Bảng 2.4: Bảng thống kê sự thay đổi của lưu lượng xe tải của dự án Cầu Phú Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chia sẻ rủi ro về đầu tư cơ sở hạ tầng ở việt nam thông qua hình thức hợp tác nhà nước tư nhân (Trang 62 - 64)

tốn phải hạn chế xe tải lưu thơng trên các tuyến đường Xa lộ Hà Nội và tỉnh lộ 25B trên thì mới thu đủ phí hồn vốn cho cầu Phú Mỹ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh thành phố chưa ban

hành quy định cấm xe tải lưu thơng qua cầu Sài Gịn và buộc phải đi qua cầu Phú

Mỹ, với lý do : “nếu thực hiện sẽ gây nguy cơ ách tắc cho liên tỉnh lộ 25B, gây thiệt

hại cho cảng Tân Cảng và Cát Lái”, dẫn đến lượng phương tiện xe tải lưu thông qua

cầu Phú Mỹ không đạt được theo dự toán. (Xem Bảng 2.4)

Bảng 2.4: Bảng thống kê sự thay đổi của lưu lượng xe tải của dự án Cầu Phú Mỹ dự án Cầu Phú Mỹ

Loại xe

Lưu lượng xe tải

theo dự toán báo

cáo khả thi

(lượt xe/ ngày đêm)

Lưu lượng xe tải

sau khi dự án đi

vào hoạt động

(lượt xe/ ngày đêm) Chênh lệch (lượt xe/ ngày đêm) Xe lam, Xe taxi 2,500 1,800 -700

Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi, xe

tải dưới 2T, xe bus 7,500 3,500 -4,000

Xe ô tô từ 12 - 30 chỗ, xe tải từ 2 T đến dưới 4T 6,000 2,400 -3,600 Xe ô tô từ 31 đến 50 chỗ ngồi, xe tải từ 4T đến dưới 15T, xe container 20Ft 7,800 5,500 -2,300

Xe ô tô trên 50 chổ ngồi, xe tải

trên 15T, xe container 40Ft 4,200 1,800 -2,400

Cộng 28,000 15,000 -13,000

Vậy nếu lấy bình quân tiền thu một xe tải lưu thông qua cầu với mức: 32.000

đồng/xe/lượt ngày đêm thì với số lượng xe tải chênh lệch thiếu 13.000 lượt xe tải ngày (dự

tóan: 28.000 xe, thực tế 15.000 xe) thì số tiền phí thu xe tải thiếu hụt so với dự tốn ban đầu là: 8,58 tỷ đồng/tháng , nên phí thu được khơng thể đủ để trả nợ vốn vay.

54

Dự án Nhà máy nước Đồng Tâm - Tiền Giang: được ký kết giữa UBND

Tỉnh Tiền Giang và Công ty cổ phần BOO nước Đồng Tâm theo hình thức BOO (xây dựng – sở hữu – vận hành) theo hợp đồng số 41/HĐ-BOO ngày 5/11/2007, với tổng mức đầu tư 1.412 tỷ đồng, có nhiệm vụ cung cấp nước cho các cụm công

nghiệp ( Khu công nghiệp Mỹ Tho quy mô 178 ha) và phát triển các khu dân cư mới

ở các huyện phía Đơng của tỉnh Tiền Giang; với công suất 90.000m3/ngày.

Theo mục 1.1, điều 1 của hợp đồng BOO: “Ngay sau khi dự án hoàn thành, UBDN tỉnh Tiền Giang bảo đảm rằng Công ty Cấp thoát nước Tiền Giang sẽ tiếp nhận toàn bộ khối lượng nước sạch do Công ty BOO cung cấp thông qua hợp đồng mua bán sỉ nước sạch giữa Công ty BOO và Cơng ty Cấp thốt nước Tiền Giang với tiến độ cấp nước: Giai đoạn 1: năm thứ 1 đến năm thứ 4 vận hành nhà máy sẽ cung cấp 25.000m3/ngày; Giai đoạn 2: năm thứ 5 đến năm thứ 8 vận hành nhà máy sẽ

cung cấp 50.000m3/ngày; Giai đoạn 3: từ năm thứ 8 đến năm thứ 20 cung cấp:

90.000m3/ngày và dự kiến ngày cấp nước đầu tiên là 01/08/2010.

Tuy nhiên, đến nay do chưa hoàn thiện hệ thống ống dẫn nước cấp 2 và hầu

hết dự án đầu tư vào các khu cơng nghiệp phía đơng của tỉnh Tiền Giang đều bị treo, số dự án đầu tư vào khu cơng nghiệp phía Đơng của tỉnh Tiền Giang còn hạn chế

chưa được 35% diện tích khu công nghiệp; dẫn đến nhu cầu sử dụng nước không được như thiết kế ban đầu. Hiện nay, nhà máy nước Đồng Tâm mới được UBND

Tỉnh Tiền Giang cho đấu nối đường ống cấp nước của nhà máy vào hệ thống cấp

nước của Cơng ty Cấp thốt nước Tiền Giang để cung cấp nước sạch cho thành phố

Mỹ Tho với mức cung cấp hạn chế là: 18.000m3/ ngày, nhưng lại không giải được bài tốn về giá vì người dân đang sử dụng nước sinh hoạt với đơn giá bình quân là

5.086 đồng/m3, trong khi giá bán sỉ của nhà máy nước Đồng Tâm là 8.000 đồng/m3

(mức giá này mới đủ bù chi phí vận hành, chưa có lợi nhuận). Những khó khăn trên dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, doanh thu không đảm bảo, các nhà đầu tư xin rút vốn và đang đề nghị UBND Tỉnh Tiền Giang mua lại cổ phần của các cổ đông tại TP Hồ Chí Minh tại nhà máy nước Đồng Tâm. ( Ngày 25/04/2011 UBND tỉnh Tiền Giang

55

mức chi phí 300 tỷ đồng và lãi suất 15,7%/năm tính từ năm 2007 đến 2010, bằng

ngân sách tỉnh).

Rủi ro về tài chính

Dự án Cầu Rạch Chiếc: do Cơng ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ

Chí Minh (CII) làm chủ đầu tư với Tổng mức đầu tư là: 921,273 tỷ đồng; trong đó: Vốn tự có: 184,255 tỷ đồng (20% tổng mức đầu tư, chi phí bảo tồn vốn: 12%/năm); Vốn vay: 737,019 tỷ đồng với thời gian vay 15 năm, ân hạn trả gốc 7 năm, lãi suất vay dài hạn: 15,6%/năm (tương ứng 1,3%/tháng) số tiền lãi phát sinh theo tiến độ ứng vốn

đến hết năm 2013 là 307,273 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền ứng vốn: 614 tỷ đồng (Xem

Bảng 2.5) phải được đầu tư trong 6 năm và khơng có nguồn thu hồi trong gian đoạn này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chia sẻ rủi ro về đầu tư cơ sở hạ tầng ở việt nam thông qua hình thức hợp tác nhà nước tư nhân (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)