Thành lập quỹ hạ tầng đô thị hỗ trợ cho các dự án hợp tác công tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chia sẻ rủi ro về đầu tư cơ sở hạ tầng ở việt nam thông qua hình thức hợp tác nhà nước tư nhân (Trang 84)

3.3 Những giải pháp tăng cường chia sẻ rủi ro trong mơ hình hợp tác nhà nướ c– tư

3.3.6 Thành lập quỹ hạ tầng đô thị hỗ trợ cho các dự án hợp tác công tư

Một giải pháp nữa để tăng cường năng lực tài chính của các nhà đầu tư đó là khuyến khích việc tạo lập các quỹ hạ tầng. Quỹ hạ tầng đơ thị do Nhà nước (Bộ Tài chính) và khu vực tư nhân (các Tập đồn, Tổng cơng ty, Doanh nghiệp tư nhân) cùng lập dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần, có mục đích là huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức có nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng; hut hút nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong dân chúng thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và cho các Doanh nghiệp dự án vay lại;

Lợi nhuận từ hoạt động của quỹ sẽ được phân phối cho các cổ đơng. Quỹ có thể được quản lý và điều hành bởi các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp (có thể

thuê chuyên gia nước ngồi). Để khuyến khích việc tạo lập các quỹnày, nhà nước

cần xây dựng các quy định về pháp lý, cơ chế hoạt động đặc thù của quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng; cần có những ưu đãi nhất định như sử dụng các ưu đãi về thuế thu nhập

doanh nghiệp, thuế thu nhập các nhân... Bên cạnh đó, quỹ này có thể liên kết huy

động vốn từ các tổ chức như các công ty bảo hiểm, các quỹ tài chính… để cho

doanh nghiệp dự án vay lại.

Các địa phương có thể thành lập các công ty đầu tư phát triển hạ tầng ( như mơ hình Cơng ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh – CII) để làm đầu mối thu hút vốn (có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường chứng khoán) đầu tư cơ sở hạ tầng.

3.3.7 Rút ngắn thời gian đàm phán hợp đồng PPP

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối tác tư nhân thường phải đàm

phán hợp đồng mất rất nhiều thời gian, kéo dài qua nhiều năm dẫn đến dự án chậm

được triển khai. Để giải quyết vấn đề này, nên chuẩn bị tốt về mặt số liệu tài chính, các điều khoản của hợp đồng, sự trao đổi thông tin và thỏa thuận hợp lý trên nguyễn

tắc: “đơi bên cùng có lợi, chia sẻ lợi nhuận và chia sẻ rủi ro” giữa các bên là vấn

đề quan trọng để rút ngắn thời gian đàm phán hợp đồng. (ví dụ: dự án thành cơng

nhất về điện là nhà máy BOT Phú Mỹ 2.2 chủ đầu tư là Công ty điện lực Pháp cùng

76

khoản: điều chỉnh giá bán điện cho EVN).

3.2.8 Tăng cường chức năng quản lý thực hiện hợp đồng PPP của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Quản lý hợp đồng bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý, giám sát thực hiện các nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ khi ký kết hợp đồng dự án

cho đến khi kết thúc hợp đồng, để đảm bảo nhà đầu tư thực hiện đúng các nghĩa vụ

trong hợp đồng hoặc để đàm phán lại hợp đồng trong trường hợp một trong hai bên tự phát hiện ra mình khơng có khả năng thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp

đồng.

Để đảm bảo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thực hiện tốt

chức năng này, nhà nước cần quy định rõ trong Luật các quyền hạn và biện pháp cần thiết như yêu cầu các doanh nghiệp dự án phải có trách nhiệm lập báo cáo

nghiên cứu khả thi và phân tích “Giá trị đồng tiền” của dự án báo cáo trước cơ quan

nhà nước có thẩm quyền về tình hình quản lý, hoạt động của doanh nghiệp dự án,

chất lượng của cơng trình dự án, chất lượng dịch vụ được cung cấp, cũng như cho

phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cử đại điện tới thanh tra, kiểm tra các

tài liệu của doanh nghiệp dự án.

Ngoài ra, các doanh nghiệp dự án cũng cần được yêu cầu phải công bố các báo cáo tài chính. Những quy định này sẽ làm cho các dự án PPP trở nên minh bạch hơn. Người dân cũng như người sử dụng sản phẩm của dự án phải có quyền biết được lợi ích của mình có được nhà nước bảo vệ hay không. Quy định này cũng sẽ hấp dẫn thêm các nhà đầu tư khi họ biết rằng các dự án PPP đem lại hiệu quả tài

chính cho các nhà đầu tư.

