lương thực Miền Nam và các công ty lương thực thành viên, cao su tập trung vào Tập đồn cao su Việt Nam và các cơng ty cao su thành viên. Về mặt hàng nhập, năm 2007-2008 chủ yếu là xăng dầu và phân bón, tập trung chủ yếu ở Tổng công ty dầu Việt nam, Tổng cơng ty phân đạm và hố chất dầu khí, nhưng sang 2009 việc nhập khẩu hai mặt hàng này giảm do sự ra đời của Nhà máy lọc dầu Dung quất và Nhà máy đạm Phú Mỹ, vì vậy đã ảnh hưởng mạnh đến doanh số hàng nhập. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Agribank Sài Gòn còn đơn điệu , chỉ tập trung vào một số mặt hàng . Khách hàng cũng tập trung vào các công ty lớn như Tổng công ty dầu Việt nam, Tổng cơng ty phân đạm và hố chất dầu khí, Tập địan cao su Việt Nam và các cơng ty cao su thành viên, Tổng công ty lương thực Miền Nam… nên đã làm bình diện chung hoạt động TTQT có năm giảm về số món nhưng tăng về doanh số (năm 2007-2008). Điều đó cũng cho thấy họat động TTQT của Agribank Sài Gòn phụ thuộc rất lớn vào các cơng ty này, do đó việc chăm sóc khách hàng trong giai đọan cạnh tranh hiện nay là rất khó khăn, chỉ cần một cơng ty lớn khơng cịn quan hệ thanh toán coi như doanh số hoạt động TTQT sẽ giảm hẳn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)