Tóm lại, bên cạnh các kiến nghị chia sẻ và hạn chế rủi ro về giải phóng

mặt bằng, rủi ro về nhu cầu, rủi ro về tài chính là những rủi ro quan trọng ảnh hưởng lớn đến dự án đầu tư cơng, thì trong dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP còn gặp phải rủi ro về thiết kế và xây dựng, rủi ro này có thể được khắc phục thông

qua đối tác thứ ba là đấu thầu rộng rài và minh bạch để lựa chọn đơn vị thiết kế, lập

77

công nghệ ... để thực hiện dự án, có thể thuê các đơn vị tư vấn, thiết kế, xây dựng

nước ngoài. Rủi ro về kinh tế vĩ mơ có thể được chia sẻ và hạn chế thông qua sự chủ động của các đối tác nhà nước, tư nhân khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải tính tốn các trường hợp hay các biến động các yếu tố về kinh tế vĩ mơ (có thể chậy mơ

hình) như: lạm phát, suy thoái kinh tế... để đưa ra các tỷ suất đầu tư phù hợp và tăng tính khả thi cho dự án, tăng tính chủ động (khơng bị bất ngờ) khi các tình huống rủi ro xảy ra. Cuối cùng rủi ro về điều kiện bất khả kháng được chia sẻ và hạn chế thông qua sử dụng dịch vụ bảo hiểm.

Kết luận:

Trên đây, tác giả đã đề cập thực trạng và phân tích các nguyên nhân dẫn đến

các rủi ro của nhiều dự án BOT và các thỏa thuận tương tự về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Thơng qua đó, tác giả đưa ra một vài khuyến nghị, giải pháp để chia

sẻ rủi ro và thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác nhà nước tư nhân. Tuy nhiên, để hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế cho chương trình hợp tác Nhà nước – Tư nhân, Nhà nước vẫn còn rất

nhiều việc phải làm, trong đó nhiều giải pháp đề xuất trong bài viết này mới chỉ mang tính chất góp ý, cần đi sâu nghiên cứu tiếp để có thể triển khai chi tiết.

Kết thúc bài luận văn này, tác giả chỉ muốn nhấn mạnh một điều, Hợp tác

Nhà nước – Tư nhân là hướng đi đúng đắn để phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Đây

là một chương trình lớn, địi hỏi những nỗ lực của nhà nước để xây dựng khung thể chế, chính sách và pháp lý phù hợp. Nếu được thực hiện tốt, chương trình này sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho toàn xã hội.

Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo:

Qua nghiên cứu, tác giả đã nêu lên và làm rõ một số những rủi ro thường xảy ra trong đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT và các thỏa thuận tương tự ở Việt Nam hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu này, có thể mở rộng nghiên cứu hơn

thông qua thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát từ các chuyên gia chính sách, chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp, tư nhân đã tham gia hoặc đang nghiên cứu tham gia mơ hình hợp tác nhà nước tư nhân về đầu tư cơ sở hạ tầng, để sử dụng

78

phương pháp định lượng xác định các rủi ro và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đến

dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Qua đó, đưa ra các biện pháp xây dựng cơ chế chia sẻ và giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia hợp tác công tư .

79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. PGS.TS Sử Đình Thành – TS. Bùi Thị Mai Hoa, Lý thuyết Tài chính cơng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

2. TS. Nguyễn Hồng Thắng – TS. Nguyễn Thị Huyền (2010). Giáo trình thẩm định

dự án đầu tư khu vực cơng. Nhà xuất bản Thống kê, 8.

3. TS. Nguyễn Hồng Thắng – TS. Nguyễn Thị Huyền (2011). Tài chính cơng: Phần

III: Phương thức soạn lập ngân sách theo khn khổ chi tiêu trung hạn

MTEF, Giáo trình Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 12,65.

4. TS.Nguyễn Minh Kiều (2006). Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 61.

5. TS. Vương Tấn Đức (2004), Thực hiện theo phương thức PPP ( Nhà nước và

nhân dân cùng làm): Đưa ra các phương thức lựa chọn PPP. Hội thảo về

PPP tháng 4/2004.

6. TS. Trần Kim Chung, Ths. Đinh Trọng Thắng (2011). Đầu tư công: Những vấn

đề đặt ra, Báo cáo Nâng cáo hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam, Viện

nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

7. PGS.TS.Lê Chi Mai (2011). Đầu tư cơng: Những thách thức phía trước, Tạp chí Tài chính, số 6-2011.

8. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2005 của Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị các

nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tháng 12/2004: Quản lý và điều

hành; 103-106.

9. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2007 của Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị các

nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tháng 12/2006: Việt Nam

hướng đến tầm cao mới; 65-67 (Phát triển khu vực tư nhân; cơ sở hạ tầng).

10. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2009 của Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị các

nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tháng 12/2008: Huy động và sử

dụng vốn

80

dựng cơng trình. Phụ lục 01, 50.

12. ADB (2010). Public - Private Partnerships – Hợp tác công - tư, 1.

Tiếng Anh

13. Alma D. Porciuncula (2009). Philippine Water Revolving Fund, USAID

Program, 4-5

14. Brealey and Myers, Richard Stanton (2000). Principles of Corporate Finance,

99-134

15. Berg, Sanford (2001). Infrastructure Regulation: Risk, Return, and Performance. Global Utilities 1: 3–10. Public Utility Research Center,

University of Florida.

16. Darrin Grimsey (2007). Description of Public Private Partnerships, 135-137 17. Dirk Willem te Velde, Michael Warner (2007). Use of subsidies by Development

Finance Institutions in the infrastructure sector: 1- 4

18. Glenn P.Jenkins and Arnold C.Harberger (2011), Cost– benefit analysis for investment decisions, 9-11.

19. Jay-Hyung Kim (2010). Global Financial Crisis and Fiscal Implications of PPPs

in Korea, 2,13 – 17.

20. Micheal Spackman (2002). Public–private partnerships: lessons from the British

approach Purchase, 16-23

21. Richard Hemming (2006). Public-Private Partnerships, Government Guarantees, and Fiscal Risk: 4-20.

22. Van der Geest and Nuner – Ferrer (2011), ADBI working, 281

23. Sowaribi Tolofari (2005), Policy futures in Education, Volume 3, Number1 24. Quiggin, John (2004). Risk, PPPs and the Public Sector Comparator: Australian

Accounting Review, 84.

25. OGC (2008).Publishes guidance on addressing social issues through public procurement, 5

81

Value for Money: 3, 47-79; 93-108

27. OECD (2010).Dedicated Public-Private Partnership Units A Survey of

Institutional and Government Ance Structures, 21

28. JETRO (Japan External Trade Organization) (2010). Public Private Partnerships

in Australia and Japan: Facilitating Private Sector; 6.

29. Republic of Indonesia (2010). PUBLIC PRIVATE PARTNERSHIP (PPP) INVESTOR’S GUIDE, Page 13

30. Dictionary of political economy; Oxford University, UK; 1996, 2003, Page6. 31. Government of India Ministry of Finance Department (2007). Model

82

Phụ lục 1: Lập báo cáo ngân lưu dự án đầu tư Cầu Phú Mỹ

Bảng PL – 1.1 Các thông số dự án Cầu Phú Mỹ

Nội dung Đvt Số tiền

Đầu tư tỷ đồng 2,077.5

Vốn chủ sở hữu tỷ đồng 426.0

Vốn vay trong nước tỷ đồng 332.0

Vốn vay nước ngoài tỷ đồng 1,319.5

Bảng PL-1.2 Mức chi phí sử dụng vốn và vận hành dự án Khoản mục chi phí Đơn vị

tính Mức phí Thời gian 1 – Chi phí sử dụng vốn

+ Chi phí sử dụng vốn (Cổ tức định mức) %/năm 12.0% 26 năm

+ Lãi suất vốn vay trong nước %/năm 19.0% 10 năm

+ Lãi suất vốn vay nước ngoài %/năm 3.0% 10 năm

2 – Chi phí quản lý, vận hành dự án %/Doanh

thu 8.8% 26 năm

3 – Chi phí duy tu, bảo dưỡng Cầu %/Doanh

83

Bảng PL-1.3 Lưu lượng xe và Mức giá thu phí hiện hữu Cầu Phú Mỹ

STT Loại xe Số lượng xe/ngày đêm (dự kiến) Vé lượt (đồng) Vé tháng (đồng) 1 Xe lam, Xe taxi 2.000 – 4.000 10.000 300.000

2 Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi, xe

tải dưới 2T, xe bus 8.000 – 10.000 15.000 450.000

3 Xe ô tô từ 12 - 30 chỗ, xe tải

từ 2 T đến dưới 4T 8.000 – 10.000 22.000 660.000

4

Xe ô tô từ 31 đến 50 chỗ ngồi, xe tải từ 4T đến dưới 15T, xe container 20Ft

8.000 – 10.000 40.000 1.200.000

5

Xe ô tô trên 50 chổ ngồi, xe tải trên 15T, xe container 40Ft

4.000 – 6.000 80.000 2.400.000

Cộng 30.000 – 40.000

Bảng PL-1.4 Dự kiến doanh thu dự án và tỷ lệ xe tăng hàng năm Cầu Phú Mỹ Doanh thu Bình quân

ngày Đvt

Bình quân

năm Đvt

Doanh thu năm thứ nhất

(2010) theo dự kiến 960.00

triệu

đồng/ngày 345,60

tỷ

đồng/năm Doanh thu năm thứ nhất

(2010) theo thực tế 470.00 triệu đồng/ngày 171,80 tỷ đồng/năm Tỷ lệ xe tăng hàng năm 2010-2015 2016-2025 2026-2036 2036 - 2.0% 3.0% 3.0% 0.0%

84

Bảng PL-1.5 Lịch trả nợ vay của dự án Cầu Phú Mỹ,với lưu lượng 15.000 xe/ngày (bằng 50% so với dự toán báo cáo khả thi)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 …….. 2019

Tiền vốn vay đầu năm 0.0 578.0 1,156.1 1,486.4 1,651.5 1,486.4 1,321.2 1,156.1 ……… 165.2

+ Vay trong nước 0.0 116.2 232.4 298.8 332.0 298.8 265.6 232.4 ………. 33.2

+ Vay nước ngoài 0.0 461.8 923.7 1,187.6 1,319.5 1,187.6 1,055.6 923.7 ………. 132.0

Tiền lãi phát sinh trong năm 0.0 35.9 71.9 92.4 102.7 92.4 82.1 71.9 ……… 10.3

+ Vay trong nước 0.0 22.1 44.2 56.8 63.1 56.8 50.5 44.2 ………. 6.3

+ Vay nước ngoài 0.0 13.9 27.7 35.6 39.6 35.6 31.7 27.7 ………. 4.0

Trả nợ gốc 0.0 0.0 0.0 0.0 165.2 165.2 165.2 165.2 ……… 165.2

+ Vay trong nước 0.0 0.0 0.0 0.0 33.20 33.20 33.20 33.20 ………. 33.2

+ Vay nước ngoài 0.0 0.0 0.0 0.0 131.95 131.95 131.95 131.95 ………. 132.0

Tổng số tiền trả nợ 0.0 35.9 71.9 92.4 267.8 257.5 247.3 237.0 ……… 175.4

+ Vay trong nước 0.0 22.1 44.2 56.8 96.3 90.0 83.7 77.4 ………. 39.5

+ Vay nước ngoài 0.0 13.9 27.7 35.6 171.5 167.6 163.6 159.7 ………. 135.9

Vay trong năm 578.0 578.0 330.3 165.2 0.0 0.0 0.0 0.0 ……… 0.0

+ Vay trong nước 116.2 116.2 66.4 33.2 0.0 ……….

+ Vay nước ngoài 461.8 461.8 263.9 132.0 0.0 ……….

Tiền vốn vay vào cuối năm 578.0 1,156.1 1,486.4 1,651.5 1,486.4 1,321.2 1,156.1 990.9 ……… 0.0

+ Vay trong nước 116.2 232.4 298.8 332.0 298.8 265.6 232.4 199.2 ………. 0.0

85

Bảng PL-1.6 Báo cáo thu nhập của dự án Cầu Phú Mỹ,với lưu lượng 15.000 xe/ngày (bằng 50% so với dự toán báo cáo khả thi)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 .......... 2036

Doanh thu 0.0 0.0 0.0 0.0 171.8 175.2 178.7 182.3 ........... 352.9

Chi phí hoạt động (-) 0.0 0.0 0.0 0.0 15.1 15.4 15.7 16.0 ........... 31.1

Chi phí bảo dưỡng (-) 0.0 0.0 0.0 0.0 3.4 3.5 3.6 3.6 ........... 7.1

Chi phí khấu hao 0.0 0.0 0.0 0.0 79.9 79.9 79.9 79.9 ........... 79.9

Chi phí lãi vay 0.0 35.9 71.9 92.4 102.7 92.4 82.1 71.9 ........... 0.0

Lợi nhuận trước thuế (EBT) 0.0 -35.9 -71.9 -92.4 -29.3 -16.0 -2.6 10.9 .......... 234.8

Chuyển lỗ sang năm sau 0.0 0.0 -35.9 -107.8 -200.2 -229.5 -245.5 -248.1 ........... 0.0

Thuế thu nhập công ty 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 2.7 ........... 58.7

86

Phụ lục 2: So sánh hình thức hợp đồng BOT và PPP; mơ hình đề xuất thực hiện dự án PPP

Bảng PL – 2.1 So sánh sự khác nhau về khuôn khổ pháp lý giữa hình thức BOT theo Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chia sẻ rủi ro về đầu tư cơ sở hạ tầng ở việt nam thông qua hình thức hợp tác nhà nước tư nhân (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)